LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM

TÊN SÁCH: LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM - TẬP 1: BUỔI ĐẦU GIỮ NƯỚC.
   NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA.
   NĂM XUẤT BẢN: 1999.
   SỐ HOÁ: Ptlinh, UyenNhi05.
( Nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=4088.0 )
 


   

Ban chủ nhiệm:
   Trung tướng, PGS NGUYỄN ĐÌNH ƯỚC.   
   Đại tá PGS, PTS NGUYỄN QUỐC DŨNG. 
   Đại tá, PGS, PTS TRỊNH VƯƠNG HỒNG. 
   Đại tá PTS LÊ ĐÌNH SỸ.

   Tập thể tác giả:
   GS. Hà VĂN TẤN (chủ biên).
   PGS CHỬ VĂN TẦN.
   PGS, PTS PHẠM LÝ HƯƠNG.
   PTS TRỊNH CAO TƯỞNG.
   Đại tá PGS, PTS NGUYỄN QUỐC DŨNG.
( Nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=4088.0 )
 

Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước “.                                                               
                                     HỒ CHÍ MINH
 

LỜI NHÀ XUẤT BẢN


   Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thử II của Đảng 2-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thông quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
   Bằng tinh thần yêu nước cùng với ý chí tự lực, tự cường và tài thao lược Việt Nam được hun đúc suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giừ nước, dân tộc ta đã lập nên những chiến công hiển hách. Nước Việt Nam trải dài từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau hiên ngang nhìn ra Thái Bình Dương với thế đứng vững vàng hôm nay là thành quả của biết bao mồ hôi, xương máu của những thế hệ người Việt Nam xây dựng và chiến đấu.
 
   Chỉ tính từ thế kỷ III trước Công nguyên - từ cuộc xâm lược của nhà Tần vào đất Việt đến nay, trải qua gần 2.300 năm, dân tộc ta đã buộc phải cầm vũ khí tới 12 thế kỷ để bảo vệ độc lập chủ quyền của Tổ quốc, đấy là chưa kể công cuộc mở nước và các cuộc nội chiến khốc liệt kéo dài. Chiến tranh giữ nước đã đi suốt chiều dài cùng lịch sử đất nước.

    Trong lịch sử nhiều nghìn năm, dân tộc ta phải thường xuyên đương đầu với những thế lực ngoại xâm rất to lớn, cực kỳ hung bạo và nham hiểm; vì vậy, muốn thắng giặc, ông cha ta đã sáng tạo ra cách đánh đặc sắc Việt Nam ở tầm binh thuyết. Những chiến công và bài học lịch sử trong các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm của cha ông là bộ phận chủ đạo của lịch sử dân tộc, là niềm tự hào chung của mọi người Việt Nam yêu nước, chúng ta phải có trách nhiệm “kiểm kê” và “bảo quản” cẩn trọng kho báu đó cho muôn đời con cháu.
Nằm trong cố gắng chung của giới sử học, vừa qua Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã chủ động phối hợp với các nhà sử học giàu tâm huyết trong và ngoài quân đội tổ chức nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử quân sự Việt Nam, 14 tập. Đây là một bộ sách rất công phu và có giá trị, được xem như bộ sử lớn đương đại, dựng lại toàn bộ hoạt động quân sự của dân tộc trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, kể cả những cố gắng mở nước của cha ông và các cuộc nội chiến từ thời Hùng Vương - An Dương Vương cho đến ngày nay theo lịch đại trên tất cả các mặt:

      Lịch sử khởi nghĩa và chiến tranh.
      Lịch sử nghệ thuật quân sự.
      Lịch sử tổ chức quân sự.
      Lịch sử tư tưởng quân sự.
      Lịch sử kỹ thuật quân sự.

   Tập 1 mang tiêu đề: BUỔI ĐẦU GIỮ NƯỚC (Thời Hùng Vương - An Dương Vương) do các chuyên gia khảo cổ học đảm nhiệm. Các tác giả đã cố gắng tái tạo nền văn minh sông Hồng rực rỡ, xuất hiện rất sớm ở Việt Nam, sự ra đời của Nhà nước Văn Lang - âu Lạc và hai cuộc kháng chiến đầu tiên chống đế chế Tần và quân Triệu Đà xâm lược.

    Có thể nói đây là một trong những tập khó khăn nhất của bộ sách. Các tác giả đã cố gắng sử dụng triệt để nguồn tài liệu khảo cổ học, dân tộc học, văn hoá dân gian, nguồn sử liệu tuy ít ỏi nhưng rất có giá trị của các bộ sử cổ của cả Việt Nam và Trung Quốc và những công trình khoa học đã được công bố để phân tích, đối chiếu, so sánh với thái độ khoa học rất tỉ mỉ, cẩn trọng, dựng lại diện mạo chân thực của lịch sử giai đoạn này một cách có chủ kiến.
 
   Việc xuất bản tập 1 của bộ sách là thành công mới của giới sử học Việt Nam nói chung và sử học quân sự nói riêng.

    Vì tầm quan trọng và giá trị khoa học, bộ sách đã vinh dự được Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu viết Lời tựa, nhà sử học lão thành - Giáo sư Trần Văn Giàu viết Lời giới thiệu.

   Nhà xuất bản Chính trị quốc gia và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và Giáo sư Trần Văn Giàu. Cũng ở tập 1 này, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam có phần mở đầu rất quan trọng cho cả 14 tập.

   Với tất cả sự trân trọng lịch sử vẻ vang của cha ông để lại chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc tập 1 của bộ Lịch sử quân sự Việt Nam, 14 tập. Những tập khác của bộ sử đang được khẩn trương hoàn thành và sẽ lần lượt ra mắt bạn đọc những năm sau.

                                                                                                                          Tháng 10 năm 1999
                                                                                                                          NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA.

 

« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Hai, 2008, 10:49:17 PM gửi bởi ptlinh »

Logged


"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam

« Trả lời #1 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2008, 10:57:29 PM »

 


LỜI TỰA


   Dựng nước luôn luôn đi đôi với giữ nước đã trở thành một quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là vấn đề chiến lược có ý nghĩa sống còn, bảo đảm cho dân tộc ta mãi mãi trường tồn và cường thịnh.

  Dân tộc Việt Nam đã trải qua chặng đường dài hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đầy gian khổ hy sinh nhưng rất vẻ vang. Một dân tộc mà hàng bao thế hệ kế tiếp nhau phải chống ngoại xâm, trong những điều kiện rất ác liệt, trong so sánh lực lượng hết sức chênh lệch, tiến hành chiến tranh vệ quốc với hoàn cảnh một nước kinh tế còn lạc hậu, chống lại sự xâm lược của những kẻ thù giàu mạnh, đông quân hơn, trang bị hiện đại hơn, người Việt Nam đã tìm ra cách đánh riêng, có hiệu quả. Đó là cả nước đánh giặc, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh; mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm, đường phố là một pháo đài, đánh giặc mọi nơi, mọi lúc và bằng mọi loại vũ khí có trong tay.

   Qua mỗi cuộn chiến tranh, thời nào dân tộc ta cũng có những anh hùng hào kiệt, những tướng lĩnh thao lược, những nhà quân sự - chính trị kiệt xuất. Trước kẻ thù xảo quyệt và hung bạo, dân tộc Việt Nam đã vùng lên, dám đánh, quyết đánh, biết đánh và biết thắng bằng sức mạnh của truyền thống dân tộc anh hùng, lòng dũng cảm và trí tuệ của con người Việt Nam giàu lòng nhân nghĩa nhưng rất kiên cường.  Nghệ thuật đánh giặc, tư tưởng - lý luận quân sự Việt Nam phát triển và trở thành một truyền thống quân sự độc đáo, một kế sách giữ nước thích hợp và đạt đến đỉnh cao học thuyết chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh.
 
   Lịch sử quân sự dân tộc ta để lại một kho tàng kinh nghiệm vô giá, những bài học sâu sắc cho muôn đời. Càng tự hào và trân trọng di sản quá khứ, chung ta càng phải khai thác, khơi dậy nguồn sức mạnh của bao thế hệ người Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong công cuộc đổi mới, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta cần vận dụng sáng tạo những bài học lịch sử, phát huy tinh thần anh hùng dân tộc, tinh thần yêu nước nồng nàn cũng như truyền thống lao động, chiến đấu dũng cảm và sáng tạo của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mỗi người Việt Nam chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ và thực hiện lời dạy của Chủ tịch  Hồ Chí Minh: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu  ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

   Với ý thức sâu sắc rằng, giữ gìn và phát huy truyền thống hào hùng của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước là bổn phận và trách nhiệm, là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người Việt Nam ngày nay, tôi rất hoan nghênh Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu, biên soạn và phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam 14 tập; cám ơn các nhà nghiên cứu sử học trong và ngoài quân đội đã nhiệt tình cộng tác trong việc biên soạn và xuất bản bộ sách này. Đây là một công trình rất quan trọng, có giá trị khoa học và thực tiễn to lớn, góp phần thực hiện nghị quyết của Trung ương Đảng về công tác khoa học và công  nghệ, về giừ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; góp phần giáo dục lòng tự hào dân tộc, củng cố tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, cổ vũ toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta hăng hái tiến lên vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
                                                                                                                                              TỔNG BÍ THƯ
                                                                                                                               BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
                                                                                                                                 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
                                                                                                                                        
                   LÊ KHẢ PHIÊU

 

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2008, 11:02:48 PM gửi bởi UyenNhi05 »

Logged


UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam

« Trả lời #2 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2008, 11:06:15 PM »

 


LỜI GIỚI THIỆU



   Dân tộc Việt Nam có một truyền thống quân sự rất đáng tự hào, được hun đúc từ lâu đời và truyền lại qua bao thế hệ nối tiếp. Đó là truyền thống lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh; một truyền thống anh hùng bất khuất, thông mình sáng tạo, tài thao lược kiệt xuất, quyết chiến, quyết thắng vì tự do độc lập. Nhờ đó mà nhân dân ta đã giữ gìn được quê hương, đất nước, bảo vệ giống nòi và bản sắc của mình sau hàng nghìn năm, với nhiều lần bị phong kiến phương Bắc và các đế quốc lớn đô hộ.
 
   Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta trải qua những bước thăng trầm, thịnh suy; nhưng thế kỷ nào, triều đại nào cũng có chiến công, chưa bao giờ vắng người hào kiệt, chưa lúc nào thiếu bóng anh hùng. Trên hành tinh đã xuất hiện những dân tộc anh hùng, trong đó Việt Nam là một dân tộc phải vượt qua nhiều thử thách nhất. Nhưng “trải biến cố nhiều thì trí lực sâu, lo việc xa mà thành công lạ”, vì thế, lịch sử hàng nghìn năm của Việt Nam đã hun đúc nên những phẩm giá cao đẹp và vĩ đại, ý chí kiên cường và trí tuệ sáng tạo của một dân tộc anh hùng.

