I. Mục đích- ý nghĩa.
1. Trại là hình thức hoạt động thích hợp với thanh thiếu niên. (Thanh thiếu niên thích giao lưu thông qua hoạt động tập thể, thích khám phá những điều mới lạ, gần gũi với thiên nhiên và vận dụng những hiểu biết của mình trong cuộc sống, lao động, sáng tạo). Trại đáp ứng được nhu cầu sở thích của thanh thiếu niên và nâng cao hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong hoạt động xã hội.
2. Trại là nơi thanh thiếu niên hoà nhập vào tập thể với các hình thức "học mà chơi, chơi mà học". Hoạt động của trại thường mang tính đồng đội cao, vì vậy rèn luyện được ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm của mỗi thành viên đối với cộng đồng, xây dựng được bầu không khí thân ái, đoàn kết gắn bó trong quá trình hoạt động ở trại và sau những ngày cắm trại.
3. Các tổ chức đoàn thể, trường học thường dùng các hình thức trại để tổ chức các cuộc liên hoan họp bạn, tổng kết mừng công, tập huấn chuyên đề...
II. Các loại hình tổ chức trại
1 -Trại du ngoạn: Thường gắn với các hoạt động tham quan, dã ngoại, picnic, thường tổ chức với mục đích là nghỉ ngơi, thư giãn.
2-Trại ngắn: tổ chức trong những khoảng thời gian từ 1 đến 2 ngày với mục đích để học tập, thay đổi không khí sinh hoạt hoặc tham gia công tác xã hội tại địa phương đó.
3-Trại tập huấn: Nhằm mục đích huấn luỵên cho thanh thiếu niên về chuyên môn, về kỹ năng nghiệp vụ công tác hoạt động.
4-Trại bay: Dùng cho những hoạt động dài ngày ở nhiều địa điểm khác nhau. Có nơi gọi là trại cơ động chỉ trò chơi cho thanh thiếu niên thực sự tháo vát, có sức khoẻ và giỏi về công tác hoạt động xã hội.
5-Trại hè: Thường tổ chức vào dịp hè gắn với các hoạt động vui chơi, biểu dương khen thưởng hoặc những sự kiện của địa phương, đơn vị.
6-Hội trại truyền thống: Nhằm giúp cho thanh thiếu niên nhận thức rõ hơn về truyền thống của Đảng, dân tộc, Đoàn, địa phương. Hội trại truyền thống thường được tổ chức vào những ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn là các sự kiện trọng đại khác.
7-Trại liên hoan họp bạn: Nhằm mục đích hội họp những người có cùng chung một sở thích, nhu cầu, ý tưởng, cùng lứa tuổi hay nghề nghiệp nhằm để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm.
A. Phương pháp tổ chức HộI trại
1. Chuẩn bị cho một hội trại
- Xác định mục tiêu và thời điểm tổ chức trại, đặc biệt loại trại, chủ đề của trại, quy mô trại, thành lập ban chỉ huy trại.
- Xây dựng kế hoạch chương trình chi tiết (Cần thảo luận và thống nhất trong tập thể)
- Làm việc với chính quyền địa phương hay lãnh đạo đơn vị nơi cắm trại.
- Thông báo chủ trương, kế hoạch, chương trình cho các đơn vị tham gia để xúc tiến các hoạt động chuẩn bị cho cuộc đi trại.
Trước ngày đi trại (hoặc khi khai mạc hội trại) cần họp ban chỉ huy trại để đánh giá tình hình chuẩn bị, bổ khuyết kịp thời những thiếu sót, đảm bảo cuộc đi trại (hội trại) diễn ra đúng kế hoạch, chương trình đã thống nhất.
2. Phương pháp xây dựng kế hoạch cho một cuộc cắm trại.
Kế hoạch gồm ba phần chính:
2.1. Phần thứ nhất: Xác định mục đích, yêu cầu cụ thể
2.2. Phần thứ hai: Xác định nội dung, biện pháp
- Chủ đề của trại
- Quy mô, thời gian và điạ điểm.
