CHÀO MỪNG CÁC ANH CHỊ ĐẾN VỚI CHƯƠNG TRÌNH 4

KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP
Người trình bày: Nguyễn Thị Nhàn
Phần I : Kỹ năng giao tiếp
Phần II : Điều chỉnh trong dạy học hoà nhập
Phần III: Phát triển hành vi tích cực
Phần IV: Sử dụng các thiết bị dạy học đặc thù

KỸ NĂNG
GIAO TIẾP
1/ Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là quá trình hai chiều
Quá trình giao tiếp nhằm diễn đạt thông tin, cảm xúc, suy nghĩ bằng tiếng nói, chữ viết, cử chỉ, điệu bộ
Quá trình giao tiếp giúp chúng ta hiểu sự vật,hiện tượng hiểu người khác bằng nghe, nhìn, đọc
2/ Giao tieáp trong quaù trình daïy hoïc laø gì?
Giao tieáp trong quaù trình daïy hoïc laø söï truyeàn ñaït vaø trao ñoåi thoâng tin giöõa giaùo vieân vaø hoïc sinh baèng nhieàu caùch vaø phöông tieän khaùc nhau.
Vieäc giao tieáp hieäu quaû vaø phuø hôïp giuùp giaùo vieân vaø hoïc sinh hieåu nhau hôn.Töø ñoù, deã daøng truyeàn ñaït thoâng tin, trao ñoåi suy nghó, chia seû kinh nghieäm vôùi nhau
2/ Mục tiêu
- Tìm hiểu ý nghĩa và vai trò của việc giao tiếp trong quá trình dạy học, từ đó thấy rằng chính giao tiếp là cầu nối để giáo viên có thể giảng dạy hiệu quả.
Giới thiệu tới người học một số phương tiện giao tiếp có thể sử dụng trong lớp học đa dạng đối tượng học sinh.
Bước đầu hình thành kỹ năng giao tiếp trong lớp học đa dạng
Tạo cơ hội để người học thực hành các kỹ năng giao tiếp trong quá trình giảng dạy và lên kế hoạch dạy học.
Hoạt động 1:



Trò chơi " Ai nhanh trí nhất"
Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người và được biểu hiện ở quá trình trao đổi thông tin, ảnh hưởng và tác độ�ng qua lại lẫn nhau từ đó mọi người hiểu biết về nhau từ hình dáng , điệu bộ, nét mặt bề ngoài đến động cơ, ý thức, tâm trạng, xúc cảm, tính cách, năng lực, tri thức và giá trị bên trong của người khác và về giá trị của chính mình.
Hoạt động 2:


Tìm hiểu giao tiếp là gì?Cơ hội giao tiếp trong lớp học
Học viên chia thành 11 nhóm và thảo luận :
1/ Giao tiếp trong lớp học để làm gì?
2/ Nêu các lý do và cơ hội giao tiếp trong lớp học.
Mục tiêu :
- Hiểu được ý nghĩa cơ bản của giao tiếp trong lớp học thông qua việc trả lời câu hỏi giao tiếp là gì?
Tìm ra được những cơ hội và lý do để giao tiếp trong quá trình học tập của học sinh
Giao tiếp là một hoạt động diễn ra thường xuyên trong lớp học- còn gọi là giao tiếp sư phạm. Đó là phương thức tác động của giáo viên tới học sinh bao gồm hai quá trình: Diễn đạt -hiểu.
Thông qua giao tiếp , giáo viên và học sinh trao đổi thông tin từ đó có thể tổ chức và tiến hành hoạt động dạy học được hiệu quả. Thông qua giao tiếp, học sinh lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, thái độ, tình cảm..
Các lý do để chúng ta giao tiếp với học sinh:
Gây sự chú ý ở học sinh
Chào hỏi
Yêu cầu học sinh
Đưa thông tin
Phản đối/ từ chối hoặc đồng tình ủng hộ
Nhận xét học sinh
Thể hiện cảm xúc, tình cảm của giáo viên
Thể hiện sở thích , mong muốn
Trao đổi ý kiến..
Cơ hội giao tiếp:
Giao tiếp với học sinh thông minh, nhanh nhẹn hay nhìn kém, hay có khó khăn về nghe, hay có khó khăn về nói, hay có khó khăn khi hiểu lời nói,.
Có thể giao tiếp trong khi học sinh phát biểu
Khi học sinh làm bài tập
Khi học sinh trao đổi, trình bày ý kiến
Trước khi tiến hành bài học hoặc một hoạt động nào đó
Sau khi kết thúc công việc, hoàn thành bài tập
Khi giảng bài mới, khi chữa bài.
Ba yếu tố cơ bản để tiến hành giao tiếp:

Lý do giao tiếp

_ Phương tiện giao tiếp

Cơ hội giao tiếp
Không có phương tiện giao tiếp, bạn không thể tự diễn đạt


Không có lý do giao tiếp tức là không cần thiết phải giao tiếp


Không có cơ hội, có thể không có giao tiếp
Hoạt động 3: Các phương tiện giao tiếp trong lớp học
Học viên chia thành các nhóm và thảo luận:
Các anh chị thường dùng phương tiện giao tiếp nào trong lớp học .
( thời gian thảo luận 15 phút )
Trong quá trình giao tiếp, chúng ta có thể sử dụng các phương tiện:
+ Lời nói
+ Biểu tượng
+ Cử chỉ điệu bộ
+ Ký hiệu
+ Đồ vật
+Tranh ảnh
+ Chữ viết

Hoạt động 4: Kỹ năng giao tiếp trong dạy học đa dạng
Học viên tham gia trò chơi " Mô tả hình"
Mục tiêu:
Hiểu và ý thức được việc sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp trong quá trình dạy học
Thực hành sử dụng các phương tiện giao tiếp trong quá trình dạy học
Hiểu và bước đầu nắm được cách thức sử dụng các phương tiện giao tiếp trong quá trình dạy học
Hiện nay trong các lớp học đa dạng , chúng ta sử dụng rất nhiều phương tiện giao tiếp. Một điều quan trọng mà giáo viên cần phải ghi nhớ là các phương tiện này không thể hiện một cách đơn lẻ mà có sự kết hợp với một hoặc nhiều phương tiện khác. Có lúc phương tiện giao tiếp này là chính, nhưng có lúc nó lại trở thành phương tiện kết hợp, hỗ trợ cho các phương tiện giao tiếp khác. Sự kết hợp này tạo nên phương thức giao tiếp tổng thể, giúp quá trình giao tiếp đạt kết quả cao nhất.
Khi giao tiếp, giáo viên cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
+ Tôn trọng mọi cách thể hiện và mọi nỗ lực tham gia của học sinh mỗi đứa trẻ có một cách thức tham gia giao tiếp khác nhau. Điều quan trọng là chúng có nhu cầu tham gia giao tiếp.Chúng ta cần đón nhận, trân trọng và khích lệ mọi biểu hiện tích cực của trẻ. Nguyên tắc tôn trọng cũng có nghĩa là chúng ta chấp nhận những cách thức giao tiếp khác nhau của trẻ. Đó là ký hiệu, là biểu tượng, là tranh ảnh hoặc lời nói.
+ Tạo thiện cảm đối với học sinh khiến cho trẻ thấy yên tâm và được khích lệ khi tham gia vào giao tiếp.Khi đó, chúng cảm thấy tự tin vào khả năng và cách thức giao tiếp của mình, xoá bỏ mặc cảm khiếm khuyết, khó khăn của mình.
.
+ Đồng cảm với học sinh, chia sẻ những khó khăn của học sinh bằng cách tìm hiểu và sử dụng những phương tiện giao tiếp phù hợp với khả năng của trẻ. Chọn lựa thời điểm và cơ hội phù hợp để giao tiếp với học sinh cũng thể hiện sự đồng cảm trong giao tiếp của giáo viên
+ Cùng đạt được kết quả giao tiếp : Có nghĩa là phải đảm bảo cái đích cuối cùng của giao tiếp là giáo viên và học sinh phải trao đổi được thông tin và thông hiểu nhau
Hoạt động 5:
Thực hành kỹ năng giao tiếp trong lớp học đa dạng
Mục tiêu :
Hiểu và có kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau trong quá trình dạy học lớp học đa dạng.
Thiết kế và thực hành một hoạt động dạy học trong đó có sử dụng các phương tiện giao tiếp trong quá trình dạy học.