   Không chỉ riêng chúng ta tự hào mà cả anh em, bè bạn đều khâm phục truyền thống quật cường của dân tộc Việt Nam. Một đất nước có lịch sừ lâu đời đã trải qua một chặng đường dài hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đầy chông gai nhưng rất quang vinh; một đất nước mà điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sừ đã đặt ra quá nhiều thử thách gian nguy, phải thường xuyên đối phó với thiên tai và địch hoạ.  Đối với dân tộc Việt Nam, thử thách lớn nhất và nguy hiểm nhất là phải, liên tục chống lại những thế lực xâm lược quá lớn mạnh và hung bạo để bảo vệ tự do, độc lập. Tuy nhiên, khi lao động dựng nước cũng như khi chiến đấu giữ nước, nhân dân ta luôn luôn đoàn kết, hợp quần trong tình làng nghĩa xóm, trong khối cộng đồng quốc gia dân tộc. Nhân dân ta chiến đấu và chiến thắng ngoại xâm bằng cả tinh thần và ý chí, bằng cả trí tuệ và nhân nghĩa Việt Nam.  Việt Nam là một dân tộc có truyền thống và tư chất quân sự đặc biệt. Có dân tộc nào yêu quý hoà bình và khát vọng độc lập tự do như dân tộc Việt Nam? Chính điều đó đã thôi thúc nhân dân cả nước đứng lên chiến đấu giữ nước. Không để cho kẻ thù khuất phục, dân tộc Việt Nam luôn luôn vươn lên với ý chí kiên cường, với trí tuệ tài ba và năng lực sáng tạo phong phú vì tự do độc lập. Trước những kẻ thù to lớn, quân đông và thiện chiến, cuộc chiến đấu của dân tộc ta thường mang tính toàn dân, toàn diện, cả nước đánh giặc. Những cuộc đọ sức ấy biểu hiện trên tất cả các mặt hoạt động xã hội, nhưng trong đó, đấu tranh quân sự là lĩnh vực chủ yếu phải tập trung nhiều tinh lực nhất và diễn ra quyết liệt nhất. Thất bại chỉ là tạm thời, và không bao giờ vì thất bại mà chùn chân, nản chí, dân tộc ta cuối cùng đã chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, kể cả những đế quốc hùng mạnh bậc nhất của các thời đại. Qua hàng chục thế kỷ, thường xuyên phải sống trong sự tủi hờn nước mất nhà tan, trong bão lửa của chiến tranh chống xâm lược, nhân dân Việt Nam càng hiểu rõ những giá trị truyền thống của mình. Truyền thống quân sự với bao bài học quý giá ấy là báu vật của tổ tiên được xây đắp bằng mồ hôi nước mắt, bằng máu xương của bao thế hệ. Lịch sử Việt Nam trải qua bao gian nan thử thách; nhưng “lửa thử vàng gian nan thử sức”; thực tế lịch sử đã chứng minh rằng: ‘Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói.

   Nghiên cứu, tìm hiểu toàn diện các lĩnh vực của lịch sử quân sự dân tộc vừa là một nhu cầu, vừa là một nhiệm vụ sử học to lớn. Nhiệm vụ đó có thể và cần phải thực hiện khi giờ đây, trong không khí cởi mở của đất nước thời kỳ đổi mới, khi mà sử học nói chung và sử học quân sự nói riêng đã có nhiều biến chuyển, đạt được những thành tựu quan trọng. Nhiều đề tài nghiên cứu được tiến hành, nhiều cuộc hội thảo khoa học về các nhân vật và sự kiện quân sự được tổ chức, nhiều tác phẩm sử học được xuất bản. Tuy nhiên, giới sử học và Việt Nam học trong và ngoài nước đang mong muốn tìm hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc về lịch sử quân sự Việt Nam. Khắp năm châu, bè bạn nghiên cứu lịch sử Việt Nam, nghiên cứu truyền thống quân sự Việt Nam với sự say mê và nhiệt tình của họ là để rút ra những kinh nghiệm tích cực cho bản thân. Điều làm cho các nhà Việt Nam học ngạc nhiên là tại sao Việt Nam có tinh thần chiến đấu ngoan cường như vậy? Tại sao Việt Nam có thể chiến thắng những kẻ thù lớn mạnh gấp bội mình? Đối phương cũng nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam vì những mục tiêu của họ.  Người Việt Nam càng cần hiểu biết lịch sử dân tộc để phát huy những giá trị tinh thần, những truyền thống và kinh nghiệm lao động, chiến đấu trong sự nghiệp của mình.
 
   Chúng ta đang có điều kiện hơn trước để “phát kiến” chính  dân tộc của chúng ta trong chiều sâu lịch sử; tìm hiểu tổ tiên, ông cha một cách cặn kẽ và hệ thống, chúng ta không có gì khác hơn là để xây dựng con người mới, xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa mà sâu gốc bền rễ trong lịch sử dân tộc. Chủ nghĩa xã hội của chúng ta phải được xây dựng trên cơ sở kế thừa lịch sử có chọn lọc, có phê phán, trong đó truyền thống quân sự Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng. Chính vì lẽ đó mà nghiên cứu lịch sử giữ nước của dân tộc để có một bộ Lịch sử quân sự Việt Nam tương đối hoàn chỉnh và hệ thống, phản ánh được các lĩnh vực hoạt động quân sự của dân tộc từ xưa đến nay là rất cần thiết.

   Tôi tin chắc rằng, việc Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử quân sự Việt Nam 14 tập sẽ đáp ứng được mong mỏi của bạn đọc. Tôi hoan nghênh Viện Lịch sử quân sự Việt Nam và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cho công bố công trình khoa học có ý nghĩa to lớn này, vui mừng và trân trọng giới thiệu với bạn đọc.


                                                                                                                                       TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 5 Năm 1999

                                                                                                                                                  GIÁO SƯ TRẦN VĂN GIÀU

 

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2008, 11:08:38 PM gửi bởi UyenNhi05 »

Logged


"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam

« Trả lời #3 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2008, 10:28:09 PM »

 


MỞ ĐẦU

 

LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU



Lịch sử quân sự là quá trình phát sinh và phát triển lĩnh vực quân sự của loài người từ xưa đến nay. Nó là một bộ phận của lịch sử xã hội. Trong lịch sử Việt Nam, từ xa xưa đến nay các hoạt động quân sự của dân tộc ta được hình thành và phát triển, gắn liền với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, chống lại âm mưu và hành động thôn tính bằng bạo lực của bọn xâm lược.

So với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, lịch sử quân sự Việt Nam có bề dày rất lớn, phong phú và nhiều nét đặc sắc. Do đó, việc nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam cần được xúc tiến mạnh mẽ, xứng đáng với tầm vóc của lịch sử dân tộc, để tiếp tục đưa khoa học lịch sử quân sự vươn lên đáp ứng tốt yêu cầu và đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
 
 

I. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM


1. Các giai đoạn phát triển của Lịch sử quân sự Việt Nam:

Việt Nam là một quốc gia phát triển sớm và có ích sử lâu đời. Trong lịch sử Việt Nam, lịch sử quân sự được biểu hiện đậm nét và oanh liệt nhất. Đó là lịch sử quá trình phát sinh và phát triển các hoạt động quân sự của dân tộc ta trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.

Việt Nam có vị trí quan trọng trên các lĩnh vực chính trị ‘-quân sự, văn hoá và kinh tế, trong mối quan hệ giữa các quốc gia trên lục địa châu á nói chung, vùng Đông - Nam á nói riêng. ở một đầu mối giao thông tự nhiên trong vùng, Việt Nam có điều kiện giao lưu, tiếp nhận ảnh hưởng của các nền văn minh khác, trở thành nơi hội tụ nhiều nền văn minh trong khu vực và thế giới. Nơi đây có tài nguyên phong phú, là một địa bàn chiến lược trọng yếu mà bọn xâm lược qua các thời đại đều muộn chiếm lấy để thực hiện mưu đồ thực dân của chúng. Các thế lực bành trướng hên tục gây chiến tranh thôn tính nước ta. Vì thế, từ xa xưa hoạt động quân sự của đần tộc ta đã xuất hiện và phát triển, trở thành một nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đất nước ta là một trong những chiếc nôi của loài người, một xứ sở của văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, sớm có nền văn hoá bản địa với bản sắc riêng. Thành quả lao động đáng tự hào của người xưa để lại là sớm tạo dựng nên một nền văn hoá - văn minh Việt mà tiêu biểu là văn minh Sông Hồng và văn minh Đại Việt rực rỡ, toả sáng trong vùng. Đó là những nền văn minh cổ xưa nhưng xán lạn, tiêu biểu cho tài năng lao động sáng tạo, những phẩm giá cao quý và truyền thống tinh thần của tổ tiên. Tuy nhiên, do vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch sử riêng, Việt Nam thường xuyên phải gánh chịu những thử thách hiểm nguy trước thiên tai và địch hoạ.

Trong lịch sử, dân tộc ta biết bao lần bị phong kiến phương Bắc tiến công xâm lược, nhiều lần và trong nhiều thế kỷ bị đô hộ với âm mưu Hán hoá; rồi đến thời cận đại và hiện đại phải chống nguy cơ âu hoá và Mỹ hoá trong mưu đồ xâm lược của các đế quốc tư bản phương Tây. Vốn có một nền văn hoá bản địa vững bền nên dân tộc ta không bị đồng hoá; những ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh phương Bắc hay phương Tây cũng không làm mất được bản sắc riêng của văn hoá dân tộc Việt Nam.

Việt Nam còn là một đất nước sớm hình thành dân tộc, sớm thống nhất đất nước và cũng sớm hình thành nhà nước tập quyền. Trước sự đe doạ của thiên tai và giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã cố kết và hợp quần lại để có đủ sức mạnh dựng nước và giữ nước. Công cuộc lao động và chiến đấu gian khổ tạo nên sự gắn bó mật thiết giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ láng giềng, dòng họ; trong cộng đồng rộng lớn Nhà - Làng - Nước - Dân tộc Chính vì thế, người Việt đã sớm nhận thức được rằng, quê cha đất tổ, non sông đất nước này là do bàn tay, khối óc và xương máu của biết bao thế hệ xây đắp nên, là tài sản vô giá truyền lại muôn đời. Tình yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết, sức mạnh và ý thức độc lập tự chủ của dân tộc đã nảy sinh và phát triển trên cơ sở đó.

Truyền thống quân sự là nét nổi bật của lịch sử Việt Nam. Lịch sử quân sự Việt Nam xuất hiện từ buổi đầu dựng nước, có một quá trình phát triển liên tục, chủ yếu do nhu cầu chống ngoại xâm, luôn gắn liền trong mối quan hệ giữa chiến tranh và hoà bình, giữa dựng nước và giữ nước. Suốt dọc dài lịch sử của mình, dân tộc Việt Nam đã nêu cao tinh thần bất khuất, tự lập tự cường, trí thông minh và tài thao  lược; xây dựng nên một nền văn hoá quân sự độc đáo. Mỗi giai đoạn lịch sử, dân tộc ta đều có những nỗ lực sáng tạo, đều giành được những chiến công vang dội, lập nên những chiến tích phi thường trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Có thể phân chia các giai đoạn Lịch sử quân sự Việt Nam như sau:
 

 

« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Hai, 2008, 10:29:47 PM gửi bởi UyenNhi05 »

Logged


"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam

« Trả lời #4 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2008, 10:32:20 PM »

 




1.1. Giai đoạn dựng nước và giữ nước thời Hùng Vương- An Dương Vương (từ thế kỷ II Tr.CN về trước).

Trong giai đoạn này nhiều truyền thống dân tộc đã được hình thành, lịch sử quân sự Việt Nam xuất hiện và phát triển bước đầu. Nhân dân Văn Lang - Âu Lạc phải liên tục chống nhiều thứ giặc, tiêu biểu là hai cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ thứ III Tr. CN) và chống Triệu (thế kỷ thứ II Tr.CN).
 