- Đối tượng, thành phần tham gia.
- Những nội dung diễn ra trong quá trình tổ chức hội trại
- Phương pháp thực hiện từng nội dung.
- Trách nhiệm của các đơn vị tham gia trại.
2.3. Phần thứ ba: công tác chỉ đạo thực hiện
- Phân công trách nhiệm cụ thể trong quá trình chuẩn bị và tổ chức thực hiện cho ban chỉ huy trại (từng tiểu ban và từng thành viên).
- Công tác chuẩn bị: tiến độ thời gian, yêu cầu đạt được của từng đơn vị tham gia.
- Căn cứ vào kế hoạch xây dựng chương trình chi tiết cho các hoạt động ở trại (kịch bản) từ đó phân công thực hiện khép kín.
- Để đảm bảo thống nhất trong quá trình thực hiện, các nội dung của trại cần thiết phải xây dựng nội dung và thể lệ các cuộc thi, hội thi (nếu có) và phổ biến trước cho các đơn vị, cá nhân tham gia trại.
4. Một số hoạt động cơ bản có thể tổ chức ở trại (hội trại)
Tuỳ theo loại trại, mục đích yêu cầu của trại mà đề ra những hoạt động thích hợp:
4.1. Các trò chơi tập thể
- Trò chơi lớn: Tổng hợp nhiều trò chơi với qui mô lớn, nhiều người chơi trong phạm vi địa bàn rộng, thời gian kéo dài (có sử dụng dấu đi đường, truyền tin, mật thư...)
- Các trò chơi dân gian.
- Các trò chơi nhỏ.
4.2. Các cuộc thi
- Thi dựng lều nhanh, trại đẹp.
- Thi truyên tin (morse, semapore).
- Thi thể thao, cờ tướng, cờ vua, cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, kéo co...
- Thi cắm hoa.
- Thi nấu ăn.
- Thi văn nghệ.
- Đồng diễn thể dục, võ thuật.
4.3. Múa hát tập thể.
Có thể sử dụng các màn đồng diễn hoặc các tiết mục theo từng đơn vị.
4.4. Các cuộc gặp gỡ giao lưu giữa các đơn vị.
4.5. Tham quan, viếng nghĩa trang.
Thăm quan các địa danh, khu di tích.
4.6. Các hoạt động nhân đạo, từ thiện.
4.7. Lửa trại: Tổ chức vào buổi tối với nhiều loại hình khác nhau.
5. Lập chương trình của một cuộc cắm trại (hội trại)
5.1. Tập kết đến địa điểm hội trại.
- Kiểm tra lại số lượng người tham gia, các dụng cụ mang theo.
- Ban chỉ huy chỉ dẫn địa điểm dựng trại cho các đơn vị
Có thể bắt đầu tập kết đến địa điểm thông qua trò chơi lớn, khi đến địa điểm dựng trại dùng mật thư hay truyền tin để chỉ dẫn cho các đơn vị vị trí dựng trại nhằm tạo không khí sôi động của trại ngay từ những hoạt động trên.
- Các đơn vị dựng lều trại và trang trí. Có thể tổ chức thi dựng lều nhanh giữa các đơn vị.
5.2. Khai mạc trại
- Tập trung trại viên, ổn định tổ chức
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu (Có thể có chào cờ)
- Trại trưởng đọc lời khai mạc.
- Phát biểu chào mừng (Nếu có).
- Các hoạt động phục vụ cho lễ khai mạc: thể dục, nhịp điệu, võ thuật, biểu diễn nghệ thuật.
- Kết thúc lễ khai mạc, các đại biểu đi thăm trại và chấm trại lần 1.
5.3. Các hoạt động trại: Tuỳ theo quy mô, thời gian và số lượng các đơn vị tham gia mà lựa chọn các hoạt động trại (ở mục 4) cho phù hợp.
5.4. Tổng kết, bế mạc
- Tập trung trại viên, ổn định tổ chức.
- Công bố kết quả, giải thưởng cho các cuộc thi
- Trại trưởng đánh giá kết quả của các đơn vị tham gia hoạt động và tuyên bố bế mạc.
