Lịch sử quân sự Việt Nam( tập 9 & tập 11).
( Nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=4088.0 )
Bài viết: 2589

Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.

Tên sách: Lịch sử Quân sự Việt Nam-Tập 9: Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia Năm xuất bản: 2000 Số hoá: Ptlinh, UyenNhi05. Ban chủ nhiệm. Đại tá PGS, TS. TRỊNH VƯƠNG HỒNG Trung tướng, PGS. NGUYÊN ĐÌNH ƯỚC Đại tá TS. LÊ ĐÌNH SĨ Tác giả: GS. VĂN TẠO (Chủ biên) Thượng tá LÊ VĂN THÁI

                                  Các vua Hùng đã có công dựng nước                                      Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.                                                                                                                                                                     HỒ CHÍ MINH




« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2010, 04:19:53 PM gửi bởi ptlinh »
Logged


"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."





UyenNhi05
Cựu chiến binh  Bài viết: 2589

Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.

Re: Lịch sử Quân sự Việt Nam-Tập 9
« Trả lời #1 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2009, 09:42:44 PM »



                             
LỜI GIỚI THIỆU
Tập 1, bộ Lịch sử quân sự Việt Nam (14 tập) do GS. Hà Văn Tấn chủ biên đã ra mắt bạn đọc từ cuối năm 1999, vinh dự được Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu viết Lời tựa và GS. Trần Văn Giàu viết Lời giới thiệu. Hiện nay, bản thảo các tập tiếp theo đang được hoàn thành, lần lượt sẽ ra mắt bạn đọc. Đó là kết quả của sự hợp tác khoa học giữa Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia với nhiều nhà khoa học và các cơ quan chức năng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng Khoa học lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng do Trung tướng, TS. Nguyễn Huy Hiệu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Chủ tịch.  Năm nay, thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị về việc tổ chức kỷ mềm trọng thể những ngày lễ lớn trong năm 2000, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam hoàn thành việc biên soạn và xuất bản tập 9 của bộ sử lớn này với tiêu đề: Hoạt động quân sự từ 1897 đến Cách mạng Tháng Tám 1945. Đối với lịch sử Việt Nam, đây là giai đoạn hết sức bi tráng, vô cùng đau thương, anh dũng, và rất vinh quang, một bước ngoặt lịch sử của dân tộc. Các hoạt động quân sự chống xâm lược trình bày trong tập sách kéo dài trong gần 50 năm, bắt đầu từ năm 1897, chia làm hai giai đoạn khác nhau. Giai đoạn thứ nhất 1897-1930: Năm 1897, bốn mươi năm sau kể từ ngày nổ súng ở vùng biển Sơn Trà - Đà Nẵng (1-9-1858) xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp xem là đã hoàn tất công việc bình định, thiết lập xong bộ máy cai trị trên đất nước ta và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa. Trên thực tế những hoạt động quân sự chống xâm lược của nhân dân ta chưa bao giờ bị dập tắt, vẫn tiếp tục diễn ra với những hình thức, quy mô và xu hướng khác nhau ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam, từ miền núi đến miền xuôi từ thành thị đến các vùng nông thôn rộng lớn. Bản thân việc cai trị hà khắc và cuộc khai thác thuộc địa tàn bạo làm bần cùng dân tộc, buộc nhân dân cả nước liên tục vùng lên chống quân xâm lược. Giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản và trí thức ra đời cùng với quá trình khai thác thuộc địa đã làm biến đổi nhanh chóng cơ cấu xã hội Việt Nam hồi đầu thế kỷ. Các giai tầng xã hội tuy có xu hướng chính trị khác nhau nhơng do lòng yêu nước và căm thù giặc đã quyết không khuất phục, đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp. Tình hình quốc tế và khu vực ở giai đoạn này có tác động quan trọng đến những xu hướng cứu nước của những chí sĩ yêu nước vốn xuất thân là những nhà nho mà Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là những người tiêu biểu. Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, những hoạt động yêu nước của Đông Kinh nghĩa thục, Việt Nam Quang phục hội, phong trào Đông Du... mang màu sắc dân chủ tư sản. Đặc biệt hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học đứng đầu với cuộc khởi nghĩa Yên Bái là nỗ lực
nguon VI OLET