BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐỊA LÍ
----------(((----------




GVHD: Th.S Trần Đức Minh
SVTH: Nguyễn Thị Bích Tuyền

TP.Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2010
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. Tổng quan về khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng 3
I.1. Khái niệm 3
I.2. Vị trí địa lý 3
I.3. Điều kiện tự nhiên 5
II. Các nguồn tài nguyên của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng 6
II.1. Tài nguyên khoáng sản 6
II.2. Tài nguyên biển 6
II.3. Tiềm năng du lịch 7
II.4. Đa dạng sinh học 8
II.4.1. Hệ động vật 8
II.4.1. Hệ thực vật 12
III. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học 24
IV. Vai trò 27
V. Biện pháp bảo tồn 32
V.1. Thực trạng công tác bảo tồn ở nước ta 32
V.2. Phương hướng bảo tồn chi tiết tại khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng 35
CHÚ THÍCH 39
LỜI KẾT 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

LỜI MỞ ĐẦU


Tổng quan về khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng
Khái niệm
Khu dự trữ sinh quyển: Theo định nghĩa của UNESCO, “khu dự trữ sinh quyển là những khu vực hệ sinh thái bờ biển và trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc sử dụng bền vững khu vực đó”.
Đất ngập nước: Theo công ước RAMSAR, “đất ngập nước là các vùng sinh lầy, than bùn hoặc vùng nước, tự nhiên hay nhân tạo, ngập nước thường xuyên hay định kỳ, nước chảy hay tù đọng, nước ngọt, lợ hoặc mặn, bao gồm cả những vùng biển có độ sâu không quá 6m so với mực thủy triều thấp nhất”.
Vị trí địa lý
Khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng (gọi tắt là khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng (red river delta biosphere reserve)) là một khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 2 tháng 12 năm 2004 gồm phần đất phía Nam vùng duyên hải Bắc Bộ nằm ở 2 cửa sông Hồng và sông Đáy. Đây là khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển thuộc 3 tỉnh châu thổ sông Hồng là Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.


Hình: Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng
Tổng diện tích của khu dự trữ sinh quyển này là lớn hơn 105.558 ha (năm 2004) và tính đến tháng 5/2010 là 137.261 ha (do hiện tượng bồi lắng của hệ thống sông nơi đây), trong đó hiện nay có 66.256 ha là đất liền ven biển, còn lại là mặt nước biển thuộc 25 xã của 5 huyện là Kim Sơn (Ninh Bình); Nghĩa Hưng, Giao Thủy (Nam Định); Tiền Hải, Thái Thụy (Thái Bình).
Theo thống kê năm 2004 vùng lõi có diện tích 14.167 ha tại địa bàn 2 huyện Giao Thủy và Tiền Hải, nơi có 2 khu bảo tồn đất ngập nước là Vườn quốc gia Xuân Thủy và khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải. Vùng đệm với diện tích 36.849 ha là vùng tiếp giáp với vùng lõi, thuộc địa giới hành chính của 5 huyện: Thái Thụy, Tiền Hải, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng, Kim Sơn. Vùng chuyển tiếp là 54.541 ha, còn được gọi là vùng phát triển bền vững, nơi cộng tác của các nhà khoa học, nhà quản lý và người dân địa phương. Số dân ở đây ước tính trên 128 ngàn người (2004).
Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng gồm 3 phân vùng riêng biệt, thuộc các cửa sông Đáy, cửa Ba Lạt (cửa sông Hồng) và cửa Thái Bình.
Vùng ven biển cửa sông Đáy nằm trên 7 xã thuộc huyện Kim Sơn và 6 xã thuộc huyện Nghĩa Hưng.
Vùng ven biển cửa Ba Lạt nằm trên 4 xã thuộc huyện Giao Thủy và 3 xã huyện Tiền Hải.
Vùng ven biển cửa Thái Bình nằm trên 5 xã thuộc huyện Thái Thụy
Đây là khu dự trữ sinh quyển liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á thực hiện dựa trên cơ chế đồng quản lý, có giá trị cao về bảo tồn đa dạng sinh học và mang lại nhiều cơ hội to lớn đối với phát triển kinh tế địa phương.
Tuy được UNESCO công nhận từ tháng 12/2004 nhưng
nguon VI OLET