Vừa dựng nước tổ tiên ta đã phải đánh giặc giữ nước. Qua cuộc đấu tranh chống thiên tai và địch hoạ, ý thức cộng đồng, ý chí chống ngoại xâm của dân tộc ta đã phát sinh và phát triển. Người Việt đã rút ra được nhiều bài học, trong đó có bài học chiến thắng quân xâm lược Tần lớn mạnh và bài học mất nước thời An Dương Vương.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ hơn 10 năm của nhân dân Văn Lang - Âu Lạc đã ghi vào lịch sử trang mở đầu của truyền thống quân sự Việt Nam. Thành Cổ Loa và các vũ khí bảo vệ thành như nỏ liên châu là những sáng chế lớn về kỹ thuật quân sự, thể hiện tư duy quân sự độc đáo của nhân dân Âu Lạc.

1. 2. Giai đoạn đấu tranh chống Bắc thuộc, giải phóng dân tộc (Từ thế kỷ II Tr. CN đến thế kỷ X).

Thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống Triệu đã dẫn đến một thảm hoạ lớn: nước ta bị phong kiến phương Bắc qua nhiều triều đại như Triệu, Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Tuỳ và Đường đô hộ. Thời Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm với âm mưu đồng hoá thâm độc  của ngoại bang là một thử thách hết sức nghiêm trọng đối với  sự mất còn của dân tộc ta.

Lịch sử quân sự Việt Nam giai đoạn này chứng tỏ, từ rất sớm người Việt đã có ý thức dân tộc ý chí quật cường và tinh thần bền bỉ đấu tranh bảo vệ giống nòi tổ tiên, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá lâu đời quyết tâm giành lại tự do, độc lập.
 
Tinh thần và ý chí đó được biểu hiện qua bao cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống ách đô hộ, chống sự đồng hoá tàn bạo, thâm hiểm của phong kiến phương Bắc. Hai Bà Trưng, Bà Triệu tiêu biểu cho khí phách dân tộc, cho ý chí quật cường, quyết tâm “giành lại giang san, cởi ách nô lệ”.
 
Khởi nghĩa Lý Bí thành công dẫn đến sự thành lập Nhà nước Vạn Xuân, kháng chiến chống Lương (545-550), chống Tuỳ (602) cùng với các cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ nhà Đường như khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687), của Mai Thúc Loan (722), của Phùng Hưng (766-791), của Dương Thanh (819-820) và cuộc nổi dậy khôi phục chính quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ (905) là những sự kiện lịch sử quân sự tiêu biểu trong quá trình chống Bắc thuộc và chống đổng hoá của nhân dân ta.

Hai cuộc kháng chiến chống Nam Hán các năm 931 và 938 do Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền lãnh đạo đã khẳng định quyết tâm giành và giữ độc lập tự do của cả dân tộc. Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử đánh tan giặc Nam Hán (938) là cột mốc lớn kết thúc giai đoạn mất nước, mở ra thời kỳ phát triển mới của lịch sử quân sự Việt Nam trong kỷ nguyên độc lập tự chủ từ thế kỷ thứ X.

1.3. Giai đoạn đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trải qua các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ và Lê Sơ (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV).

Nước Đại Việt độc lập đang vươn lên xây dựng một quốc gia văn minh, thịnh vượng, thì ở phương Bắc xuất hiện những thế lực bành trướng, xâm lược lớn mạnh và nạn ngoại xâm vẫn không ngừng đe doạ. Nhân dân ta lại phải tiếp tục sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Hai nhiệm vụ dựng nước và giữ nước luôn luôn gắn bó khăng khít trong lịch sử Việt Nam.  Năm thế kỷ phục hưng đất nước cũng là một giai đoạn huy hoàng của lịch sử dân tộc ta với bao thành tựu rạng rỡ của nền văn hoá Thăng Long và nhiều võ công hiển hách trong sự nghiệp giữ nước.

Chiến công của Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên “loạn 12 sứ quân” thống nhất giang sơn cùng với chiến thắng trong kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo (981), khẳng định chủ quyền quốc gia, tạo điều kiện cho đất nước bước vào kỷ nguyên văn minh Đại Việt dưới các vương triều Lý 1010-1225), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407) và Lê SƠ 1428-1527).

Giai đoạn này khẳng định sự phát triển của binh chế và kế sách giữ nước tiến bộ của Nhà nước Đại Việt.  Một tổ chức quân sự với nhiều thứ quân ra đời bao gồm cấm quân (quân triều đình), quân các đạo, lộ (quân địa phương) và dân binh, hương binh các làng bản. Lịch sử kỹ thuật quân sự giai đoạn này có bước phát triển mới, từ bạch khí chuyển sang hoả khí. Tư tưởng và nghệ thuật quân sự đã đạt đến một đỉnh cao chói lọi, thể hiện trí tuệ, tài năng quân sự của dân tộc ta.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và bài thơ Nam quốc sơn hà - tuyên ngôn độc lập đầu tiên nổi tiếng, chứng tỏ sự phát triển của tinh thần yêu nước, cũng như hành động và nhận thức về chủ quyền của dân tộc ta. Ba lần kháng chiến chống Nguyên - Mông thắng lợi cùng với những bộ Binh thơ, Hịch tướng sĩ, Di chúc của Trần Quốc Tuấn phản ánh bước trưởng thành về tư tưởng, lý luận quân sự Việt Nam, của tư duy quân sự gắn nước với dân, dựa vào dân để tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước. Cuộc kháng chiến chống Minh thời Hồ đã để lại bài học sai lầm trong tổ chức và chỉ đạo chiến tranh. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) nêu cao ngọn cờ đại nghĩa, phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mang tính chất nhân dân sâu rộng.  Bình Ngô đại cáo vang động núi sông, thể hiện ước vọng của cả nước: “Mở nền muôn thuở thái bình”. Lịch sử quân sự dân ..tộc thế kỷ X - XV để lại những bài học lớn về tổ chức, xây dựng lực lượng và tiến hành chiến tranh nhân dân chống xâm lược, về kế sách và nghệ thuật đánh giặc giữ nước... Kỷ nguyên Đại Việt thật đáng tự hào với bao thành tựu trên cả hai Linh vực xây dựng và bảo vệ đất nước, rực rỡ văn trị, chói lọi võ công.

 

 

 

Logged

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam

« Trả lời #5 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2008, 10:34:52 PM »

 



1.4.  Giai đoạn nội chiến, khởi nghĩa nông dân và chiến tranh giữ nước từ đầu thứ kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX.
 
Từ thế kỷ XVI, trong khi nhiều nước châu âu chuyển sang giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, thì ở Đại Việt, Nhà nước phong kiến đang bước sang giai đoạn khủng hoảng và trở thành lựe cản của sự phát triển xã hội. Nước ta đắ chìm trong một thời kỳ dài hơn hai thế kỷ bị chia cắt và nội chiến với chiến tranh Lê - Mạc 1543-1592) và chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627-1672). Lịch sử quân sự Việt Nam thời kỳ này tiếp tục phát triển với sự hoàn thiện của các tổ chức quân sự, trang bị vũ khí kỹ thuật, tư tưởng - lý luận mới trong điều kiện hoả khí phát triển; đặc biệt nổi bật là hoạt động chiến tranh giữa các phe phái phong kiến và những cuộc khởi nghĩa nông dân chống áp bức.

Mâu thuẫn xã hội gay gắt dẫn đến sự bùng nổ cao trào khởi nghĩa nông dân và đưa đến thắng lợi của phong trào Tây Sơn. Từ một cuộc khởi nghĩa nông dân, phong trào Tây Sơn phát triển thành một phong trào dân tộc rộng lớn, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia và thực hiện ..  thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Xiêm (1784 - 1785) và chống Thanh 1788-1789). Quang Trung - Nguyễn Huệ, một thủ linh áo vải của phong trào nông dân trở thành anh hùng dân tộc với tài năng chính trị - quân sự kiệt xuất. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoả khí, nghệ thuật tập trung binh lực, hiệp đồng giữa các loại quân với cách định thần tốc, táo bạo trên nhiều mũi, nhiều hướng đã phát huy được hiệu quả chiến đấu rất cao.

Sau khi Quang Trung mất (1792), triều đại Tây Sơn suy yếu và bị Nguyễn Ánh đánh bại. Triều Nguyễn thành lập (1802), đóng đô ở Phú Xuân (Huê) với tên nước là Việt Nam.  Nhà Nguyễn tổ chức một quân đội lớn, đắp thành luỹ, đúc nhiều súng thần công, nhằm chống lại các cuộc khởi nghĩa nông dân và đề phòng sự xâm lược của ngoại bang. Nhưng trong bối cảnh thế giới thế kỷ XIX, triều Nguyễn là một vương triều quân chủ chuyên chế bảo thủ, không có khả năng đưa đất nước tiến kịp trào lưu tiến hoá của thời đại mới, làm cho thế nước suy yếu. Vì vậy, từ giữa thế kỷ XIX, Việt Nam đã bị thực dân Pháp xâm lược.

1.5. Giai đoạn gần 100 năm chống sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân Pháp (từ 1858 đền Cách mạng Tháng Tám 1945).

Bước sang thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây, trong đó có Pháp đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và ráo riết tìm kiếm thị trường, tiến hành chiến tranh xâm lược ở Đông Nam á và châu á. Đối tượng cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc ta từ đây không phải là một quốc gia phong kiến phương Đông nữa mà là một cường quốc tư bản phương  Tây đi trước ta một phương thức sản xuất, có nền kinh tế  phát triển, có quân đội mạnh với vũ khí trang bị hiện đại.
 
Lịch sử quân sự Việt Nam bước sang giai đoạn chống thực dân Pháp xâm lược. Hoạt động quân sự của dân tộc trong giai đoạn này chủ yếu là đấu tranh vũ trang của quân và dân cả nước chống lại ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do. Đó là cuộc kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của  một số vị vua có tinh thần yêu nước thuộc triều đình nhà Nguyễn, của các sĩ phu hoặc những nhà yêu nước nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; là hoạt động vũ trang cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám 1945. Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh sau bao năm bôn ba tìm đường cứu nước đã trở về Tổ quốc, trở thành lãnh tụ của Đảng và của cả dân tộc. Trong giai đoạn này, lực lượng vũ trang cách mạng ra đời, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh xuất hiện và trở thành ngọn đuốc soi đường cho các hoạt động vũ trang cách mạng ở Việt Nam.

Sự xuất hiện Đảng Cộng sản do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo là nhân tố cơ bản, tất yếu, quyết định những thắng lợi oanh liệt và các bước nhảy vọt lớn trong lịch sử nói chung và lịch sử quân sự Việt Nam nói riêng. Đảng kết hợp tinh thần cách mạng của giai cấp công nhân với truyền thống yêu nước kiên cường, bất khuất của dân tộc, đưa sự nghiệp giải phóng đất nước từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng trong vòng 15 năm (1930-1945), cách mạng Việt Nam trải qua cao trào (1930-1931), cao trào dân chủ (1936-l939) cao trào cứu nước trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai (l939-1945) dẫn tới thắng lợi rực rỡ của Cách mạng tháng Tám 1945.
 
Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Bà Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 là thành tựu tuyệt vời của ý chí, tinh thần, trí tuệ con người và văn hoá cứu nước, giữ nước Việt Nam. Tinh thần và trí tuệ ấy xuất hiện từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc, được nâng lên một tầm cao mới. Nó kết tinh truyền thống quân sự của một dân tộc có lịch sử hàng ngàn năm chống phong kiến bành trướng xâm lược phương Bắc và gần một thế kỷ đấu tranh chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân đế quốc.

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Lịch sử quân sự Việt Nam  chuyển sang một giai đoạn phát triển mới: giai đoạn đấu tranh bảo vệ độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc, bảo vệ nhà nước và chế độ mới ở Việt Nam.
 

 

 

Logged


"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam

« Trả lời #6 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2008, 10:39:52 PM »

 



1.6. Giai đoạn 30 năm đấu tranh cách mạng, gồm hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).

Ngày 23-9-1945 thực dân Pháp gây hấn ở Sài Gòn, một lần nữa phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.  Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vừa ra đời đã đứng trước một thử thách khắc nghiệt như “ngàn cân treo sợi tóc” . Lợi dụng nước ta đang chồng chất khó khăn, bè lũ đế quốc “định hãm ta trong thế cô độc, buộc ta phải đánh với nhiều kẻ thù một lúc”. Nhưng Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sách lược tài tình, khéo lợi dụng mâu thuẫn của kẻ địch, tranh thủ hoà hoãn với Pháp để đẩy gần 20 vạn quân Tưởng về nước, chuẩn bị kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp. Đêm 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Cả dân tộc Việt Nam nhất tề đứng lên theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết chặt chẽ, quyết chiến đấu đến cùng vì độc lập tự do, với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Từ 1945 đến 1954, quân dân cả nước đã tiến hành một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh, giành được những thắng lợi rực rỡ, làm thất bại nhiều kế hoạch chiến lược của thực dân Pháp. Lịch sử quân sự dân tộc phát triển lên tầm cao mới, ghi thêm nhiều chiến công lớn. Tiêu biểu là chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947, chiến thắng Biên Giới (1950), chiến thắng Hoà Bình, Tây Bắc (1952) và cuối cùng là chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Chiến công này là mốc vàng lịch sử đánh dấu sự thất bại của chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp, dẫn đến ký Hiệp định Giơnevơ (1954), giải phóng hoàn toàn miền Bắc Việt Nam và quy định sau 2 năm, tiến tới hoà bình thống nhất Bắc - Nam. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chứng tỏ sức mạnh của một quân đội kiểu mới, thể hiện một đường lól quân sự và nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân sáng tạo của Đảng ta.

Nhưng đế quốc Mỹ đã phá hoại Hiệp định Giơnevơ, dựng lên chính quyền tay sai và biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mỹ, nhằm chia cắt lâu dài đất nước ta, ngăn chặn làn sóng cách mạng thế giới, dẫn đến cuộc đụng đầu lịch sử giữa dân tộc Việt Nam anh hùng với đế quốc Mỹ - kẻ hiếu chiến lớn mạnh và tàn bạo nhất thời đại.

Nhân dân miền Nam đã anh dũng đứng lên. Cả nước cùng đánh Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.  Miền Nam là tiền tuyến lớn; miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, là căn cứ địa, hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Quân và dân Việt Nam anh hùng đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược trải qua năm đời tổng thống Mỹ nối tiếp nhau, làm thất bại bốn chiến lược chiến tranh xâm lược với quy mô ngày càng lớn, với tính chất ác liệt, dã man của chúng. Đòn tiến công chiến lược Mậu Thân 1968, thắng lợi của cuộc tiến công năm 1972, cùng với chiến công xuất sắc của quân dân ta đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 của Mỹ vào Hà Nội và Hải Phòng đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pa ri, rút quân về nước. Đại thắng mùa Xuân 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.  Quân và dân cả nước thực hiện trọn vẹn quyết tâm chiến lược “đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ là cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm vô cùng oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi đó “mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm cỡ quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”1.  Đây là giai đoạn hào hùng nhất của lịch sử quân sự Việt Nam, giai đoạn phát triển mạnh mẽ của đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; nâng tư tưởng và nghệ thuật quân sự Việt Nam lên một tầm cao mới.


1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1977, tí. 5, 6. 

 

 

Logged

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam

« Trả lời #7 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2008, 10:44:10 PM »

 


1.7. Giai đoạn đánh thắng chiến tranh xâm lược ở biên giới phía Bắc và phía Tây - Nam, xây dựng quốc phòng và  bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (từ sau năm 1975).

Nước Việt Nam vừa độc lập, thống nhất, đang bước vào công cuộc xây dựng trong hoà bình thì các thế lực thù địch mưu toan phá hoại thành quả cách mạng của nhân dân ta, dùng hành động tiến công xâm lược, gây nên nhiều tội ác man rợ từ hai đầu biên giới phía Tây - Nam và phía Bắc Tổ cuốc Quân, dân ta buộc phải tiếp tục cầm súng bảo vệ Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.

Trong giai đoạn đất nước đổi mới, các lực lượng vũ trang của ta được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, phù hợp với tình hình mới và thực hiện nhiệm vụ xây dựng quốc phòng bảo vệ nền độc lập, tự do và chủ quyền đất nước Việt Nam .

Dân tộc ta đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử với nhiều biến cố thăng trầm, lúc thịnh lúc suy, khi thành công khi thất bại, nhưng lịch sử quân sự nước ta là một quá trình phát triển liên tục, khi hoà bình thì xây dựng tiềm lực, hễ giặc đến là toàn dân, cả nước một lòng đứng lên chiến đấu và chiến thắng. Nhân dân ta đã vượt qua mọi gian nan thử thách, đạt được nhiều thành tựu lớn lao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử quân sự luôn luôn là nội dung nổi bật của lịch sử Việt Nam. Tất cả những hoạt động quân sự, trong đó nổi bật là chiến tranh và khởi nghĩa vũ trang yêu nước chống ngoại xâm nói trên đã tô đậm và làm rạng rỡ truyền thống quân sự Việt Nam. Đó là những cuộc chiến đấu chính nghĩa, anh dũng và tài giỏi của một dân tộc nhỏ chống lại sự xâm lăng của những thế lực xâm lược to lớn quân đông và giầu mạnh. Lịch sử quân sự Việt Nam để lại những trang oanh liệt, hào hùng - hếch sử anh hùng của một dân tộc anh hùng.

2. Mấy đặc điểm của lịch sử quân sự Việt Nam:

2. 1. Trong tiên trình lịch sử, nạn ngoại xâm là mối đe doạ thường xuyên và nguy hiểm nhất đối với sự sông còn của dân tộc, vì thê, khởi nghĩa và chiến tranh chống ngoại xâm đã diễn ra hầu như liên tục, dựng nước gắn liền với giừ nước là mối quan hệ mang tính quy luật chi phổi quá trình lịch sử quân sự của đất nước ta.

Ngay từ cuối thời Hùng Vương, người Việt đã phải chiến đấu chống ngoại xâm và luôn trong tư thế sẵn sàng đánh giặc. Gần như ở triều đại nào, thời đại nào nhân dân ta cũng phải cầm vũ khí đánh giặc giữ nước. Kể từ thế kỷ thứ III Tí.CN đến thế kỷ XX, trong khoảng hơn 22 thế kỷ với hàng chục cuộc chiến tranh giữ nước cùng hàng trăm cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng, tính ra thời gian kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống đô hộ ngoại bang đã  chiếm tới 12 thế kỷ.

Hoạ mất nước có khi kéo dài mấy chục, mấy trăm, thậm chí tới nghìn năm; có những thế kỷ nhân dân ta phải nhiều lần đứng lên đánh giặc. Điều đáng lưu ý ở đây là độ dài thời gian, tần số xuất hiện và số lượng các cuộc kháng chiến giữ nước, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng ở Việt Nam quá lớn so với nhiều nước khác trên thế giới. Chiến đấu chống ngoại xâm vừa là thử thách gay go, ác liệt nhất, vừa thể hiện ý chí quật cường, là niềm tự hào lớn nhất của nhân dân ta.
 
Tất nhiên, chống ngoại xâm không phải là đặc điểm riêng của lịch sử Việt Nam. Trên trái đất này, có quốc gi nào, dân tộc nào mà trong lịch sử sinh tồn và phát triển của mình lại không có một đôi lần phải chiến đấu để tự vệ? ...  Nhưng điều chắc chắn là trong lịch sử nhân loại, hiếm có một  dân tộc nào mà quá trình đấu tranh giữ nước lại liên tục, lâu dài và oanh liệt như dân tộc Việt Nam.
 
Do điều kiện đặc biệt về vị trí chiến lược và hoàn cảnh  lịch sử của đất nước, quá trình đấu tranh để tồn tại và phát triển của dân tộc ta chịu sự chi phối thường xuyên của quy luật dựng nước gắn liền với giữ nước, nhiệm vụ xây dựng Tổ quốc luôn gắn liền với nhiệm vụ chống lại âm mưu thôn tính và hành động xâm lăng độc ác của kẻ thù bên ngoài. Trong lịch sử, ông cha ta vừa phải chăm lo phát triển kinh tế và mở mang văn hoá, vừa phải luôn củng cố quốc phòng, sẵn sàng ứng phó với hoạ xâm lăng.
 
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (1075-l077), vua Lý Nhân Tông đã căn dặn con cháu: “cần phải sửa sang giáo mác để đề phòng việc bất ngờ”. Trong kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai (1285), Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải đã làm thơ rằng: “Thái bình tu trí lực, vạn cổ thử giang san” (thái bình nên gắng sức, non nước vững nghìn thu). Vua Lê Thái Tổ sau khi bình Ngô, xây dựng đất nước thịnh vượng, vẫn lo nghĩ: “Biên phòng hảo vị trù phương lược, xã tắc ưng tu kế cửu an” (biên phòng cần có phương lược tốt, đất nước nên có kế lâu dài) và không quên di chúc cho con cháu đời sau phải “lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy”. Vua Lê Thánh Tông cho rằng: “Phàm có nhà nước tất có võ bị” và luôn nhắc nhở các quần thần, tướng lĩnh phải bảo vệ từng thước núi tấc sông của vua Thái Tổ đã để lại.

Từ những nhận thức đó, nhiều vị vua sáng tôi hiền, giỏi việc nước luôn luôn có những chủ trương lớn nhằm kết hợp dựng nước và giữ nước. Quốc sách “Ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nông), xây dựng quân đội gắn liền với nông dân, nông nghiệp và nông thôn dưới thời Lý, Trần và Lê Sơ là một phương thức xây dựng lực lượng vũ trang thích hợp, liên kết hài hoà giữa “việc binh” và “việc nông”, giữa kinh tế và quân sự.

