Quan sát hình vẽ và so sánh chiều dài 2 đoạn thẳng và 2 người trong từng hình sau?
ĐO CHIỀU DÀI
Tiết 8,Bài 4 :
I. ĐƠN VỊ VÀ DỤNG CỤ ĐO CHIỀU DÀI
1. Cảm nhận và ước lượng chiều dài của vật
C1. Cảm nhận của em về chiều dài đoạn thẳng AB so với chiều dài đoạn thẳng CD trong hình 4.1 như thế nào?
C2. Hãy ước lượng chiều dài hai đoạn thẳng đó. Muốn biết kết quả ước lượng có chính xác không ta phải làm như thế nào?
2. Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài
1,25m = .................dm
b. 0,1dm = ..............mm
c. .................mm = 0,1m
d. ................cm = 0,5dm
2. Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài
Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là metre, kí hiệu là m.
Tivi lớn nhất thế giới có màn hình 98 inch. Hãy tính chiều dài của tivi theo đơn vị cm?
3. Tìm hiểu về dụng cụ đo chiều dài
a: Kể tên các loại thước ở hình 4.1 a, b, c, d
Hình a
Hình c
Hình d
Hình 5.1
Thước kẻ
Thước dây
Thước cuộn
Thước kẹp
Hình b
C3a. Kể tên những loại thước đo chiều dài mà em biết.
Những dụng cụ đo chiều dài thông dụng: Thước dây, thước cuộn, thước mét, ...
C3b. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy?
Người ta sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau để thực hiện phép đo chiều dài của các vật được chính xác. Dựa vào chiều dài của vật cần đo để lựa chọn thước đo phù hợp. Ví dụ thước kẻ thường dùng để đo chiều dài của quyển sách, thước dây để đo chiều dài cánh cửa, thước kẹp đo đường kính của viên bị,...
b. Xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước
- GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước
- ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
b. Xác định GHĐ và ĐCNN của các thước sau:
a) GHĐ : 10cm
ĐCNN: 0,5cm
b) GHĐ : 10cm
ĐCNN: 0,1cm
c) GHĐ : 15cm
ĐCNN: 1cm
Đo chiều dài bàn học bằng thước cuộn
II. Thực hành đo chiều dài
1. Lựa chọn thước đo phù hợp
C4. Quan sát hình 4.3 cho biết đo chiều dài trong trường hợp nào nhanh và cho kết quả chính xác hơn? Tại sao?
Đo chiều dài bàn học bằng thướckẻ
Cách thực hiện phép đo ở hình a) là nhanh và cho kết quả chính xác hơn so với cách đo ở hình b) vì ở hình b) giới hạn đo của thước nhỏ hơn chiều dài của bàn.
2. Tìm hiểu các thao tác đúng khi đo chiều dài
C5. Quan sát hình 4.4 và cho biết cách đặt thước để đo chiều dài bút chì như thế nào là đúng?







Hình c) là đúng.
C6. Quan sát hình 4.5 và cho biết cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì như thế nào là đúng?











Hình c) là đúng.
C7. Quan sát hình 4.6 và cho biết kết quả đo chiều dài bút chì tương ứng ở các hình là bao nhiêu xentimét?










Hình a): 6,8 cm.
Hình b): 7,0 cm.
3. Đo chiều dài bằng thước
C8. Hãy đo chiều dài của bàn học và chiều dài của quyển sách Khoa học tự nhiên 6 của em. Sau đó hoàn thành theo mẫu bảng 4.2.
Bảng 4.2. Kết quả đo chiều dài
Khi đo chiều dài của một vật bằng thước, ta cần thực hiện các bước sau:
Bước I: Ước lượng chiều dài của vật cần đo.
Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
Bước 3: Đặt thước đo đúng cách.
Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo.
III: Luyện tập
* Hãy đo chiều dài đoạn thẳng AB và CD trong hình 4.1. Từ kết quả đo được em rút ra nhận xét gì?
- Thực hiện phép đo và đo được chiều dài đoạn thẳng AB và CD là bằng nhau và bằng 2,2 cm. Từ đó cho thấy rằng cảm nhận bằng giác quan của chúng ta về kích thước các vật có thể sai.
* Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật.
- Khi quan sát các cột đèn đường tại một ví trí nào đó trên đường ta thấy chiều cao của các cột đèn đường khác nhau, cột gần nhất cao nhất, cột xa nhất ngắn nhất.
Trong thực tế, chiều cao của các cột đèn đường là như nhau. Như vậy khi cảm nhận kích thước của một vật bằng giác quan thì có thể cảm nhận sai.
III: Luyện tập
Câu 1. Để đo độ dài của một vật, ta nên dùng
A. thước đo. B. gang bàn tay.
C. sợi dây. D. bàn chân.
Câu 2. Giới hạn đo của thước là
A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
C. độ dài lớn nhất ghi trên thước.
D. độ dài giữa hai vạch chia bất kỳ ghi trên thước.
Câu 3. Đơn vị dùng để đo chiều dài của một vật là
A. m2 B. m C. kg D. l.
Câu 4. Xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình




A. GHĐ 10cm ; ĐCNN 0 cm B. GHĐ 10cm ; ĐCNN 1cm.
C. GHĐ 10cm ; ĐCNN 0,5cm. D. GHĐ 10cm ; ĐCNN 1mm.
IV. Bài tập
Bài 2
Một thước thẳng có 101 vạch chia thành 100 khoảng đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 100 kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là:
A. GHĐ và ĐCNN là 100 cm và 1 cm.
C. GHĐ và ĐCNN là 100cm và 1 mm.
B. GHĐ và ĐCNN là 101 cm và 1 cm.
D. GHĐ và ĐCNN là 101 cm và 1 mm.
Đáp án: A
Bài 4
Hãy tìm cách đơn giản có thể đo gần đúng chiều dài quãng đường từ cổng trường vào lớp học của em.
Đáp án:
Cách để đo độ dài gần đúng quãng đường từ cổng trường đến lớp học:
Trước tiên, đo chiều dài của một bước chân.
Sau đó đi từ cổng trường vào lớp học, chú ý đi đều mỗi bước chân.
Rồi lấy số bước chân đi được từ cổng trưởng đến lớp học nhân với độ dài mỗi bước chân, ghi lại kết quả đo quãng đường từ cổng trường đến lớp học lần 1.
Đo lại lần 2 và lần 3 tương tự.
Độ dài quãng đường từ cổng trường đến lớp học = (kết quả đo lần 1+ kết quả đo lần 2+ kết quả đo lần 3) / 3
V: Hoạt động trải nghiệm
Chia lớp thành 4 góc
( học sinh được lựa chọn góc)
nguon VI OLET