CÂU HỎI ÔN THI HK2
Môn Công nghệ 9
Dựa vào lớp vỏ cách điện, dây dẫn điện được chia thành dây trần và dây dẫn bọc cách điện.
Dựa vào số lõi và số sợi của lõi dây: lõi một lõi chỉ có 1 sợi và dây 2 lõi, lõi dây có nhiều sợi nhỏ bện lại.
Theo vật liệu làm lõi dây dẫn điện: có loại dây lõi bằng đồng và dây có loại dây lõi bằng nhôm.
Trong quá trình sử dụng cần chú ý:
Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn để tránh gây ra tai nạn điện cho người sử dụng.
Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây dẫn điện nối dài.
Chú ý lựa chọn dây dẫn điện không được tuỳ tiện mà phải tuân theo thiết kế của mạng điện.
Câu 1: Hãy nêu phân loại và công dụng của dây dẫn điện thông thường?
Vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua.
Vật liệu này luôn đi liền với vật liệu dẫn điện.
Nhằm bảo vệ an toàn cho mạng điện và người sử dụng.
Vật liệu cách điện phải đạt được các yêu cầu sau:
Độ cách điện cao.
Chịu nhiệt tốt.
Chống ẩm tốt.
Có độ bền cơ học cao.
Câu 2: Thế nào là vật liệu cách điện ?
Ampe kế đo cường độ dòng điện,
Watt kế công suất đồ dung điện.
Volt kế đo hiệu điện thế (điện áp) của nguồn điện,
Ohm kế đo điện trở.
Công tơ điện đo công tiên thụ điện năng của mạch điện.
Đồng hồ đo điện vạn năng VOM đo 3 đại lượng chính của dòng điện.
Câu 3: Hãy nêu công dụng của từng loại đồng hồ đo điện?
Trong công việc lắp đặt và sửa chữa mạng điện, thường phải sử dụng một số dụng cụ cơ khí.
Hiệu quả công việc phụ thuộc một phần vào việc chọn và sử dụng dụng cụ lao động đó.
Dùng cụ cơ khí thường dung: kìm, búa, tuavít, khoan…
Kìm dùng kẹp giữ vật
Búa dùng gia công tạo áp lực.
Khoan dùng gia công tạo lỗ…
Tua vít dùng để tháo lắp vít.
Câu 4: Tại sao phải sử dụng dụng cụ cơ khí ?
Xác định vị trí cắm que đo và cắm que đo vào đồng hồ đo.
Dây màu đỏ: cắm vào cực dương (P).
Dây màu còn lại cắm vào cực âm (N)
Xác định dòng điện, đại lượng cần đo và ước lượng chỉ số chọn thang đo nhỏ hơn hoặc quá lớn.
Điều chỉnh núm vặn đến đại lượng và thang đo tương ứng.
Đưa que đo đến vị trí cần đo và đọc trị số.
Khị tạm ngưng hoặc thay đổi đại lượng đo phải tắt đồng hồ đo.
Câu 5: Hãy trình bày cách sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng VOM ?
- 220V: điện áp định mức của công tơ
- CV 140 là kiểu đồng hồ (C: công tơ điện, V: việt nam, 1: 1 pha, 4 cho phép quá tải 4 lần, O: là mặt tròn).
- 10(40)A: Dòng điện định mức của công tơ là 10A. Có thể sử dụng quá tải đến 40A mà vẫn đảm bảo độ chính xác.
- 450 vòng/kWh: Đĩa công tơ quay 450 vòng thì được 1 kWh
- Cấp 2: Cấp chính xác của công tơ. Sai số 2% toàn dải đo.
- 50Hz: Tần số lưới điện
Câu 6: Hãy giải thích các kí hiệu trên công tơ điện ?
Dẫn điện tốt (phải cạo sạch lõi dây).
Có độ bền cơ học tốt (phải xoắn chặt và hàn mối nối).
Bảo đảm an toàn điện (phải bọc băng keo cách diện).
Có mỹ thuật (phải xoắn đều mối nối, gọn, đẹp).
Câu 7: Hãy nêu các yêu cầu kĩ thuật khi nối dây dẫn điện ?
Tuốt vỏ cách điện của dây dẫn
Làm sạch lõi dây bằng giấy nhám.
Tiến hành nối dây dẫn.
Hàn mối nối dây bẵng hàn thiếc.
Băng cách điện mối nối dây dẫn.
Câu 8: Hãy nêu quy trình chung thực nối dây dẫn điện?
Bước 1: Vạch dấu: xác định vị trí của thiết bị.
(phải xác định lỗ vặn vít và lỗ xuống dây)
Bước 2: Nối dây điện vào thiết bị điện
Bước 3: Cố định các thiết bị điện vào bảng điện và ra dây từ bảng điện.
Bước 4: Nối dây trên bảng điện dựa theo sơ đồ lắp đặt. Băng cách điện các mối nối dây.
Bước 5: Băng cách điện các mối nối dây và kiểm tra lại bảng điện.
Câu 9: Hãy nêu các bước lắp bảng điện của mạch đèn căn bản theo trình tự họp lý ?
Câu 10: Hãy lập sơ đồ lý thuyết và thực hành cho mạch đèn:
Cầu chì 1 bảo vệ 1 công tắc đơn điều khiển 1 đèn sợi đốt
Cầu chì 2 bảo vệ 1 ổ cắm điện
nguon VI OLET