Dựng nước và giữ nước, hai nhiệm vụ khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ; là tiền đề, đồng thời là điều kiện của nhau. Dựng nước đi đôi với giữ nước; dựng nước để giữ nước và ngược lại. Đó là tư tưởng biểu thị nhận thức của người Việt Nam từ xưa đến nay về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nó được biểu hiện rõ nét trong diễn trình lịch sử dân tộc Việt Nam và đã chi phối quá trình vận động, phát triển của lịch sử quân sự dân tộc ta.

 

« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2008, 11:49:52 AM gửi bởi UyenNhi05 »

Logged

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam

« Trả lời #8 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2008, 10:47:34 PM »

 




2.2. Trong phần lớn các cuộc chiến tranh, kẻ thù dân tộc ta là những thế lực xâm lược to lớn, giầu mạnh, có quân đông  gấp nhiều lần quân ta; vì thế, dân tộc ta luôn phải “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”.

Các đối tượng xâm lược mà dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu chủ yếu là những triều đại phong kiến lớn mạnh ở phương Bắc và bọn đế quốc tư bản phương Tây. Dưới thời cổ - trung đại, đó là những thế lực xâm lược có cùng một trình độ phương thức sản xuất, điều kiện vật chất và khoa học kỹ thuật quân sự không hơn kém nhau nhiều, nhưng là những nước lớn, có tiềm lực kinh tế hơn ta, có quân đội đông và thiện chiến.
 
Dưới thời cận - hiện đại, dân tộc ta phải chống lại những đế quốc giàu mạnh, với phương thức sản xuất tư bản hiện đại, có tiềm lực về mọi mặt, phương tiện vật chất, kỹ thuật quân sự tiên tiến.
 
Trải qua các thời đại, nhân dân Việt Nam đã phải tiến hành biết bao cuộc chiến tranh lớn, vì độc lập tự do. Hoàn cảnh lịch sử của mỗi cuộc khởi nghĩa và chiến tranh có khác, nhưng điểm chung xuyên suốt trong cả dọc dài lịch sử dân tộc từ thời cổ đại đến thời hiện đại là: với một nước nhỏ, dân không đông, quân không nhiều mà Việt Nam thường xuyên phải đương đầu, chống lại các thế lực xâm lược có đất nước rộng lớn, dân số nhiều, quân đội thường trực đông và giầu mạnh, đã từng chinh phục nhiều quốc gia lại ở sát biên giới phía Bắc hoặc là những đế quốc tư bản phương Tây có tiềm lực kinh tế và quân sự rất mạnh.

Dân tộc ta phải chống ngoại xâm trong điều kiện so sánh lực lượng quá chênh lệch. Nước đi xâm lược ngoại trừ vài ba trường hợp là những quốc gia không lớn lắm, so sánh về đất đai, dân số và tiềm lực các mặt không hơn kém nhiều như Nam Việt, (Nam Hán và Xiêm), còn lại là những đế chế giầu mạnh ở phương Đông hay những cường quốc đế quốc tư bản chủ nghĩa ở phương Tây.

Đế chế Tần cuối thế kỷ III Tr.CN huy động 50 vạn quân chinh phục các dân tộc Bách Việt, trong đó có một bộ phận lớn tiến vào Văn Lang. Bấy giờ, dân số nước ta chưa đầy một triệu người. Nhà Tống trong cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ hai (1075-1077) đã huy động hơn 30 vạn quân các loại; khi ấy dân số nước Đại Việt có khoảng 4 triệu và quân thường trực có khoảng 5-7 vạn người. Đế chế Nguyên - Mông thế kỷ XIII là một đế quốc giầu mạnh, rộng lớn, đã từng chinh phục khắp các lục địa âu - á. Trong hai cuộc chiến tranh xâm lược nước ta các năm 1285 và 1288, nhà Nguyên đã huy động tất cả trên một triệu lượt quân: cuộc xâm lược năm 1285 có 60 vạn, cuộc xâm lược năm 1288 có trên 50 vạn quân. Lúc đó, nhà Nguyên đã thống trị toàn Trung Quốc, có quân đông tướng mạnh; còn nước Đại Việt có khoảng 5 - 6 triệu dân và quân thường trực của vương triều Trần lúc huy động cao nhất chỉ có khoảng 30 vạn. Cuối thế kỷ XVIII, nhà Thanh đã sử dụng 29 vạn quân tiến công chiếm đóng Thăng Long, còn quân đội Nguyễn Huệ có chừng 10 vạn.

Trước Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ đôi tròng”, vừa phải chống thực dân Pháp vừa phải chống phát xít Nhật - những thế lực xâm lược lớn mạnh và hiếu chiến. Trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và chống Mỹ (1954-1975), nước Việt Nam còn nghèo, kinh tế còn lạc hậu mà phải chống lại hai đế quốc to, có tiềm lực kinh tế mạnh, có quân đội đông được trang bị đủ loại vũ khí tối tân hiện đại bậc nhất.

Đặc biệt, cuộc kháng chiến chống Mỹ là thử thách chưa từng có của dân tộc Việt Nam. Chưa bao giờ quân và dân ta phải chống lại một đạo quân viễn chinh được huy động đông và trang bị hiện đại đến như vậy. Đó là cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc điển hình, lâu dài, chống lại thế lực xâm lược lớn mạnh gấp bội lần. Lúc cao nhất đế quốc Mỹ đã huy động trên 60 vạn quân Mỹ và chư hầu, cùng với hàng triệu lính nguỵ được Mỹ tổ chức và trang bị hiện đại. Đây là thời điểm xuất hiện đội quân xâm lược đông nhất, trang bị hiện đại nhất trong lịch sử dân tộc ta.

Mặt khác, hầu hết các cuộc chiến tranh xưa nay, quân thù còn có khả năng huy động những đạo viện binh lớn và chi viện các mặt cho chiến trường.

Vì thế, trong lịch sử chiến tranh giữ nước, dân tộc Việt Nam thường phải lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.  Trong hoàn cảnh đó, muốn chiến thắng quân thù lớn mạnh, Việt Nam phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả nước, đánh giặc trên cả ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao. Đối với dân tộc Việt Nam xưa nay, lực lượng đánh giặc không chỉ là lực lượng quân sự mà còn là lực lượng chính trị, kinh tế và văn hoá. Chế độ chính trị, nền kinh tế, văn hoá và con người Việt Nam luôn luôn là những cơ sở của sức mạnh giữ nước. Sức mạnh đó không chỉ là của riêng nhà nước (triều đình) mà còn là sức mạnh của cả dân tộc được huy động từ mỗi địa phương, mỗi làng xã, động bản và mỗi gia đình ở khắp mọi nẻo miền đất nước (quốc gia tính lực), là sức mạnh truyền thống cả nước đánh giặc (cử quốc nghênh địch) .

 

 

Logged

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam

« Trả lời #9 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2008, 10:54:43 PM »

 


2.3. Dựa vào dân, xây dựng lực lượng vũ trang từ nhân dân, thực hiện chiến tranh nhân dân và nghệ thuật quân sự toàn dân, cả nước đánh giặc, là phương thức thích hợp nhất, là bài học thành công trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc Việt Nam .

Sức mạnh to lớn cho phép một nước nhỏ đánh thắng một kẻ thù lớn mạnh là sức mạnh của cả dân tộc đứng lên bảo vệ và giải phóng Tổ quốc. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thành công từ thới xa xưa đến thời hiện đại của dân tộc ta đều là chiến tranh nhân dân, với nền nghệ thuật quân sự tiêu biểu, nghệ thuật toàn dân đánh giặc, kết hợp sức mạnh chiến đấu của quân chủ lực với sự tham gia đông đảo của các tặng lớp nhân dân, của toàn dân, của cả nước.

Trong lịch sử quân sự Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông (thế kỷ XIII), chiến tranh giải phóng chống Minh (thế kỷ XV), kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (thế kỷ XX) là những cuộc chiến tranh mang tính nhân dân sâu sắc nhất. Trần Quốc Tuấn và các vua Trần, Lê Lợi và Nguyễn Trãi cũng như Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta thời hiện đại luôn có tư tưởng quân sự dựa vào dân, xây dựng lực lượng từ dân chúng và tiến hành chiến tranh nhân dân chống chiến tranh xâm lược, tư tưởng "lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”.  Chính sách “Ngụ binh ư nông” được vận dụng trong suốt thời Lý, Trần và Lê Sơ là phương thức xây dựng lực lượng vũ trang nằm trong nhân dân, gắn liền với sản xuất, là một chính sách đúng đắn nhằm kết hợp kinh tế với quốc phòng, vừa bảo đảm tập trung lao động nông nghiệp, vừa duy trì lực lượng quân đội cần thiết trong thời bình và có thể huy động tối đa trai tráng, nhân lực khi có chiến tranh. “Ngụ binh ư nông” đã giúp nhà nước đảm bảo cân đối giữa quân thường trực và quân dự bị. Khi hoà bình vẫn đủ sức canh phòng, thời chiến huy động được đông đảo quân đội, thực hiện chiến tranh nhân dân, toàn dân là lính.

Lực lượng vũ trang, trong đó có quân đội bao giờ cũng giữ vai trò nòng cốt của sức mạnh giữ nước. Trong lịch sử, lực lượng đó bao gồm quân triều đình, quân các lộ, trấn và hương binh, dân binh các bản làng; trong thời hiện đại, đó là lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Quân chủ lực của triều đình, của Nhà nước là lực lượng trụ cột, có số lượng hợp lý và tinh nhuệ, được xây dựng theo hướng chính quy với phương thức: “quân cần tinh không cần nhiều”. Đó là cơ cấu tổ chức quân sự truyền thống của dân tộc ta, đó là lực lượng vũ trang của nền quốc phòng toàn dân, của chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Tất nhiên, khi tiến hành chiến tranh, ông cha ta trước kia cũng như Đảng và Nhà nước ta ngày nay đều không chỉ dựa vào lực lượng vũ trang, vào quân đội mà còn dựa vào lực lượng nhân dân, cả nước đánh giặc. Những nhà lãnh đạo đất nước tài giỏi đều nhận thức được vai trò của nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nhân dân được coi là cơ sở để tiến hành các cuộc chiến tranh giữ nước. Chính vì lẽ đó mà Trần Quốc Tuấn đã đề nghị vua Trần Nhân Tông ngay sau khi chiến thắng quân Nguyên - Mông chưa vội xây thành Thăng Long nguy nga đồ sộ, mà việc cần kíp trước hết phải làm là giảm thuế cho dân, nhất là ở những nơi có chiến tranh tàn phá; thực hiện “chúng chí thành thành”, xây dựng bức thành kiên cố bằng ý chí của nhân dân và ông đã tổng kết kinh nghiệm các cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc rằng:

“ Đến đời Đinh - Lê dùng được người hiền lương, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới cùng lòng, lòng dân không chia, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống, đó là một thì... Mới rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, vì vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục, cả nước góp sức, giặc tự bị bắt... Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”1.  Nguyễn Trái coi dân như nước, nước có thể chở thuyền và nước cũng có thể lật thuyền, “phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ” (lật thuyền mới hay sức dân như nước). Ông khuyên vua Lê “nguyện xin bệ hạ yêu thương và nuôi dưỡng dân chúng để nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán hận, sầu than”. Từ quan điểm: “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” mà trong cuộc chiến tranh giải phóng, Lê Lợi và Nguyễn Trái đã có một đội nghĩa binh đông tới 35 vạn, phần lớn là “manh lệ bốn phương tụ hội”; và nghĩa quân Lam Sơn đi đến đâu thì “chật đất người theo, đầy đường rượu bày, dân chúng kéo đến như đi chợ”, “họ nguyện đồng lòng hợp sức, liều chết vây thành diệt giặc”2.
 