- Hạ lệnh nhổ trại, thu dọn đồ đạc, làm vệ sinh khu vực cắm trại, hành quân ra về.
6. Một số kỹ năng phục vụ cho hoạt động trại
- Trại viên phải biết thực hiện các loại nút dây:
Nút kéo gỗ, thuyền chài, ghế đơn, số 8, nút dẹt, thợ dệt, nối dây câu, thòng lọng, sơn ca.
- Kỹ năng truyền tin:
+Truyền tin bằng Morse: dùng tay, dùng còi, dùng đèn pin.
+Truyền tin bằng tín hiệu Semaphore: dùng cờ theo quy định.
- Kỹ năng dịch mật thư, dấu đường: dạng Morse, dạng Semaphore, dạng chữ thay chữ, số thay chữ, dạng chuyển dịch vị trí, toạ độ, ẩn ngữ, các dấu đường thông dụng
V. Trang trí khu vực trại
1. Trang trí trại.
Trang trí trại phải đảm bảo theo chủ đề của hoạt động trại, phát huy khả năng và tính sáng tạo của các trại viên.
Trang trí trại bao gồm: Bên trong trại, sân, cổng. Những hội trại mang ý nghĩa giáo dục thì phần trang trí bên trong bắt buộc phải có cờ Tổ quốc, ảnh Bác.
Đối với lều trại chữ A thì phần trang trí được thực hiện cả ở 2 bên mái trại.
2. Cổng trại. Mội số mẫu cổng trại:
2. Cổng trại. Mội số mẫu cổng trại:
VI. Lửa trại
1. Mục đích- yêu cầu
Đêm lửa trại là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động cắm trại của thanh thiếu nhi. Đây là cơ hội để mọi người được giao lưu, học hỏi, tăng tình đoàn kết thân ái, giúp thanh thiếu nhi hăng say hơn trong học tập, lao động và rèn luyện.
Để làm được điều đó yêu cầu công tác chuẩn bị phải chu đáo, cẩn thận, các hoạt động phải mang tính giáo dục cao.
2. Nguyên tắc trong tổ chức lửa trại
- Lửa trại không phải buổi trình diễn văn nghệ sân khấu mà là cuộc họp mặt quanh lửa hồng của bạn bè vào các buổi tối.
- Lửa trại phải diễn ra ở ngoài trời, tránh nơi đông người hoặc nhiều người qua lại.
- Lửa trại là công việc chung cuối cùng trong ngày hoặc của đợt hoạt động.
- Là cơ hội để tạo điều kiện cho mọi người nghỉ ngơi, giao tiếp.
3. Tổ chức lửa trại
3.1. Thiết kế:
- Xác định mục đích, ý nghĩa của đêm lửa trại: Lửa trại diễn ra để làm gì? Phục vụ ai?
- Lựa chọn nội dung để thể hiện mục đích, ý nghĩa đêm lửa trại.
- Xác định lực lượng tổ chức, lực lượng tham gia.
- Xác định tiến độ triển khai và tập luyện.
- Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đạo cụ, giải thưởng.
3.2. Thời gian, địa điểm.
- Thời gian: Hoạt động lửa trại được tổ chức vào khi trời tối. Thời gian của lửa trại không quá 120phút.
- Địa điểm: Được tổ chức ngoài trời, nơi có diện tích rộng và bằng phẳng, phù hợp với số lượng người tham dự, đảm bảo an toàn về cháy nổ.
3.3. Điều khiển lửa trại:
Bên cạnh người dẫn chương trình của đêm lửa trại thì cần có các thành viên phụ trách các mảng việc:
- Quản lửa: Là người chuyên lo cho đống lửa cháy theo ý muốn và kỹ thuật lửa, khi xong có trách nhiệm tổ chức thu dọn .
- Quản ca: Hỗ trợ quản trò phụ trách gây không khí vui tươi ca hát, phối hợp với quản trò thực hiện các bài hát.
- Quản trò: Là người điều khiển chính của lửa trại, là người có tài tổ chức, diễn thuyết và điều khiển tổng hợp cao.
