TRƯỜNG TiH, THCS, THPT NAM VIỆT
Lớp 12A3-6_H
GV: Lê Thị Tú
Ngày dạy: 29 tháng 7 năm 2021
ÔN TẬP CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ
Chương I – Bài I
SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TƯ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II (1945 – 1949)
I. Hội nghị Ianta và những thỏa thuận của ba cường quốc
2. Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta
-
Thỏa thuận :
Về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít.
Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Áo, Phần Lan là nước trung lập.
Trung Quốc: trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ.
Các nước phương Tây: Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á.
Hội nghị Pốtxđam (17/ 7 - 2/8/1945): quyết định việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương do quân đội Anh và Trung Hoa dân quốc thực hiện.
II. Sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
1. Hoàn cảnh thành lập
- Sau Hội nghị Ianta: Từ 25/4 à 26/6/1945, tại Xanphranxixco (Mĩ), đại biểu 50 nước đã
Thông qua bản Hiến chương – văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc.
Ngày 24/10/1945, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực – ngày Liên hợp quốc.
4. Bộ máy tổ chức Liên hợp quốc. (các cơ quan chính).
- Gồm 6 cơ quan chính:
Đại hội đồng:
Gồm đại diện tất cả các nước thành viên.
Có quyền bình đẳng , mỗi năm họp một lần.
Hội đồng bảo an:
Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Mọi quyết định phải được sự nhất trí của năm nước ủy viên thường trực ( Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
Ban thư kí:
Cơ quan hành chánh.
Đứng đầu là Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm.
Hội đồng kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Tòa án quốc tế.
- Ngoài ra Liên hợp quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác giúp việc.
- Trụ sở : Niu Oóc (Mĩ).
- Năm 2006: Liên hợp quốc có 192 thành viên. (Tháng 11/2011: CH Nam sudan là thành viên 193).
5. Vai trò : Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm
Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Thúc đẩy giải quyết các tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực.
Thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế.
Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo.
Mối quan hệ Việt Nam – Liên hợp quốc:
+ 9/1977, gia nhập Liên hợp quốc – thành viên 149.
+ 16/10/2007, được bầu làm ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kì 2008 – 2009.
CHƯƠNG II – BÀI 2
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991)
LIÊN BANG NGA (1991 – 2000).
1. Liên Xô.
a. Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 – 1950).
Bối cảnh lịch sử:
Chịu tổn thất nặng nề nhất trong chiến tranh thế giới thứ 2:
+ Hơn 27 triệu người chết, hàng chục ngàn làng mạc thành phố, xí nghiệp bị tàn phá.
+ Bị các nước đế quốc ra sức chống phá.
Thành tựu: Với tinh thần tự lực tự cường Liên Xô đã
- Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế trong 4 năm 3 tháng ( trước thời hạn 9 tháng).
- 1950, sản lương nông nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh, nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.
- Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử  phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
b. Liên Xô tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950 đến nửa đầu những năm 70)
Biện pháp: Thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của CNXH đạt nhiều thành tựu
Kinh tế
Công nghiệp:
- Là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ)
- Đi đầu trong công ngiệp vũ trụ, điện hạt nhân.
- Một số ngành có sản lượng cao nhất thế giới: dầu mỏ, than, thép…
Nông nghiệp: sản lượng tăng trung bình hàng năm 16% (1960).
Khoa học - kĩ thuật
- 1957, là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
- 1961, phóng tàu vũ trụ, đưa Gagarin bay vòng quanh trái đất  Mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
Xã hội
- Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% số lao động cả nước.
- Trình độ học vấn của người dân được nâng cao.
Đối ngoại
- Thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới.
- Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
- Giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
Ý nghĩa thành tựu
- Thể hiện tính ưu việt của CNXH trên mọi lĩnh vực: kinh tế, xã hội, quốc phòng…
- Củng cố tăng cường sức mạnh của nhà nước Xô Viết.
- Nâng cao uy tín và vị trí của liên Xô trên trường quốc tế.
- Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ và đồng minh của Mĩ.
- Liên Xô là thành trì của hòa bình, chỗ dựa của cách mạng thế giới.
3. Nguyên nhân tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
- Đường lối lãnh đạo có nhiều sai lầm, khuyết điểm: ( chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung , quan liêu bao cấp, thiếu công bằng dân chủ …)
- Sai lầm trong cải tổ  khủng hoảng thêm trầm trọng.
- Không bắt kịp sự phát triển của khoa học – kĩ thuật.
- Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
III. Liên bang Nga từ 1991 – 2000
Sau khi Liên Xô tan rã Liên bang Nga là
“Quốc gia kế tục Liên Xô”
Kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô :
Tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài (quan hệ quốc tế).
Kinh tế:
1990 – 1995: GDP luôn âm.
1996, bắt đầu phục hồi (1997:0,5%, 2000: 9%).
Chính trị – đối nội
12/1993: Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành , qui định thể chế Tổng thống Liên bang.
Đối mặt với xung đột sắc tộc, tranh chấp giữa các đảng phái.
Đối ngoại:
Một mặt ngả về phương tây.
Đồng thời khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á (TQ, ASEAN, Ấn Độ).
Từ 2000, dưới thời Tổng thống Putin
- Kinh tế phục hồi và phát triển. Chính trị, xã hội ổn định. Vị thế quốc tế được nâng cao.
- Tuy vậy nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức để giữ vững địa vị của một cường quốc Âu – Á.
nguon VI OLET