Trong Cách mạng Tháng Tám 1945 cũng như kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Mình và Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ, tập hợp hết thảy mọi người dân yêu nước trong Mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc, đấu tranh vì tự do độc lập. Tổ quốc trên hết! Dân tộc trên hết! Triệu người Việt Nam như một, dưới ngọn cờ đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sẵn sàng hy sinh tất cả tính mạng và của cải để bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được. Trong kháng chiến chống Pháp nhân dân cả nước nhất tề vùng dậy chống xâm lăng, thực hiện lợi kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “... Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”3.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cả dân tộc Việt Nam đứng lên chiến đấu hy sinh vì một chân lý vĩnh hằng: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới ngọn cờ của Đảng, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần cách mạng Việt Nam đã được phát huy và nâng lên gấp bội. Cả miền Bắc và miền Nam, cả hậu phương và tiền tuyến, cả nước đánh giặc. Biết bao bà mẹ Việt Nam anh hùng đã tiễn đưa người con cuối cùng của mình ra mặt trận để cứu nước, cứu nhà. Hàng triệu thanh mền nam nữ đã lớp lớp “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Hậu phương tuôn người, tuôn của ra tiền tuyến. Hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống. Tư tưởng “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết chặt người Việt Nam thành một khối vững chắc để “nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Dựa vào dân, tiến hành chiến tranh nhân dân, cả nước đánh giặc trở thành phương thức thích hợp, là chìa khoá thắng lợi trong chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam.  Tuy nhiên, trong lịch sử dân tộc ta cũng có đôi ba lần phải chịu thất bại cay đắng khi tiến hành chiến tranh tự vệ, như dưới thời An Dương Vương (thế kỷ II Tr.CN), thời Hồ (đầu thế kỷ XV) và thời Nguyễn (cuối thế kỷ XIX). Một bài học lớn rút ra từ ba lần mất nước nói trên là các vương triều đó đã không có một đường lối chính trị - quân sự đúng đắn để động viên, đoàn kết nhân dân cả nước cùng đừng lên đánh giặc giữ nước.


1. Đại Việt sử ký toàn thơ, tập II, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr. 79.
2. Nguyễn Trái: Toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976,  tr. 58, 59.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995,T.4, Tr.480.

 

« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Hai, 2008, 10:59:01 PM gửi bởi UyenNhi05 »

 

Tên sách: LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM - TẬP 2:  ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP TỰ CHỦ (từ năm 179 TCN đến năm 938)
Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia
Năm xuất bản: 2001
Số hoá: ptlinh, UyenNhi05


Ban chủ nhiệm:

- Đại tá, PGS,TS. TRỊNH VƯƠNG HỒNG
- Đại tá, TS. LÊ ĐÌNH SỸ 
- Đại tá TRẦN BÍCH

Tác giả:
 
- GS. TRẦN QUỐC VƯỢNG (Chủ biên)
- Đại tá TS. LÊ ĐÌNH SỸ



                                                                        Các Vua Hùng đã có công dựng nước
                                                                                          Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                                                                                                                 

                                                                                                                          HỒ CHÍ MINH

 

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Hai, 2010, 08:45:06 PM gửi bởi ptlinh »

Logged


"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam Tập 2.

« Trả lời #1 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2008, 10:33:43 AM »

 


 

LỜI GIỚI THIỆU


Nhân kỷ niệm 55 năm ngày toàn quốc kháng chiến (19-12 -1946 – 19 - 12-2001), 57 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Quốc phòng toàn dân (22-12-1944 - 22-12-2001), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc tập 2 của bộ Lịch sử quân sự Việt Nam mang tiêu đề Đấu tranh giành độc lập tự chủ (từ năm 179 TCN đến năm 938) do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam chủ trì biên soạn.
 
Đây là giai đoạn lịch sử đau thương, bi tráng nhất của dân tộc kéo dài tới 1.117 năm kể từ sau khi Triệu Đà xâm lược đến lúc Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938; là giai đoạn Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, đồng hoá và chống đồng hoá, giao thoa văn hoá liên tục, đấu tranh giành độc lập tự chủ và giữ gìn bản sắc văn hoá để đất nước do các vua Hùng khởi nghiệp mãi mãi là của các thế hệ người Việt Nam.

Có thể xem tập sách này là kết quả của sự kế thừa và nâng lên tầm cao mới về việc nghiên cứu, trình bày tiến trình lịch sử dân tộc trong đêm trường nô lệ, mà sự kiện sớm nhất diễn ra cách đây đã 2.180 năm và gần nhất cũng đã diễn ra 1.063 năm trong hơn mười một thế kỷ đất nước rơi vào ách thống trị của ngoại bang.  Ở giai đoạn lịch sử đó, các triều đại phong kiến phương Bắc kế tiếp nhau cai trị nước Trung Hoa rộng lớn, lúc thì thống nhất, khi thì phân liệt, các thế lực tranh hùng xâu xé lẫn nhau. Khi đã xác lập được quyền thống trì, xưng vương, xưng đế là các triều đại Tây Hán, Đông Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Tùy, Đường, Nam Hán lập tức mang quân chinh phục, bành trướng các nước láng giềng.
 
Nhiều dân tộc ở phía bắc, tây bắc và phía nam Trung Quốc đã hoặc đang trong quá trình hình thành quốc gia - dân tộc lần lượt bị xoá sổ hoặc bị Hán hoá, đặc biệt là các dân tộc Bách Việt vùng Giang Nam gần sát nước ta.

Từ thất bại của An Dương Vương năm 179 TCN trước quân xâm lược Triệu Đà, nước Âu Lạc của các Lạc tướng và Lạc dân cũng rơi vào tình thế thử thách sống còn, bị biến thành các châu quận trực thuộc các đế chế của Hán tộc Trung Hoa.
 
Trong hơn một ngàn năm đô hộ ấy, kẻ thù đã tiến hành chế độ cai trị cực kỳ tàn khốc, bòn rút, vơ vét dã man về kinh tế để thoả mãn lòng tham của đội quân cai trị và dâng hiến triều đình. Chúng tiến hành những thủ đoạn chính trị hiểm độc lúc công khai, khi giấu mặt, khi nới lỏng vỗ về, lúc thắt buộc hà khắc nhằm chia rẽ dân tộc, làm giảm sức mạnh cố kết của toàn dân ta để dễ bề cai trị và cơỡng bức đồng hoá.
 
Có thể nói trong lịch sử mấy ngàn năm oai hùng khởi nguồn từ nền văn minh sông Hồng rực rỡ, đây là giai đoạn lịch sử đau buồn, một chương bi thảm nhất - đất nước đứng trước thảm hoạ diệt vong.

Nhưng cũng trong hơn một ngàn năm thương đau ấy, ông cha ta chưa bao giờ khuất phục cam chịu làm nô lệ, đã liên tiếp nổi dậy tiến hành các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng, từ quy mô vùng miền đến quy mô toàn quốc, nhiều giai đoạn ngắn đã giành được quyền tự chủ, hàng ngàn cuộc nổi dậy và chiến tranh giải phóng đã diễn ra mà cuộc nổi dậy sớm nhất sử sách còn ghi chép được là cuộc khởi nghĩa của Tây Vu Vương năm 111 TCN chống lại nhà Tây Hán và tiếp đó là các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40), Bà Triệu (248), Lý Bí - Triệu Quang Phục, Lý Phật Tử (542-602), Lý Tự Tiên - Đinh Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766-791), Dương Thanh (819-820), Khúc Thừa Dụ (905-930), Dương Đình Nghệ (931-937)... và cuối cùng là cuộc kháng chiến của Ngô Quyền với việc đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, khôi phục đầy đủ quyền độc lập tự chủ của đất nước, mở đầu cho sự phục hưng rực rỡ của Đại Việt sau này.

Ngoài việc trình bày sáng rõ diễn trình lịch sử, khai thác triệt để các nguồn tư liệu lịch sử ít ỏi còn lưu lại trong các bộ sử và những công trình khoa học đã được khẳng định, các tác giả của tập sách đã dành nhiều tâm huyết để luận giải, đúc kết, khái quát truyền thống và nghệ thuật quân sự của cha ông ở giai đoạn lịch sử này với những hình thức chủ yếu là từ khởi nghĩa địa phương tiến lên tiến hành chiến tranh giải phóng, và khi đã giành được tự chủ ở các cấp độ khác nhau phải tiến hành các cuộc kháng chiến chống xâm lược để bảo vệ nền tự chủ.

Đối tượng tác chiến của dân tộc ta lúc này là chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, thế lực lớn mạnh nhất ở phương Đông có trình độ văn minh cao, quân đội hùng mạnh và dày dạn kinh nghiệm chiến trận trong đấu tranh giành quyền lực nội bộ và chinh phục bên ngoài. Trong điều kiện phải lấy yếu chống mạnh lấy ít địch nhiều, không còn cách nào khác ông cha ta phải dùng kế đánh lâu dài, lấy đánh du kích là phương thức tác chiến chủ yếu, bước đầu hình thành nghệ thuật tổ chức và thực hành khởi nghĩa của toàn dân, chú trọng tổ chức lực lượng và địa bàn khởi nghĩa, lợi dụng địa bàn hiểm yếu để đánh trận quyết chiến chiến lược, mở đầu cho truyền thống thủy chiến Bạch Đằng.

Là những nhà nghiên cứu am tường lịch sử cha ông từ cội nguồn, các tác giả của tập sách đã luận giải một cách tường minh vì sao dân tộc ta mất nước và chịu ách thống trị của ngoại bang lâu dài đến như vậy? Vì sao dưới sự thống trị bạo tàn và âm mưu đồng hoá hiểm độc của kẻ đô hộ mà nền văn hoá dân tộc vẫn tiếp tục trường tồn cùng lịch sử?

 

 

Logged

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam Tập 2.

« Trả lời #2 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2008, 10:34:14 AM »

 



Vùng Hoa Hạ, cái nôi của nền văn minh nông nghiệp trồng khô: kê - mạch - cao lương của người Hoa - Hán đã phát triển rực rỡ từ rất sớm, nhà nước tập quyền chuyên chế đã được xác lập Và ngày càng hùng mạnh. Tự cho mình là tộc người ưu tú đứng ở trung tâm thiên hạ, giai cấp thống trị quý tộc người Hoa - Hán’ mặc nhiên xem mình thay trời hành đạo, nảy sinh tư tưởng tự tôn gánh vác trách nhiệm “bình thiên hạ” của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán.

Có thể xem các triều đại của đế chế Trung Hoa là điển hình của việc chính quyền ra đời từ các cuộc chiến tranh khốc liệt.  Quân đội của họ được tổ chức chặt chẽ, lại không ngừng tiếp thu hình thức tác chiến kỵ binh vốn là sản phẩm của các tộc người du mục miền bắc, các đội thuyền chiến lớn của miền sông nước Giang Nam, lại được cổ vũ bởi các học thuyết quân sự lớn, nên rất hùng mạnh, thiện chiến và tàn bạo.
 