4. Các hình thức dùng trong đêm lửa trại
Trong đêm lửa trại thường có các loại hình:
- Hát múa gọi lửa.
- Hoạt cảnh Truyền thống.
- Văn nghệ.
- Hóa trang.
- Tiểu phẩm (Tuyên truyền, hài hước).
- Trò chơi.
- Quốc tế vũ.
Tuỳ theo từng chủ đề của lửa trại để chọn loại hình cho phù hợp.
5. Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho đêm lửa trại:
5.1- Trang trí khánh tiết:
- Sân khấu vừa đủ cho các hoạt động, không cao quá để thuận tiện cho việc giao lưu với các thành viên dự lửa trại.
- Âm thanh loa máy phải đảm bảo đủ âm lượng cho khu vực sân đốt lửa.
- ánh sáng: Có ánh sáng cho khu sân khấu và khu sân hoạt động phía dưới.
- Trang trí nên dùng nhiều màu sắc để tạo ấn tượng.
5.2. Củi- lửa:
- Củi: Tuỳ theo quy mô tổ chức mà chuẩn bị củi cho hợp lí (Số lượng củi từ 1 tạ trở lên). Nên chuẩn bị củi có nhiều loại: nhỏ, dễ cháy; to, cháy lâu..
- Dầu hoả: Từ 3 đến 5 lít (Để làm đuốc, mồi củi)
- Muối: từ 1 đến 3 kg (tạo sắc màu của lửa).
- Đuốc: Tùy theo thiết kế nhưng phải có ít nhất 1 cây đuốc cho thần Lửa.
(Có thể chuẩn bị thêm chuột lửa, dây thép (1li), bông.nếu sử dụng các cách đốt lửa khác).
- Trang phục của Thần lửa: Màu đỏ.
* Cách tạo ra màu lửa
- Làm lửa cháy rực: Ném vào lửa từng nắm rơm khô hay giấy cắt nhỏ.
- Lửa đỏ : Ném vào lửa ít muối hạt hay than nghiền nhuyễn.
- Lửa vàng: Ném vào nắm muối bột.
- Lửa xanh : Ném vào nắm giấy bạc trắng.
- Lửa toé: Ném vào nắm muối cục, hạt to.
- Lửa khói: Ném vào nắm lá tươi.
6. Chương trình đêm lửa trại.
Cách 1:
1.1. ổn định tổ chức:
2.1. Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
3.1. Khai mạc đêm lửa trại.
4.1. Thể hiện các nội dung đã chuẩn bị.
5.1. Hát múa gọi lửa, trò chơi, vũ quốc tế.
6.1. Phút lắng đọng, kết thúc.
Cách 2: Đổi 4.1 cho 5.1.
Lưu ý sau khi kết thúc đêm lửa trại phải bố trí lực lượng dọn đống lửa (Dùng nước để dập lửa) đề phòng hoả hoạn.
Sơ đồ đêm lửa trại
Đống củi
Sân khấu
Đại biểu
Đại biểu
Các trại viên
ngồi xung quanh
Đống củi ở trung tâm sân.
Sân khấu cách đống củi từ 7-10m. Các trại viên ngồi xung quanh đống củi (Mở chũ U) cách 5-7m.
Sử dụng chuột lửa
Đống củi
Chuột lửa làm bằng lon bia.
Khoen sắt để luồn
vào dây ròng rọc
Mồi bằng giẻ tẩm dầu
Dây ròng rọc bằng giây thép
Sân khấu
KỸ NĂNG
LỀU TRẠI
- Lều có nhiều công dụng trong hoạt động dã ngoại của thanh niên chúng ta nhất là phải sinh hoạt qua đêm. Lều là nhà, là nơi hội họp, sinh hoạt... Do đó, một mái lều được dựng nhanh, trang trí đẹp... cũng là một trong những nội dung không thể thiếu khi đi trại.