Thảo luận nhóm theo phiếu thực hành 2
Thiết kế hoạt động giao tiếp trong lớp học đa dạng.
Mỗi nhóm lập một hoạt động dạy học ngắn để minh hoạ việc giao tiếp:
- Với học sinh khiếm thính.
- Với học sinh khiếm thị
- Với học sinh chậm chạp
- Với học sinh học kém và hay phá rối trong lớp
- Với học sinh khó khăn về lời nói và ngôn ngữ
Những trẻ có khó khăn khác nhau , chúng ta có những cách sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau
Đối với những phương tiện giao tiếp cần lưu ý:
+ Lời nói: khuyến khích học sinh nói ra những điều chúng suy nghĩ. Nếu thấy học sinh gặp khó khăn về nói hãy kiên nhẫn, bạn phải cho các em đủ thời gian và để nói theo cách riêng của chúng. Khen ngợi khi học sinh có cố gắng
+ Hình vẽ : Học sinh nhỏ tuổi thường giao tiếp rất tốt thông qua tranh ảnh. Cần khuyến khích học sinh tự vẽ tranh để thể hiện ý kiến mong muốn và nhắc các em hãy tự vẽ theo ý kiến của mình và không bắt chước người khác.
+ Viết : Đây là cách để trẻ thể hiện bản thân mình. Những chỉ dẫn ngắn bằng chữ viết có thể giúp ích cho trẻ khiếm thính, trẻ học khó hoặc giảm tập trung.
+Cử chỉ điệu bộ: Chúng ta có thể làm cử chỉ điệu bộ trong khi nói hoặc khi im lặng.Đây là một cách rất tốt để thu hút sự chú ý của trẻ và minh hoạ bô sung nội dung kh trẻ không hiểu lời nói..Cử chỉ điệu bộ có thể là ngôn ngữ cơ thể, biểu hiện trên nét mặt, bao gồm cả ánh mắt nhìn.

+ Làm ký hiệu : Đa số mọi người đều nghĩ rằng ngôn ngữ ký hiệu chỉ dành cho người điếc.Trong môi trường hoà nhập,những ký hiệu đơn giản có thể giúp những trẻ học khó hoặc nói khó giao tiếp.Nếu trẻ cần dùng ký hiệu với một bạn khác, điều đó có nghĩa là có thể dạy ký hiệu cho cả lớp.Hầu hết, trẻ nhỏ học ký hiệu rất nhanh và thích thú làm ký hiệu.
+ Chữ Braille:Đây là một cách đọc bằng sờ. Nếu học sinh của bạn cần dùng phương pháp này để đọc và viết, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp từ các giáo viên chuyên về giáo dục trẻ khiếm thị.
+ Trưng bày các đồ vật: Bạn có thể thu hút sự chú ý cuả trẻ và giúp trẻ hiểu tốt hơn nếu cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật . Chúng có thể nhìn, chạm vào, ngửi, lắng nghe âm thanh của đồ vật
+ Hỗ trợ thị giác: Đó là tranh ảnh và hình vẽ. Những dụng cụ này có thể tạo hứng thú cho trẻ và giúp trẻ hiểu bài tốt hơn.Với một số trẻ, có thể phải giải thích bằng tranh ảnh hoặc biểu tượng.
Khi sử dụng các phương tiện giao tiếp cần lưu ý:
+ Đối với những trẻ học khó, như trẻ tự kỷ chẳng hạn, giáo viên có thể sử dụng hình vẽ chỉ dẫn hoạt động trong một ngày học.
+ Những chỉ dẫn hoạt động bằng hình ảnh, tranh ảnh sẽ có tác dụng rất lớn đối với những trẻ chậm phát triển hoặc những trẻ khiếm thính trong lớp học hoà nhập
+ Sử dụng đồ vật có thể sẽ có ích cho trẻ khiếm thính và trẻ chậm phát triển.
+Làm ký hiệu hoặc dùng cử chỉ điệu bộ đối với trẻ khiếm thính và trẻ chậm phát triển
+ Đối với trẻ khiếm thị, giáo viên cần sử dụng chữ nổi Braille hoặc các đồ vật để hỗ trợ giao tiếp
Chúng ta cần ghi nhớ rằng:
+Khi chúng ta giảng dạy, chúng ta đang giao tiếp
+ Chúng ta cần lắng nghe học sinh và nói chuyện với chúng.
+Chúng ta cần phải chọn lựa một phương pháp để học sinh có cơ hội giao tiếp thuận lợi nhất.
Vì thế, sử dụng các phương tiện giao tiếp trong lớp học có đối tựơnghọc sinh đa dạng phải linh hoạt. Không nên áp dụng cứng nhắc cách thức nào, phương tiện nào trong giao tiếp với học sinh. Điều quan trọng là giáo viên và học sinh phải tìm được phương tiện giao tiếp chung để cùng hiểu và chia sẻ với nhau. Người giáo viên cần phải biết sáng tạo và sử dụng linh hoạt các phương tiện giao tiếp khác nhau.

TỔNG KẾT KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Giáo viên


Nội dung Phương pháp


Học sinh
nguon VI OLET