Một dân tộc nhỏ bé chưa vượt thoát mô hình chế độ quân chủ bộ lạc, dân số chỉ chừng một triệu người, quân ít và trang bị thô sơ khó có thể đứng vững trước kẻ thù bành trướng hùng mạnh, số dân đến 50 triệu, quân đội lúc cao nhất có tới hàng trăm vạn. Sau khi chiếm được đất nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc tiến hành nhiều hình thức cai trị ngày càng hà khắc, chính quyền của nó lúc đầu chỉ cai quản được ở châu quận, dần dần vươn tới hương, xã.

Đồng thời với việc cai trị và bòn rút của cải, kẻ thống trị tiến hành những thủ đoạn đồng hoá cưỡng bức rất thâm độc và bạo tàn, hy vọng có thể Hán hoá được toàn bộ dân tộc ta, xoá bỏ toàn bộ đất nước ta. Sau mỗi lần cha ông ta nổi dậy giành quyền tự chủ, các thế lực ngoại bang lại huy động những đội quân xâm lược lớn sang đàn áp khốc liệt hơn, thiết lập hệ thống cai trị chặt chẽ hơn. Thất bại của những cuộc khởi nghĩa trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc chính là thất bại bởi hoàn cảnh lịch sử.

Nhưng kỳ diệu thay, cha ông ta mất nước nhưng không mất làng. Chính làng xóm cổ truyền của người Việt là nơi lưu giữ sức mạnh văn hoá Việt Nam, nơi con người cố kết, đùm bọc lẫn nhau tạo ra sức mạnh bền chặt chống lại ách đô hộ, chống lại mưu đồ đồng hoá, qua đấu tranh để rèn luyện bản lĩnh và đặc tính dân tộc.
 
Chính xóm làng không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá cổ truyền mà còn mở rộng tiếp thu chọn lọc những yếu tố văn hoá ngoại sinh tiên tiến, kể cả nền văn hoá chân chính, đẹp đẽ của người Trung Hoa, là pháo đài kiên cố chống lại mưu đồ đồng hoá thâm độc của kẻ thù.
 
Nhờ sức mạnh bền chặt của nền văn hoá Việt Nam mà hạt nhân cơ bản là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần quật cường, cố kết, tương thân tương ái, vừa dũng cảm, vừa thông minh, sáng tạo đã là nhân tố quyết định làm cho dân tộc ta qua 1.117 năm bị đô hộ nhưng không hề bị đồng hoá và cuối cùng đã giành được độc lập tự chủ.
 
Ôn lại chương sử bi hùng của hơn một ngàn năm mất nước để ghi nhớ, nghĩ suy và rút ra những bài học cần thiết trong hành trình dân tộc tiến tới tương lai theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.  Do điều kiện khách quan và trình độ của người biên soạn, cuốn sách khó tránh khỏi còn những thiếu sót. Nhà xuất bản cùng các tác giả rất mong bạn đọc gần xa góp ý kiến để sửa chữa và bổ sung hoàn chỉnh hơn.

                                                                                                                   
                                                                                                                Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
                                                                                                                                      Tháng 12 năm 2001
                             
                                                                                                                         NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

 

 

Logged

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam Tập 2.

« Trả lời #3 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2008, 10:40:17 AM »

 


 

MỞ ĐẦU


Trong tiến trình lịch sử quân sự Việt Nam, sau giai đoạn dựng nước và giữ nước thời Hùng Vương - An Dương Vương là một thời kỳ dài hơn mười một thế kỷ đấu tranh giành độc lập tự chủ, thời kỳ mà sử sách nước ta gọi là thời Bắc thuộc.  Đây là một đêm trường đen tối nhất trong lịch sử Việt Nam.  Đất nước bị ngoại bang đô hộ, nhân dân phải sống trong kiếp nô lệ, lầm than với biết bao đau thương tủi nhục.
 
Đất nước Văn Lang - Âu Lạc của các vua Hùng, vua Thục của người Việt lâm vào thảm hoạ diệt vong, đứng trước thử thách của sự mất còn. Nhưng không cam chịu làm nô lệ, không chịu để nước mất nhà tan, nhân dân ta thời kỳ đó đã vùng lên đấu tranh chống Bắc thuộc.
 
Trải qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, nhân dân ta đã từng bước giành thắng lợi và cuối cùng cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc đã toàn thắng. Bắt đầu là tinh thần quật khởi của nhân dân thời Hai Bà Trưng (năm 40), kết thúc là chiến thắng Bạch Đằng vào năm 938. Chiến công này như một cột mốc lịch sử quan trọng, chấm dứt thời kỳ đau thương của đất nước mở ra kỷ nguyên độc lập lâu dài, phục hưng rực rỡ của dân tộc.

Đã có nhiều nhà khoa học nhà sử học nghiên cứu và viết về giai đoạn lịch sử này. Trong mấy thập kỷ gần đây, giới sử học, khảo cổ học, dân tộc học văn hoá học, v.v. đã công bố những kết quả nghiên cứu của mình trên nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, về đất nước và con người Việt Nam giai đoạn Bắc thuộc.
 
Nhiều công trình khoa học được xuất bản, trong đó có những bộ Lịch sử Việt Nam, phản ánh khá sâu đậm về lịch sử dân tộc thời kỳ này. Đó là thành quả, là những cố gắng lớn của giới sử học nước nhà.
 
Tuy nhiên, lịch sử giai đoạn này còn nhiều khoảng trống chưa được nghiên cứu, và đặc biệt, cho đến nay, vẫn chưa có một công trình lịch sử quân sự nào phản ánh đầy đủ các hoạt động quân sự trong diễn trình Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.

Vì thế, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, trong bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam (14 tập) đã dành tập 2 viết về thời Bắc thuộc, về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta từ thế kỷ II TCN đến đầu thế kỷ X.

Mong muốn của Ban chỉ đạo và các tác giả của tập sách là kế thừa những thành quả nghiên cứu trước đây, tập hợp tư hếu lịch sử cổ của Việt Nam và Trung Quốc, đề xuất những ý kiến mới, nhằm phản ánh một cách hệ thống, tương đồi đầy đủ, toàn diện về lịch sử quân sự dân tộc ta trong hơn một ngàn năm đấu tranh giành độc lập tự chủ.

Lịch sử quân sự Việt Nam từ thế kỷ II TCN đến đầu thế kỷ X là lịch sử của các hoạt động quân sự của nhân dân ta trong cuộc trường chinh chống ách đô hộ ngoại bang.

Thời bấy giờ, làn sóng xâm lược, bành trướng Đại Hán qua nhiều triều đại như: Tần, Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương. Trần, Tuỳ, Đường dồn dập tràn xuống phía nam. Nhiều quốc gia, dân tộc đã thành lập hoặc đang trong quá trình hình thành đã bị đồng hoá; bị xẻ chia và sáp nhập.
 
Duy chỉ có tộc Việt sống trên lãnh thổ Văn Lang - Âu Lạc xưa là trụ vững không những không bị đồng hoá mà còn sớm biết bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá cổ truyền đồng thời biết hấp thụ các nhân tố văn hoá tiến bộ khác làm phong phú cho nền văn hoá dân tộc, tăng thêm nội lực cho đất nước.
 
Cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ các di sản văn hoá cổ truyền của nhân dân ta đã thành công. Đến thế kỷ X, nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ đất nước.
 
Thực tiễn công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong hơn mười một thế kỷ ấy đã diễn ra như thế nào? Nguyên nhân thành công và thất bại của từng cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược trong giai đoạn này là gì? Nguồn gốc sức mạnh cứu nước của dân tộc ta từ đâu? Tại sao sau hơn một ngàn năm mất nước mà nhân dân ta đã giành lại được nước? Điều kỳ diệu này của lịch sử dân tộc cần được lý giải ra sao? v.v.. Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề khoa học này cũng chính là mục đích của Ban chỉ đạo và các tác giả tham gia nghiên cứu và viết lịch sử quân sự giai đoạn này.

Thắng lợi trên lĩnh vực dấu tranh quân sự của dân tộc trong hơn một ngàn năm nói trên có ý nghĩa lớn lao trên nhiều lĩnh vực. Phong trào đấu tranh chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nền văn hoá dân tộc, chứng tỏ sức mạnh cứu nước - giữ nước Việt Nam được xây đắp từ buổi đầu dựng nước; đồng thời cũng thể hiện quyết tâm giành độc lập, ý chí tự lực tự cường, tinh thần quật khởi và khí phách anh hùng bất khuất của nhân dân ta trong sự nghiệp chống ngoại xâm. Ý chí độc lập tự chủ và tinh thần đoàn kết thống nhất luôn luôn là cội nguồn cơ bản tạo nên sức mạnh kỳ diệu của dân  tộc ta.

Những trang sử dưới đây sẽ góp phần phản ánh thực tiễn chân thực và sinh động của cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hoá của nhân dân ta; góp phần làm sáng tỏ chân lý lịch sử: Một dân tộc dù nhỏ nhưng đã dơng nên và làm chủ đất nước mình và số phận mình, là bất khuất và bất diệt.  Nó có thể tạm thời bị thất bại, nhưng không một sức mạnh nào có thể tiêu diệt được nó. Cuộc chiến đấu chính nghĩa vì độc lập tụ chủ, cuối cùng sẽ toàn thắng.

 

 

Logged


"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam Tập 2.

« Trả lời #4 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2008, 11:44:54 AM »

 


 

NƯỚC ÂU LẠC DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC.
KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN TRANH CHỐNG XÂM LƯỢC DO HAI BÀ TRƯNG LÃNH ĐẠO
(TỪ NĂM 179 TCN ĐẾN NĂM 44)

 

I. NƯỚC ÂU LẠC TỪ SAU THẤT BẠI CỦA AN DƯƠNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC THỜI TRƯNG VƯƠNG


1. Âu Lạc dưới ách thống trị của Nam Việt (179 -111 TCN)

Trước khi bị người phương Bắc chiếm đóng, Âu Lạc đã trải qua một thời kỳ dài dựng nước và giữ nước. Trên lãnh thổ Âu Lạc vốn đã xuất hiện một nền văn minh rực rỡ. Đó là văn minh sông Hồng mà người ta thường gọi là văn minh Đông Sơn hay văn minh Văn Lang - Âu Lạc, một nền văn minh bản địa có cơ sở từ nền kinh tế Nông nghiệp trồng lúa nước và một kết cấu xã hội kết hợp chặt chẽ giữa nhà - làng, vùng - miền và nước của cộng đồng người Việt cổ.
 
Xã hội Âu Lạc thời An Dương Vương đã phân hoá với những đặc trưng của hình thái Á châu. Tầng lớp dân tự do là thành viên của công xã Nông thôn tuy bị bóc lột nhưng vẫn bảo tồn được quan hệ bình đẳng trong kinh tế - xã hội. Tầng lớp thống trị đã vượt lên trên xã hội, nhưng chưa tách hẳn khối bình dân và mức độ bóc lột chưa gay gắt. Tầng lớp Nô tì bị bóc lột nặng nề hơn nhưng chỉ là thứ yếu trong xã hội.
 