- Lều có nhiều hình dáng và kích thước khác nhau. Cách dựng lều cũng đa dạng, tùy thời gian và tính chất sử dụng, tạm chia thành 2 loại sau đây:
+ Lều đặc dụng: Gồm có các loại lều chữ thập đỏ, lều của các đoàn thám hiểm, các đoàn khảo sát địa chất... Các loại lều này cách dựng nó phải theo qui trình của người thiết kế.
+ Lều bạt: (hay còn gọi là lều chữ A) Thường có 2 mặt 2 cửa ra vào. Thời gian sử dụng ít ngày là nơi trú tạm cho nên lều phải thực hiện nhanh, mang vác gọn nhẹ, dễ tháo gỡ.
Trong hoạt động trại thì lều bạt là loại lều mà ta thường hay sử dụng nhất. Vậy chúng ta hãy thử tìm hiểu qui trình thực hiện lều bạt ra sao?
CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT CỦA LỀU BẠT VÀ CÔNG DỤNG CỦA NÓ:
1. Tấm lều (bạt):
- Chất liệu: vải, bạt nylon...
- Hình dáng: Hình chữ nhật hoặc hình vuông.
- Kích thước: Lớn hay nhỏ lệ thuộc số lượng người ở trong đó.
VD: 2m x 3m: Lều cá nhân
3m x 4m có thể ở từ 5 - 7 người.
4m x 6m có thể ở từ 8 - 10 người.
- Công dụng: Tạo thành 2 mái lều để che nắng, gió, mưa…

2. Tấm trải:
- Chất liệu: vải, nylon, chiếu, đệm, giấy (có thể do nhiều mảnh nhỏ ghép lại).
- Hình dáng: Tương đương với tấm lều.
- Công dụng: Dùng trải dưới đất để ngồi (tấm trải thường dễ quên nên tạo không ít khó khăn trong sinh hoạt).
3.Gậy:
Vật liệu: Có thể bằng sắt, nhôm, thép...
Nếu vùng đất trại có nhiều cây thì ta có thể tận dụng cây rừng ở đó thay cho gậy lều cũng được.
- Kích thước: Chiều cao của gậy lệ thuộc vào kích thước tấm lều, nếu tấm lều là 3m x 4m thì chiều cao của gậy phải từ 1m4  1m6, tấm lều 4m x 6m thì gậy phải từ 1m6  1m8.
- Công dụng: Cùng với tấm lều tạo không gian cần thiết cho việc trú ngụ, sinh hoạt trong lều.
4. Cọc lều:
- Vật liệu: Sắt, thép, nhôm, đinh, tre, gỗ... cọc lệ thuộc vào địa hình nơi dựng lều, cọc cũng có thể là 1 gốc cây, 1 cục đá, 1 rễ cây... mỗi lều bạt phải có từ 6 - 8 cọc.
- Hình dáng và kích thước: Có một đầu nhọn để đóng xuống đất, một đầu bằng để làm điểm tựa cho búa đóng, nếu đất có độ rắn cao thì mỗi cọc phải từ 20 - 30 cm, nếu độ rắn ít thì phải 30 - 40 cm, nếu là nền xi măng có thể sử dụng cọc bằng đinh 10 cm đến 15 cm. Nếu là cát nơi bãi biển nên dùng cọc gỗ dài hơn 50 cm hoặc có thể sử dụng cọc chùm (tức nhiều cọc đóng gần nhau rồi cột dây níu chúng lại với nhau để bảo đảm cho cọc chính được vững).
- Công dụng: Giữ cho lều được cố định trên các đầu gậy thông qua các dây lều.
5. Dây lều:
- Vật liệu: Dây dù, dây nylon, mũ, dây bố... thông thường hay sử dụng dây dù, nhưng dây phải có đủ độ bền, độ chịu lực cần thiết trong suốt thời gian sử dụng lều. Số lượng dây bằng số lượng cọc, nếu lều 3m x 4m phải có 2 dây cái (dây chính, mỗi dây dài từ 3m - 4m) và 4 dây con (dây phụ, mỗi dây 1m - 1m5).
