Nguyên nhân
HAI CUỘC
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
Phần 1:
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ NHẤT
- Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều, làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc nảy sinh và ngày càng gay gắt
- Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa xuất hiện
- Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau nhằm tranh giành thuộc địa và điên cuồng chạy đua vũ trang
NGUYÊN NHÂN SÂU XA
- Sự phát triển không đều giữa các nước đế quốc
- Mâu thuẫn về thuộc địa
- Hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau
NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP
- Ngày 28-6-1914, thái tử Áo-Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a.
Phần 2:
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ HAI
1. CÁC NƯỚC PHÁT XÍT ĐẨY MẠNH XÂM LƯỢC
- Đầu những năm 30, các nước Đức, Italia, Nhật Bản liên kết với nhau thành lập khối liên minh phát xít
- Trong những năm 1931 - 1937, khối phát xít đẩy mạnh chính sách bành trướng, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược
Chiến tranh Ý-Ethiopia thứ hai
Trận Thượng Hải, Chiến tranh Trung – Nhật
- Trước hoạt động bành trướng ảnh hưởng của lực lượng phát xít, các nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh,...) đã có những động thái khác nhau
2. TỪ HỘI NGHỊ MUY-NÍCH ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
- 29/9/1938, Hội nghị Muy nich được triệu tập gồm đại diện 4 nước Anh, Pháp, Đức, Italia.
a. HỘI NGHỊ MUY NÍCH
- Nội dung: Anh-Pháp ký hiệp định trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức. Đổi lại, Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu.
2. TỪ HỘI NGHỊ MUY-NÍCH ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
b. QUAN HỆ QUỐC TẾ SAU HỘI NGHỊ MUY-NÍCH
- Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (03/1939); tiếp đó, Đức gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan
- 23/8/1939 Đức ký với Liên Xô "hiệp ước Xô -
Đức không xâm lược nhau"
⇒ Đức đã phản bội lại hiệp định Muy-nich
NGUYÊN NHÂN SÂU XA
- Tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản.
- Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.
NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.
- Các cường quốc phương Tây dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Cảm ơn vì đã lắng nghe!
Bài thuyết trình này được thực hiện bởi:
Mai Thu Huyền (nội dung)
Phạm Minh Dương (đồ họa, hình ảnh)

Lớp 11B5 – Trường THPT Hồng Bàng – Hải Phòng
06/11/2020
nguon VI OLET