Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia HN
--- Khoa Kinh tế phát triển---
BÀI GIẢNG MÔN HỌC

KINH TẾ VI MÔ



Chương 2
CẦU, CUNG, GIÁ CẢ
và Sự hoạt động của hệ thống thị trường
Nội dung chủ yếu của chương
CẦU, CUNG HÀNG HOÁ VÀ GIÁ CẢ CÂN BẰNG
PHÂN TÍCH CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG
PHÂN TÍCH CUNG
PHÂN TÍCH CẦU
1.1 PHÂN TÍCH CẦU
I. CẦU
Cầu là gì?
I. CẦU
1. Khái niệm
Cầu về một loại hàng hoá biểu thị những khối lượng hàng hoá mà người tiêu dùng mong muốn và sẵn sàng mua tương ứng với các mức giá xác định trong những điều kiện khác không đổi.
Lượng cầu là lượng hàng hoá mà người mua muốn mua và có khả năng mua ở một mức giá xác định
2. Biểu diễn cầu
40.000
20.000
10.000
5.000
0
1
2
3
Biểu cầu là tập hợp những lượng cầu khác nhau ở mỗi mức giá
Quy luật cầu
Nếu các điều kiện khác được giữ nguyên, không thay đổi, lượng cầu về một loại hàng hoá điển hình sẽ tăng lên khi mức giá của chính hàng hoá này hạ xuống và ngược lại
QD = f (P)
Trong trường hợp hàm cầu tuyến tính, hàm cầu được viết thành:
QD = b - aP hoặc ngược lại:
P = d- hQD
2. Biểu diễn cầu
Hàm số cầu là thể hiện cầu về một loại hàng hoá dưới dạng một phương trình đại số hay là cách biểu thị tương quan giữa lượng cầu và mức giá
2. Biểu diễn cầu
Đường cầu là đường mô tả quan hệ giữa các mức giá trên thị trường với những số lượng hàng hoá mà người mua muốn mua
Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
Giá của các hàng hoá liên quan
Hàng hoá thay thế
Hàng hoá bổ sung
Giá hàng hoá này tăng lên thì cầu của hàng hoá kia tăng lên
Giá hàng hoá này tăng lên thì cầu của hàng hoá kia giảm lên
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
Sự vận động dọc theo đường cầu: là sự thay đổi về lượng cầu gây nên do sự thay đổi của yếu tố nội sinh (giá hiện hành của chính hàng hoá dịch vụ đang phân tích).
Giá của hàng hoá đang xét
Sự vận động và dịch chuyển của đường cầu
Sự dịch chuyển đường cầu: là sự thay đổi về cầu gây nên do sự thay đổi của nhân tố ngoại sinh (yếu tố khác có liên quan) làm đường cầu dịch chuyển song song sang trái hoặc phải.
Hàm số cầu
Trong đó:
QDx,t: Lượng cầu đối với hàng hoá X trong thời gian t
Px,t: Giá hàng hoá X trong thời gian t
Yt: Thu nhập của người tiêu dùng trong thời gian t
Pr,t: Giá của hàng hoá có liên quan trong thời gian t
N: Dân số (hay số người tiêu dùng)
T: Thị hiếu (sở thích) của người tiêu dùng
E: Các kỳ vọng

QDx,t = f (Px,t, Yt, Pt,r, N, T, E)
II CUNG
Khái niệm

Cung về một loại hàng hoá cho ta biết số lượng hàng hoá mà người sản xuất sẵn sàng cung ứng và bán ra tương ứng với các mức giá khác nhau
Lượng Cung: (hay mức cung, số lượng được hàng hoá cung cấp – QS): Là số lượng hàng hoá xác định được đưa ra bán tại một mức giá xác định.
2. Biểu diễn cung
Biểu cung là tập hợp những lượng cung khác nhau ở mỗi mức giá của thị trường hàng hoá.
2. Quy luật cung
Nếu các điều kiện khác được giữ nguyên, lượng cung về một loại hàng hoá điển hình sẽ tăng lên khi mức giá của chính hàng hoá đó tăng lên và ngược lại.
QS = f (P)
Trong trường hợp hàm cung tuyến tính:
QS = cP + d (với c>0) hoặc ngược lại:
P = mQD + n (với c>0)
2. Biểu diễn cung
Hàm số cung là cách mô tả khái quát về mối quan hệ giữa lượng cung và mức giá về mặt định lượng
2. Biểu diễn cung
Đường cung là đường mô tả mối quan hệ giữa giá cả và những số lượng hàng hoá được đưa ra bán ở mỗi mức giá.
Sự vận động dọc theo và dịch chuyển cung
Sự vận động dọc theo đường cung: là sự thay đổi về lượng cung gây nên do sự thay đổi của yếu tố nội sinh (giá hiện hành của chính hàng hoá dịch vụ đang phân tích).
Sự dịch chuyển đường cung: là sự thay đổi về cung gây nên do sự thay đổi của nhân tố ngoại sinh (yếu tố khác có liên quan) làm đường cung dịch chuyển song song sang trái hoặc phải.
Sự vận động dọc theo và dịch chuyển cung
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung
Tổng kết
Hàm số cung
Trong đó:
QSx,t: Lượng cung đối với hàng hoá X trong thời gian t
Px,t: Giá hàng hoá X trong thời gian t
C: Chi phí sản xuất
Pi: Giá của các hàng hoá có liên quan
G: Chính sách của chính phủ
T: Công nghệ
E: Các kỳ vọng