- Công dụng: Cùng với cọc giữ cho tấm lều cố định trên các đầu gậy, cùng với cọc chỉnh các mái lều theo ý muốn.
6. Búa đóng:
Vật liệu: Có thể dùng búa gỗ (tự chế) nhưng nên dùng búa sắt có đầu tà dùng để đóng, một đầu bén dùng để chặt phát hoang, tạo cọc...

7. Cuốc xẻng:
Rất thiết thực khi đi trại như dọn đất trại, đào hố xí, hố nước, rãnh thoát nước, đấp nền trại... nên sử dụng cuốc đa dạng (vừa cuốc đất, vừa làm việc khác gọn nhẹ dễ mang, cất...).
 Tóm lại: Để quá trình dựng lều được nhanh, chắc, đẹp, bền và đúng kỹ thuật các bạn phải có ít nhất các vật dụng kể trên.
II. TRÌNH TỰ DỰNG VÀ THÁO LỀU:

Chọn đất:
- Nếu đất trại do Ban tổ chức trại qui định thì phải tự khắc phục những điểm hạn chế đã có như: vệ sinh, phát hoang, nhặt sỏi đá... trước khi dựng lều.
- Nếu đất trại do tự ta chọn thì nên chọn đất có các điểm thuận lợi sau:
Bằng phẳng, cao ráo, không kiến, sỏi, mảnh vụn.
Không quá gần cây cao (vì có thể có cành mục sẽ rơi, sét đánh...).
II. TRÌNH TỰ DỰNG VÀ THÁO LỀU:


Chọn đất:
Phải thoáng gió nếu hè hoặc kín gió nếu đông.
Gần nguồn nước sạch (tiện nấu ăn và sinh hoạt khác).
Gần lều Ban tổ chức, các lều bạn, sân sinh hoạt.
Phải có nơi tiện lợi cho việc bố trí hố xí, hố rác, nhà bếp...
II. TRÌNH TỰ DỰNG VÀ THÁO LỀU:

2. Chọn hướng lều:
Mỗi lều bạt có 2 cửa (nơi hướng đặt gậy và dây chính của lều) tuần tự hướng lều phải bố trí theo các hướng sau đây:
- Hướng của Ban tổ chức trại qui định.
- Hướng về phía cột cờ trại (nếu có).
- Hướng về lều của Ban tổ chức.
- Hướng về sân tập trung, sinh hoạt.
Nếu Ban tổ chức không qui định, thì cần chọn:
- Nên tránh gió (nếu mùa lạnh), đón gió (nếu mùa hè).
- Nên tránh nắng (mùa nóng), đón nắng (mùa đông).
II. TRÌNH TỰ DỰNG VÀ THÁO LỀU:


3. Dựng lều (trải lều, rãi gậy, đóng cọc, cột dây, dựng lều)
- Trải lều: Trải phải thật phẳng, có tính đến hướng lều, xem kỹ mái lều mặt trái.
Rãi gậy: Gậy được đặt ở hai đầu hướng vào lều và vuông góc với mép lều (lưu ý chiều dài của gậy cũng bằng chiều dài của khoảng cách từ chân gậy đến cọc đầu lều).
II. TRÌNH TỰ DỰNG VÀ THÁO LỀU:

- Đóng cọc: Các cọc phải được đóng cùng lúc. Đầu tiên là cọc ở hai đầu lều (tức cọc để cột dây chính) kế đến là các cọc phụ còn lại ở 4 góc lều. Tùy theo cách dựng mà mái lều có thể cao hoặc thấp lệ thuộc vào khoảng cách đóng cọc phụ xa hay gần mép lều, các cọc phụ phải đối xứng với nhau thông qua tấm lều. Các cọc cần đóng xiên theo chiều ngược lại với lều để khi dựng lều xong các dây lều sẽ phải vuông góc với các cọc. Lúc này chỉ đóng cọc tạm khoảng 2/3 cọc
- Cột dây:
Các nút dây tiếp xúc với lều nên cột bằng các kiểu nút: thòng lọng, thuyền chài, kéo gỗ nên cột nút sống (để sau này dễ tháo).
