TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA LỊCH SỬ
BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 1
Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2015
Nhóm thực hiện:
Lê Thị Lan.
Ngyễn Thị Thơm.
Trần Mai Duyên.
Nguyễn Thị Giang ( 22-9 ).
Nguyễn Thị Mai Lan.
Nguyễn Thị Thùy Dung.
Cao Thị Lâm
Nguyễn Thị Trang ( 1-5).
Hoàng Vân Anh.
Nguyễn Thị Ngân Hà.
Nguyễn Thị Mai.
I. Nguyên nhân nước ta rơi vào tay thực dân Pháp:

Đến giữa thế kỷ XIX, trong khi thế giời chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc với những thèm khát ngày càng gia tăng về nhu cầu nguyên liệu, thị trường và nhân công thì các nước phong kiến phương Đông lại lâm vào cuộc khủng hoảng suy yếu trầm trọng.
Từ cuối thập niên 70 trở đi, nhịp độ phát triển công nghiệp ở Pháp bắt đầu chậm lại vì nhiều lí do : phải bồi thường chiến tranh do bại trận, nghèo nguyên liệu và nhiên liệu, đặc biệt là than,…

1. Nguyên nhân khách quan:
Như vậy, đó vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện thuận lợi để các nước Phương Tây tiến hành chiến tranh xâm lược các nước Phương Đông. Các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam đang đứng trước nguy cơ xâm lược.
2. Nguyên nhân chủ quan:
Mặc dù trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền nhưng chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
Sự suy giảm về tiềm lực kinh tế - quốc phòng:
Nhà nước tỏ ra bất lực đối với các chính sách phát triển kinh tế: nền kinh tế trước hết là kinh tế nông nghiệp tiêu điều sơ xác, không còn trở thành cơ sở kinh tế của đất nước. Thương nghiệp thì thực hiện chính sách “ bế quan tỏa cảng” khước từ quan hệ với bên ngoài nhất là phương Tây dẫn đến thương nghiệp phát triển chậm chạp
Trong khi đó, tiềm lực quân sự với vũ khí nghèo nan, lạc hậu lại tiêu tốn vào cuộc vũ trang bắt các nước Cao Miên và Ai Lao thuần phục mình.
Sự tan vỡ của khối đại đoàn kết toàn dân tộc:
Một trong những nguyên nhân làm nên thắng lợi của các cuộc đấu trang bảo vệ nền độc lập đó chính là việc nhà nước phát huy được sức mạnh tổng hợp của khổi đại đoàn kết toàn dân, đánh bại sức mạnh của kẻ thù.
Tuy nhiên do ách áp bức bóc lột của nhà Nguyễn nên ngay từ đầu triều Nguyễn đã nổ ra hàng loạt những cuộc khởi nghĩa nông dân. Để duy trì nền thống trị của mình, triều đình nhà Nguyễn đã ra sức củng cố xã hội bằng cách đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa nông dân. Thống kê trong suốt 18 năm thời Gia Long có 73 cuộc khởi nghĩa.
Như vậy với những chính sách đàn áp nhân dân, quan lại tham nhũng, cường hào ức hiếp nhân dân, làm cho mâu thuẩn xã hội ngày càng sâu sắc. Do đó ta có thể khẳng định rằng xã hội triều Nguyễn là “ một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng”.
Sai lầm trong đường lối chiến lược, chiến thuật trong quá trình kháng chiến của triều đình:
Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự thất bại cuộc kháng chiến. Triều đình nhà Nguyễn với tử tưởng sợ dân hơn sợ giặc, đặt quyền lợi giai cấp lên trên quyền lợi dân tộc, ảo tưởng với âm mưu của kẻ thù xâm lược đã đưa tới sai lầm trong hàng loạt đường lối chiến đấu như tư tưởng thủ để hòa, hòa cả trong thế thua và trên thế thắng, đi từ nhược bộ này đến nhược bộ khác, từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ,


Việc mất nước ta vào tay thực dân Pháp vào nữa sau thế kỷ XIX, một phần là do nguyên nhân khách quan, nhưng yếu tố quyết định là do nhân tố chủ quan, tức thái độ và đối sách của nhà Nguyễn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước sai lầm đó đã được lịch sử chứng minh. Song chúng ta không thể phủ nhận những công lao đóng góp của nhà Nguyễn trên nhiều lĩnh vực trong suốt 80 năm độc lập tự chủ dưới 4 triều vua Nguyễn.