QSx,t = f (Px,t, Pi, C, G, T, E)
III. CÂN BẰNG CẦU - CUNG
Cân bằng thị trường là một trạng thái trong đó giá cả và sản lượng giao dịch trên thị trường có khả năng tự ổn định, không chịu những áp lực buộc phải thay đổi.
III. CÂN BẰNG CẦU - CUNG
III. CÂN BẰNG CẦU - CUNG
Đặt QD = QS Hoặc PD = PS
III. CÂN BẰNG CẦU - CUNG
Bài tập 1
Có phương trình đường cung và cầu về hàng hóa X như sau:
Pd = 18 - 3Q và Ps = 6 + Q
Tìm điểm cân bằng của thị trường
Vai trò của giá cả
IV. SỰ THAY ĐỔI GIÁ CÂN BẰNG
Sự vận động và dịch chuyển đường cung
KẾT LUẬN
V. ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU
Khái niệm
Hệ số co dãn của cầu là đại lượng đo sự thay đổi của lượng cầu khi có sự thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng tới cầu và được tính bằng phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng tới cầu.
V. ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU
Có thể định lượng
Các loại độ co giãn của cầu
Độ co giãn của cầu theo giá
Độ co giãn của cầu theo giá của một loại hàng hoá cho biết mức độ thay đổi trong lượng cầu hàng hoá khi giá cả của nó thay đổi, trong khi các yếu tố có liên quan khác vẫn giữ nguyên. Nó được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cầu so với phần trăm thay đổi trong mức giá.
Độ co giãn của cầu theo giá
EDp = 0
EDp < 1
EDp > 1
EDp = 1
EDp = ∞,
cầu hoàn toàn không co dãn
cầu ít co dãn
cầu co dãn đơn vị
cầu co dãn tương đối
cầu hoàn toàn co dãn
P tăng
➢ Q không đổi
P tăng nhiều
➢ Q giảm ít
P tăng bao nhiêu
➢ Q giảm bấy nhiêu
P tăng ít
➢ Q giảm nhiều
P tăng
➢ Q = 0
P tăng
➢ TR tăng
P tăng
➢ TR tăng
P tăng
➢ TR không đồi
P tăng
➢ TR giảm
P tăng
➢ TR = 0
TR = P x Q
Độ co giãn của cầu theo giá
Hệ số co dãn của cầu theo giá phụ thuộc
Độ co giãn của cầu theo giá
Trên một đường cầu nhất định, hệ số co dãn cũng thay đổi tùy theo từng đoạn. Độ co dãn của cầu phụ thuộc không chỉ vào độ dốc của đường cầu mà còn phụ thuộc vào giá và lượng cầu.
Độ co giãn của cầu theo thu nhập
Độ co giãn của cầu theo thu nhập đo lường mức độ phản ứng của lượng cầu về một loại hàng hoá trước sự thay đổi của thu nhập trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Nó được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cầu và phần trăm thay đổi trong thu nhập.
Độ co giãn của cầu theo thu nhập
EDI > 1
EDI < 0
EDI = 0
1> EDI > 0
Hàng hóa thông thường
Hàng hóa thứ cấp
Hàng hóa độc lập với thu nhập
Hàng hóa thiết yếu
Hàng hóa xa xỉ
Độ co giãn của cầu theo giá chéo
Độ co giãn của cầu theo giá chéo đo lường phản ứng của cầu về một loại hàng hoá trước sự thay đổi trong giá cả của một loại hàng hoá khác. Độ co giãn của cầu về hàng hoá X theo giá của hàng hoá Y được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cầu về hàng hoá X và phần trăm thay đổi trong mức giá của hàng hoá Y, trong điều kiện các yếu tố khác là giữ nguyên.
Độ co giãn của cầu theo giá chéo
E DX,Y < 0
E DX,Y = 0
E DX,Y > 0
X và Y là 2 hàng hóa thay thế
X và Y là hai hàng hóa bổ sung
X và Y là 2 hàng hóa
độc lập
Phương pháp tính độ co dãn của cầu
Co dãn khoảng: là sự co dãn trên khoảng hữu hạn nào đó của đường cầu khi có sự thay đổi lớn và dời dạc của lượng cầu và các yếu tố ảnh hưởng
Co dãn của cầu theo giá
Ví dụ: Tính hệ số co dãn của cầu đối với giá xe máy, biết rằng giá xe Spacy ban đầu là 40,10 triệu đồng/ xe thì bán được 9950 xe. Khi giá giảm 0,2 triệu/xe thì bán thêm được 100 xe
Phương pháp tính độ co dãn của cầu
Co dãn khoảng của cầu theo thu nhập
Có số liệu điều tra về thu nhập bình quân của các viên chức 1 tháng và lượng cầu về Spacy trong hai thời kỳ sau:
Phương pháp tính độ co dãn của cầu
Co dãn khoảng chéo của cầu
Chúng ta có biểu số liệu về ô tô Matiz (PY) và lượng cầu về xe Dream ( QX) như sau: :
Phương pháp tính độ co dãn của cầu
Co dãn điểm: là độ co dãn tại một điểm của đường cầu. Về thực chất co dãn điểm cũng là co dãn khoảng (xét trong một khoảng lân cận rất nhỏ)
Co dãn của cầu theo giá
Ví dụ: Giả sử đường cầu xe máy Dream là P = 100 – 0,4Q. Tính độ co dãn của cầu tại điểm P = 25 và Q = 187,5
VI. ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG
Độ co giãn của cung theo giá của một loại hàng hoá biểu thị mức độ phản ứng của cung hàng hoá trước sự thay đổi trong mức giá hiện hành của chính hàng hoá đó, trong điều kiện các yếu tố khác được giữ nguyên. Nó được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cung và phần trăm thay đổi trong mức giá hàng hoá.
Về nguyên tắc, cách tính độ co giãn của cung theo giá không có gì đặc biệt so với cách tính các độ co giãn của cầu. Người ta cũng có thể tính độ co giãn này theo một cung hay khoảng giá cả cũng như tại một điểm giá cả