Các nút dây tiếp xúc với các cọc nên cột bằng các kiểu nút: nút chạy, thòng lọng tăng đơ (bắt buộc vì sẽ dùng nó để điều chỉnh lều cho hoàn chỉnh).
 Lưu ý: Nên để thừa khoảng 1/3 dây so với dự kiến khi dựng lều xong vì lúc này mới chỉ là cột dây tạm.
- Dựng lều: Di chuyển chân gậy về nơi cần thiết của nó, đầu gậy chống đỉnh lều. Chỉnh cho 2 chân gậy và cọc chính phải nằm trên một đường thẳng. Sau đó, dùng dây của các cọc phụ chỉnh cho mái lều thẳng 2 chân gậy phải đứng thẳng (tức vuông góc với mặt đất).
 Lưu ý:
Chỉ dùng dây phụ và cọc phụ chỉnh cho đứng gậy.
- Khi lều thẳng xong thì các cọc phải đóng sâu xuống đất (tránh vấp nguy hiểm) các dây khi cột xong phải thâu lại cho gọn, đẹp.
4. Đào rãnh, vệ sinh, trang trí lều:
- Đào rãnh: vào mùa mưa thì phải đào rãnh thoát nước xung quanh lều, đắp nền, be bờ... các rãnh phải thông nhau dẫn ra hồ chứa nước mưa theo mái lều rơi xuống.
- Vệ sinh: Cần phải làm vệ sinh trong và ngoài lều khi dựng lều xong, phát hoang, cây cỏ xung quanh lều, chặt bỏ các cành cây thòng xuống mái lều để tránh rắn vào ban đêm, tránh sét...
- Trang trí: Ngoài dựng lều, phần thủ công trại còn tính đến việc trang trí lều: làm cổng vào, vòng rào, bếp trại và các vật dụng khác... nó có nhiều tác dụng vừa thể hiện sự khéo léo của tập thể đồng thời cũng là việc phân định nơi ở, tránh người lạ tự ý vào...
5. Tháo và xếp lều:
- Hạ gậy: (cho lều bớt căng, dây để dễ tháo).
- Hạ dây: (mở hết các dây, gom lại tránh thất lạc).
- Nhổ cọc: (kết hợp với lúc mở dây, phải nhổ hết cọc cho dù cọc không sử dụng nữa).
- Xếp lều: Nên có 2 người. Đầu tiên nắm ở 2 đỉnh lều giơ cao, giũ cho sạch bụi, rác... sau đó nắm tiếp đoạn giữa thân lều theo chiều đứng gấp đôi lều lại. Nếu vừa ý để xuống đất bắt đầu từ ngoài gấp lều lần lượt vào trong.
 Chú ý: Các mép lều phải được giấu vào trong, vừa đẹp vừa dễ di chuyển đi xa.
III. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CẦN XỬ LÝ KHI DỰNG LỀU:
* Nên:
- Phải dựng lều đúng trình tự như trên, vì như thế sẽ dựng được lều nhanh, đúng kỹ thuật. Lều sẽ chắc chắn... và cũng sẽ thật nhanh khi tháo gỡ.
- Nếu lều bị chùng do quá cũ nên khắc phục bằng cách làm gậy phụ.
- Khi cột nút dây nên cột nút “sống” để dễ tháo, dây nên rút gọn lại, cọc phải luôn đóng sâu dưới đất. Khi hết sử dụng phải nhổ lên hết tránh va vấp cho người khác.
- Bố trí đồ dùng cá nhân trong lều đúng nơi qui định. TD: Giỏ xách..., dép, giày ngoài xa cửa lều..khoảng giữa lều để sinh hoạt hội họp, nghỉ ngơi.
* Tránh:
- Không nấu trong lều (ngộp khói, dễ cháy...).
- Không ăn trong lều (kiến sẽ vào ban đêm...).
- Không phơi bất kỳ vật gì trên lều (làm lều nhanh chùng và mất thẩm mỹ).
- Không dựng lều quá gần các gốc cây to.
nguon VI OLET