II. Qúa trình Pháp xâm lược Việt Nam 1858- 1884:
Tháng 7-1857 Napôlêông III duyệt kế hoạch xâm lược vũ trang của uỷ ban Nam kì, giao cho Bộ hải quân Pháp thực hiện. Vừa lúc có hai giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều đình Nguyễn sát hại ở Bắc kỳ Napôlêông III và Giáo hội Pháp đã thương nghị với Chính phủ Tây Ban Nha phối hợp hành động.
Chiều ngày 31/8/1858 liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà nẵng.
Sáng ngày 1/9/1858 Pháp gửi tối hậu thư cho quan trấn thủ thành Đà Nẵng là Trần Hoàng hạn trong 2 giờ đồng hồ phải trả lời. Chưa hết 2 giờ hẹn quân Pháp đã nổ súng dữ dội bẵn phá các mục tiêu trên bờ rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
Quân dân ta, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, anh dũng chống trả, quân Pháp bước đầu thất bại. Sau 5 tháng xâm lược chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
1. Chiến sự ở Đà Nẵng 1858:
Hình ảnh: Liên quân tấn công Đà Nẵng 1858
2. Chiến sự ở Gia Định 1859:
Thất bại trong âm mưu đánh nhanh thắng nhanh ở Đà Nẵng, tháng 2-1859 quân Pháp kéo vào Gia Định.
Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.
Tháng 7-1860, phần lớn quân Pháp bị điều động sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc.
Sau hiệp ước Bắc Kinh ( 15-10-1860), tạm thời kết thức chiến tranh ở Trung Quốc, quân Pháp đã tập trung lục lượng, mở rộng việc đánh chiếm Gia Định.
Đêm 23 rạng sáng 24-2-1861, quân Pháp mở rộng cuộc tấn công quy mô vào Đại đồn Chí Hòa. Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng không thắng nổi hỏa lực định, Đại đồn Chí Hòa thất thủ. Thừa thắng, quân Pháp lần luợt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long.
Hình ảnh: Trận chiến thành Gia Định
Lực lượng viễn chinh Pháp và Tây Ban Nha tấn công thành Gia Định








Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm tuất, nhựơng cho chúng quyền lợi. Theo đó triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tình miền Đông Nam Kì và đỏa Côn Lôn; mở 3 của biển ( Đà Nẵng, Ba Lạt Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho pháp người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bổ lệnh cấm đạo trước đây;
triều đình phải trả cho Pháp một khoản bồi thường chiến phí là tương đương 280 vạn lạng bạc; Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến…
Hình ảnh: Quân Pháp tấn công Đại đồ Chí Hòa
Sau khi kí hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế tập trung lưc lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở trung Kì và Bắc Kì, đồng thời ra sức ngăn trở phong trào kháng chiến của nhân dân ở Nam Kì.
Để lấy lại các tỉnh bị mất, triều đình Huế của một Phái bộ sang Pháp thương lượng nhưng thất bại. Lợi dụng sự bạc nhượng của triều đình Huế từ ngày 20 đến ngày 24-6-1867, quân Pháp chiếm được các tỉnh miền Tây ( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn nào
3. Thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất:
Ngay sau khi chiếm được ba tỉnh miền tỉnh miền Đông Nam Kì, thục dân Pháp đã bắt tay ngay vào việc thiết lập bộ máy chính trị và tiến hành bóc lột về kinh tế nhằm biến nơi đây thành bàn đọa để chiếm đánh Campuchia, rồi chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ.
