TIẾT 1. BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
(Thời sơ - trung kì trung đại)
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu
2. Lãnh địa phong kiến
NỘI DUNG
BÀI HỌC
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại (Học sinh tự đọc)
CÁC BỘ TỘC NGƯỜI GIÉC-MAN
ĐẾ QUỐC RÔ-MA
ĐẠI TÂY DƯƠNG
ĐỊA TRUNG HẢI
HẮC HẢI
BẢN ĐỒ TÂY ÂU THẾ KỶ I-V
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu
Cuối thế kỉ V, các bộ tộc người Giéc-man tràn vào Rô-ma
Em hãy quan sát bức tranh dưới đây kết hợp với thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã làm gì ? Những việc làm ấy có tác động như thế nào đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu ?
Ăng-glô Xắc-xông
(Anh)
Đông Gốt
(ý)
Tây Gốt
Tây Ban Nha
Phơ-răng
(Pháp)
Giéc-man
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu
Trên lãnh thổ của Rô-ma,
người Giéc-man đã làm gì?
- Thế kỉ V, người Giec-man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc
gia cổ đại phương Tây, thành lập nhiều vương quốc mới:
Ăng-lô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt...
- Trên lãnh thổ của Rô-ma, người Giéc-man đã:
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau.
+ Phong tước vị cho các tướng lĩnh, quý tộc:
công tước, hầu tước...
Bậc thang đẳng cấp

Những việc làm của người Giéc-man có tác động
như thế nào đến xã hội?
Những việc làm của người Giéc-man đã dẫn tới sự hình thành
các tầng lớp mới: Lãnh chúa phong kiến: là các tướng lĩnh và quý
tộc có quyền thế và rất giàu có.
+ Nông nô: là những nô lệ được giải phóng và nông dân, phụ thuộc vào lãnh chúa.
- Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành.

Những việc làm của người Giéc-man có tác động như thế nào đến xã hội?

- Những việc làm của người Giéc-man đã dẫn tới sự hình thành các tầng lớp mới:
+ Lãnh chúa phong kiến: là các tướng lĩnh và Quý tộc có quyền thế và rất giàu có.
+ Nông nô: là những nô lệ được giải phóng và nông dân, phụ thuộc vào lãnh chúa.

=> Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành.

Tướng lĩnh quân sự và qúy tộc được chia ruộng đất và phong tước vị cao
Lãnh chúa
Nô lệ và nông dân
Nông nô
Lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ tầng lớp nào của xã hội cổ đại?
2. Lãnh địa phong kiến

- Lãnh địa phong kiến là gì?

- Là những vùng đất rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được, họ biến thành vùng đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến. Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng.
Hãy quan sát hình ảnh dưới đây kết hợp thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa là gì?
Lãnh địa phong kiến
Đất canh tác
Đất canh tác
Đất canh tác
Rừng cây
LÂU ĐÀI
THÔN XÓM CỦA NÔNG NÔ
NHÀ THỜ
THÔN XÓM CỦA NÔNG NÔ
- Tổ chức và hoạt động của lãnh địa:
+ Lãnh địa bao gồm đất đai, dinh thự, kho tàng… của lãnh chúa.
+ Nông nô nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế
+ Lãnh chúa sống sung sướng, xa hoa.
- Đặc trưng cơ bản của lãnh địa: là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa.
Chọn đáp án đúng nhất
LUYỆN TẬP
Câu 1: Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có biến động to lớn gì?
   A. Dân số gia tăng.
  B. Sự xâm nhập của người Giéc-man.
  C. Công cụ sản xuất được cải tiến.
  D. Kinh tế hàng hóa phát triển.
Câu 2: Việc làm nào của người Giec-man đã tác động trục tiếp đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?
A. Tiêu diệt đế quốc Rô-ma.
B. Thành lập hàng loạt vương quốc mới.
C. Chia ruộng đất và phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc người Giéc-man.
D. Thành lập các thành thị trung đại.
Câu 3: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là:
   A. lãnh chúa và nông nô
   B. chủ nô và nô lệ
   C. địa chủ và nông dân
   D. tư sản và nông dân
Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?
A. Lãnh địa là trung tâm giao lưu buôn bán thời phong kiến.
B. Lãnh địa là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến
C. Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Châu Âu.
D. Nông nô là lao động chủ yếu trong lãnh
địa
Câu 5: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?
   A. Chủ nô Rô-ma
   B. Quý tộc Rô-ma
   C. Tướng lĩnh và quý tộc người Giéc-man
   D. Nông dân tự do
Câu 6: Nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào?
   A. Binh lính thất bại trong chiến tranh
   B. Nông dân
   C. Nô lệ
   D. Nông dân và nô lệ
Câu 7: Đặc điểm của nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến?
   A. Là nền kinh tế hàng hóa.
   B. Trao đổi bằng hiện vật.
   C. Là nền kinh tế tự cung tự cấp.
   D. Có sự trao đổi buôn bán.
Câu 8: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là:
   A. Nông dân tự do
   B. Nông nô
   C. Nô lệ
   D. Lãnh chúa
- Các em về học bài cũ
Đọc trước bài 2
- Tìm hiểu nhân vật Cô-lôm-bô và Ma-gien-lăng

nguon VI OLET