VII. MỘT VÀI ỨNG DỤNG VỀ PHÂN TÍCH CUNG – CẦU
Thuế và ảnh hưởng của thuế
Thuế và ảnh hưởng của thuế
Tính theo mỗi đơn vị hàng hoá, gánh nặng thuế mà người tiêu dùng phải chịu chính là ∆P=P2 -P1. Phần còn lại (T-∆P) mới là gánh nặng thuế mà người sản xuất thực sự phải chịu.
Bài tập 2
Có phương trình đường cung và cầu về hàng hóa X như sau:
Pd = 18 - 3Q và Ps = 6 + Q
Nếu chính phủ đánh thuế là 2$/sp
Nếu chính phủ muốn trợ giá 2$/sp
Tìm điểm cân bằng mới của thị trường
Vấn đề kiểm soát giá
Giá trần: là mức giá tối đa mà nhà nước buộc những người bán phải chấp hành.
Khi thiết lập mức giá trần, mục tiêu của nhà nước là bảo vệ những người tiêu dùng.
Vấn đề kiểm soát giá
Giá sàn: là mức giá tối thiểu mà nhà nước quy định. Trong trường hợp này, người mua không thể trả giá với mức giá thấp hơn giá sàn.
Khi định ra giá sàn về một loại hàng hoá, nhà nước muốn bảo vệ lợi ích của những người cung ứng hàng hoá.
Bài tập 3
Có phương trình đường cung và cầu về hàng hóa X như sau:
Pd = 18 - 3Q và Ps = 6 + Q
Nếu chính phủ đặt giá là 10 và cam kết mua hết hàng hóa dư thừa, Chính phủ phải chi bao nhiêu cho mỗi đơn vị hàng hóa?
HỌC LIỆU
Học liệu bắt buộc
Giáo trình kinh tế học vi mô. Chủ biên PGS.TS Phí Mạnh Hồng, Khoa Kinh tế – ĐHQGHN.
David Begg, S. Fisher, R. Dornbush. Kinh tế học, tập 1 – NXB Giáo dục Hà Nội, 1992.
Paul A. Samuelson &W.D. Nordhaus, Kinh tế học, tập 1 – NXB Giáo dục Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
Học liệu tham khảo
Pindyck & Rubinfeld, Kinh tế học vi mô, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội,1994.
Tạp chí nghiên cứu kinh tế số cuối hàng năm
Trân trọng cảm ơn
sự chú ý lắng nghe của các bạn!
nguon VI OLET