Pháp xây dựng bộ máy chính trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới
Đẩy mạnh chính sách bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân, ra sức bô vét lúa gạo xuất khẩu.
Mở trường đào tạo tay sai xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược sắp tới.
Trong khi đó, triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành các chính sách đối nội đối ngoại lỗi thời.
Lợi dụng việc triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp cướp biển và do nhiều nguồn tin chủ yếu của bọn gián điệp đội lốt giáo sĩ cung cấp, thực dân Pháp đã nắm được tình hình Bắc Kì.
Từ cuối năm 1872, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội. Tiếp đó lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Hà Nội.Sáng ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.
Trong vòng chưa đầy một tháng, Pháp cho quân tỏa đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định.
Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến. Ngày 21-12-1873, khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy, chúng bị quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân của Lưu Vĩnh Phúc phục kích, Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.
Giữa lúc đó, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất ( 15-3-1874). Theo đó Pháp sẽ rút quân khởi Bắc Kỳ. Còn triều đình thì chính thức thùa nhân 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
Hiệp ước Giáp Tuất đã làm mất một phần quan trọng chủ yếu quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
Quân Pháp chiếm Hải Dương
Quân Pháp phát vũ khí cho lính mộ tình nguyện bản xứ
Hình ảnh: Gác-ni-ê tử trận tại Cầu Giấy(21/12/1873)
4. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai:
Hiệp ước Giáp Tuất đã gây nên làn sóng phản đối mạng mẽ trong dân chúng cả nước. Trong khi đó, tư bản Pháp đang phát triển mạnh, rất cần nguồn tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kì nên chúng quyết tâm xâm lược bằng được.
Lấy cớ triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến Pháp, ngày 3-4-1882 quân Pháp, do viên đại tá Ri-vi-e chỉ huy đã đổ bộ lên Hà Nội.
Ngày 25-4-1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho tổng đống Hoàng Diệu đòi nộp vũ khí và giao thành không điều kiện. Không đợi trả lời quân Pháp đã nổ súng tấn công. Quân ta đã anh dũng chống trả nhưng chỉ cầm cự được gần buổi sáng. Đến trưa thành mất Hoàng Diệu thắt cổ tự tử bảo toàn khí tiết.
Triều đình Huế vội vàng cầu cứu quân Thanh và cử người ra Hà Nội thương thuyết với Pháp. Trong khi đó quân Pháp nhanh chóng chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì.

Tướng chỉ huy Ri-vi-e (1827–1883)
Tổng đốc Hoàng Diệu ( 1829-1883)
Ngày 19-5-1883, hơn 500 lính Pháp kéo ra Cầu Giấy đã lọt vào trận địa mai phục của quân ta. Quân Cờ đen lại phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm đổ ra đánh, nhiều sĩ quan và lính Pháp bị giết, trong đó có Ri-vi-e.
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai càng làm cho quân Pháp thêm hoang mạng, dao động. Chúng toan bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp, hi vọng Pháp sẽ rút quân. Song cuối tháng 7-1883, nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình đang lục đục, chủ nghĩa tư bản Pháp trên đà Pháp triển, thực dân Pháp quyết định đem quân tấn công thẳng vào Thuận An cửa Ngõ kinh thành Huế.
Từ chiều ngày 18-8-1883, hạm đội Pháp bắt đầu bắn phá dữ dội các pháo đài ở cửa biển Thuận An. Đến ngày 20-8, chúng đổ bộ lên khu vực này. Triều đình Huế hoảng hốt xin đình chiến. Cao ủy Pháp Hác-măng lên ngay Huế và đưa ra bản hiệp ước thảo sẵn buộc triều đình chấp nhận vào ngày 25-8-1883 ( Hiệp ước Quý Mùi).
Lễ ký kết Hiệp ước Quý Mùi tại Thuận An-Huế
Do chiến sự tiếp tục kéo dài ở Bắc Kì, thực dân Pháp buộc phải tổ chức những cuộc tấn công nhằm tiêu diệt các trung tâm kháng chiến còn sót lại. Từ cuối năm 1883 đến giữa năm 1885 chúng cho chiếm Bắc Ninh, Hưng Hóa, Tuyên Quang,… Quân Thanh đóng giữ các vị trí này chỉ chống cự lấy lệ rồi rút. Cuối cùng, Pháp – Thanh đã đi đến thỏa thuận với nhau bằng Quy ước thiên Tân ( 11-5-1884) theo đó nhà Thanh cam kết rút hết quân đội khỏi Bắc Kì.
Sau khi làm chủ tình thế, chính phủ Pháp lại bắt triều đinhg Huế kí bản hiệp ước vào ngày 6-6-1884 ( hiệp ước Pa-tơ-nốt) có nội dung giống với bản hiệp ước Hác-măng chỉ sửa đổi đôi chút ranh giới khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.
III.Thái độ của triều đình Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp (1858 - 1884)
Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Nhuyễn chỉ có thể có 2 con đường dể lựa chọn:
Tiến hành canh tân, cải cách
Bảo thủ, thi hành chính sách như cũ.
Con đường 1:
Tác dụng của canh tân cải cách là làm cho đất nước ta lúc này có thể thoát khỏi khủng hoảng, do đó sức mạnh phòng thủ của đất nước được tăng lên ( thực tế tấm gương của Nhật Bản).
Các nhà cải cách Việt Nam như Phan Thanh Giản, Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ,... cũng cho rẳng chỉ có cải cách thì mới có thể làm cho đất nước thoát khỏi hoạ ngoại xâm.
Tiếc thay, nhà Nguyễn đã thừ chối con đường này; đã bỏ lỡ thời cơ để có thể cứu nguy đất nước thoát khỏi hoạ xâm lăng.
Con đường 2:
Nhà Nguyễn vẫn thi hành chính sách như cũ, vẫn tiến hành đối kháng với nhân dân, thậm chí còn tăng các biện pháp áp bức bốc lột tàn bạo: các thứ thuế, kìm hãm các nhân tố kinh tế tư bản chủ nghĩa...
Có thể thấy nhà Nguyễn chỉ vì quyền lợi ích kỉ của giai cấp mình mà hi sinh quyền lợi của cả dân tộc nên đã tổ chức chống lại sự xâm lăng của Pháp nhưng không còn khả năng tập hợp, lãnh đạo nhân dân kháng chiến như trước. Mặt khác, đất nước ta tuy có nguy cơ bị xâm lăng, nhưng không tất yếu phải mất nước nhà Nguyễn với những việc làm kể trên đã biến cái không tất yếu thành cái tất yếu. Do vậy, nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm trong việc nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.
Trong quá trình đấu tranh chống lai sự xâm lược của Pháp triều đình nhà Nguyễn đã mắc phải một sai lầm là: đã từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang mà đi theo con đường thương lượng:
Từ 1858 cho đến trước hiệp ước 1862, nói chung triều Nguyễn có chủ trương kháng chiến, nhưng đã xuất hiện tư tưởng hòa hoãn, thương lượng.
Từ sau hiệp ước 1862, nhất là thập niên 70 của thế kỷ XIX nhà Nguyễn lấy tư tưởng chủ hòa làm quốc sách.
Hai chủ trương hòa và chiến tồn tại song song với nhau trong triều Nguyễn tuy nhiên từ 1862 trở đi thì phải chủ hòa chiếm ưu thế vượt trội và đẩy chính quyền Nguyễn trượt dài từ thất bại này đến thất bại khác và cuối cùng là để mất nước, mất quyền tự do dân tộc.
nguon VI OLET