Năm 179 TCN cuộc chiến đấu giữ nước của An Dương Vương thất bại. Từ đây cơ đồ Âu Lạc bị chìm đắm trong thảm hoạ bị người phương Bắc đô hộ, bắt đầu từ Nam Việt - Triệu Đà tiếp sau là các thế lực phong kiến Hán tộc trong nhiều triều đại khác nhau như Tây Hán, Đông Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Tuỳ và Đường.

Sau khi chinh phục được Âu Lạc, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào lãnh thổ Nam Việt và tổ chức việc cai trị trên vùng đất này. Lãnh thổ Âu Lạc bị chia thành hai quận Giao Chỉ (Bắc Bộ) và Cửu Chân (Thanh Nghệ Tĩnh).

Trước đấy, năm 206 TCN, Triệu Đà chiếm lĩnh địa bàn lưu vực Tây Giang gồm các quận Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (bắc và đông Quảng Tây) và Tượng (tây Quảng Tây và nam Quý Châu), thành lập nước Nam Việt với kinh đô là Phiên Ngung (Quảng Châu).

Bằng cách chia Âu Lạc thành hai quận nói trên, Triệu Đà đã biến Âu Lạc thành những khu vực hành chính của lãnh thổ Nam Việt dưới quyền cai trị của mình. Với hơn nửa thế kỷ sinh sống ở đất Việt, Triệu Đà (gốc người nước Triệu, Hoa Bắc) đã ít nhiều Việt hoá.

Triệu Đà đặt hai viên quan sứ (đại diện của triều đình Phiên Ngung) để trông coi hai quận mới chiếm được. Sách Quảng châu ký (thế kỷ V) viết: “Nam Việt Vương Uý Đà đánh phá An Dương Vương, sai hai quan sứ trông coi hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, tức là Âu Lạc vậy” (1).
 
Như thế, tổ chức chính quyền mới của Nam Việt đã bước đầu hình thành và phân chia dân cơ theo khu vực. Nhưng tất nhiên, tổ chức cũ theo huyết thống và tộc người còn tồn tại dai dẳng khá lâu ở đây không đặt thái thú cũng không có võ uý, chứng tỏ triều đình Nam Việt không trực tiếp cai trị Âu Lạc.
 
Trên thực tế, dưới cấp quận chưa có một hệ thống hành chính mới nào khác, nghĩa là chế độ “Lạc tướng cai trị Lạc dân” cơ bản vẫn như cũ. Trong hàng Lạc tướng, chúng ta vẫn thấy có các chức “vương” (Tây Vu Vương). Tây Vu là đất đai của bộ lạc cũ của họ Thục, vậy Tây Vu Vương có thể là con cháu của Thục Phán và có thể Triệu Đà vẫn để cho con cháu An Dương Vương làm chủ đất Tây Vu (Cổ Loa).
Trong các vùng (bộ hay “bộ lạc” theo Việt sử lược ) các Lạc tướng vẫn đứng đầu, cha truyền con nối, gọi là “phụ đạo” (2).

Lạc tướng vốn là các tù trưởng bộ lạc chuyển hoá mà thành. Họ có các trợ thủ và đội thân binh giúp việc cai quản và bảo vệ.


(1) Dẫn theo Tư Mã Thiên: Sử ký, q.113, T.2b.
(2). Nhà ngôn ngữ học GS,TS. Hoàng Thị châu đã cho rằng “phụ đạo , là một loại hình p’ tao , m’ tao . . . , có nghĩa hiện đại là “thủ lĩnh địa phương”. 

 

 

Logged

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam Tập 2.

« Trả lời #5 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2008, 11:48:36 AM »

 



Như vậy, Âu Lạc tuy đã mất chủ quyền nhưng chế độ Lạc tướng vẫn y nhiên tồn tại và tổ chức vùng (bộ hay bộ lạc) của người Việt cổ vẫn chưa hề bị xoá bỏ, cơ sở xã hội Âu Lạc vẫn chưa hề bị xáo trộn.  Cũng có người coi đây là một mánh khoé cai trị của nhà Triệu, tức là “ràng buộc lỏng lẻo”, muốn tranh thủ sự ủng hộ của các thủ lĩnh địa phương, muốn làm cho người Việt không dễ dàng nhận ra bộ mặt cát cứ, xâm lược và đồng hoá của nhà Triệu. Đây cũng là tuỳ theo cách nhìn nhận và đánh giá.

Cái triều đình Âu Lạc ấy chừng nào còn tồn tại được, ngoài sự giúp rập của một thiểu số quan lại Nam Việt người Hán (Trung Quốc) là nhờ vào sự ủng hộ của các thủ lĩnh địa phương người Việt. Các Lạc tướng, Âu quân ở Âu Lạc vẫn cai trị dân như trước dưới quyền kiểm soát của hai viên quan sứ nhà Triệu.
 
Bên cạnh các viên quan sứ Triệu Đà còn đặt một chức võ quan và một số quân đồn trú đóng tại các quận lỵ nhằm vừa giúp việc cho sứ giả vừa để kiềm chế các Lạc tướng.  Các sứ giả của nhà Triệu đã tiến hành lập sổ hộ khẩu ở hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân để dễ bề thống trị, bóc lột.  Tổng dân số kê khai lúc đó là hơn 40 vạn người.  Tổ chức chính quyền nói trên của họ Triệu ở Âu Lạc là nhằm mục đích thực hiện chính sách dung dưỡng để thống trị, có lợi dụng tổ chức thị tộc bộ lạc cũ của Âu Lạc để áp bức bóc lột nhân dân các công xã Âu Lạc.

Trong tình hình đó, để bắt dân Âu Lạc thần phục, phương thức bóc lột chủ yếu của nhà Triệu là bắt nộp các cống phẩm cho Nam Việt thông qua hai sứ giả. Sử cũ không chép cụ thể chế độ bóc lột của nhà Triệu ở Âu Lạc, nhưng thông qua các sản phẩm cống nộp thì có thể hiểu phần nào. Năm 120 TCN, Nam Việt cống Hán Vũ Đế voi và chim biết nói. Sách Thuỷ kinh chú chép rằng, năm 111 TCN “... hai sứ giả của Việt Vương đem 100 con bò, 1.000 hũ rượu cùng sổ hộ khẩu của hai quận ấy (tức Giao Chỉ và Cửu Chân) đến nộp cho Lộ tướng quân”. Số bò và rượu ấy tất nhiên họ đã lấy của nhân dân Âu Lạc qua trung gian các Lạc tướng.
 
Theo Tiền Hán thư, số đồ cống của Triệu Đà gửi dâng Hán Vũ Đế gồm có: một đôi ngọc bích trắng 1.000 con chim thuý (chim bói cá lông đẹp), 10 sừng tê 500 viên ngọc bối tía, một lọ quế đố (cà cuống), 40 đôi chim thuý sống, hai đôi chim công. . . Các đồ cống đó có lẽ do nhà Triệu đã vơ vét được ở Âu Lạc. Ngoài ra, có lê dân Âu Lạc còn phải cung đốn lương thực cho bọn quan lại và binh lính nhà Triệu đóng trên lãnh thổ Âu Lạc và tham gia sửa đắp thành luỹ, xây dựng nhà cửa cho bọn quan lại đô hộ ở các trung tâm cai trị.

Xét trong tình hình như vậy, xã hội Âu Lạc không mấy đổi thay. Dưới các viên quan sứ, các Lạc tướng vẫn cai quản vùng (bộ lạc) và các công xã thị tộc dưới quyền mình. Tất nhiên quá trình phân hoá xã hội vẫn diễn hành. Lạc tướng và tầng lớp quý tộc Âu Lạc bên cạnh việt phục vụ cho chính quyền nhà Triệu vẫn tìm cách làm giàu cho chính họ bằng việc bóc lột nhân dân. Mâu thuẫn trong xã hội Âu Lạc bấy giờ chủ yếu là giữa toàn thể nhân dân Âu Lạc dưới quyền lãnh đạo của tầng lớp quý tộc người Việt với ách thống trị của nhà Triệu. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có sử liệu ghi chép cụ thể về những biến động chính trị - quân sự ở Giao Chỉ và Cửu Chân trong thời gian hơn sáu mươi năm dưới sự thống trị của Nam Việt.

2. Nhà Hán chinh phục Nam Việt

Trong lịch sử Trung Quốc, nhà Hán là một triều đại tồn tại lâu nhất, trên bốn thế kỷ, từ năm 206 TCN đến năm 220 SCN, chỉ gián đoạn trong mười mấy năm, thời Vương Mãng thoán vị (năm 8 đến năm 23).
 
Đây là một trong những triều đại phát triển rực rỡ nhất ở Trung Quốc gồm hai giai đoạn: thứ nhất là Tây Hán cũng gọi là Tiền Hán (từ 206 TCN đến năm 23) (1) , có kinh đô ở Tràng An (Tân An); thứ hai là Đông Hán cũng gọi là Hậu Hán (từ năm 25 đến năm 220), kinh đô ở Lạc Dương nay thuộc Hà Nam Trung Quốc).
 
Trong giai đoạn Tây Hán, đến đời Hán Vũ Đế (từ năm 140 đến năm 87 TCN), nhà Hán đã phát triển thành một đế chế rộng lớn và là giai đoạn phát triển cường thịnh nhất.  Hán Vũ Đế độc tài, nóng nảy, cương quyết, nhiều tham vọng nhưng cũng rất mưu lược và tài năng, vừa sùng Nho học vừa ưa Đạo giáo, muốn trường sinh bất tử, như Hán Cao Tổ và Tần Thuỷ Hoàng. Ông dùng cả Pháp lẫn Nho để hoàn thành cuộc cải cách chính trị, củng cố chính thể quân chủ chuyên chế. Quyền hành tập trung cả ở triều đình, trong đó gồm một hệ thống quan lại là những kẻ sĩ có tài năng được tiến cử lên và do hoàng đế tuyển dụng, xếp đặt.


(1) Từ đầu năm 24 đến năm 25 ngôi vua thuộc về Lưu Huyền và Lưu Bồn Tử (một chú bé chăn bò được nghĩa quân Nông dân tôn lên làm vua). Xem Lịch sử thế giới trung đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr.194-195.

 

 

Logged

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam Tập 2.

« Trả lời #6 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2008, 11:50:37 AM »

 



Sau khi đánh dẹp được cuộc loạn bảy nước, nổ ra thời Hán Cảnh Đế (157-141 TCN) do Ngô Vương và Sở Vương khởi xướng, quyền lực trung ương được củng cố tới các miền xa. Trung Quốc thống nhất, chính trị ổn định, kinh tế có điều kiện phát triển.

Thời kỳ này Hán Vũ Đế có những cải cách kinh tế tiến bộ. Nhà nước độc quyền sản xuất và buôn bán sắt, muối và rượu; kiểm soát thương mại để ổn định giá cả hạn chế gian thương, trừng trị bọn cho vay nặng lãi. Nhà nước còn thi công những công trình lớn nhằm thu hút thợ thủ công. Công thương nghiệp phát triển, nhu cầu xa xỉ của giai cấp thống trị lớn, nên nhà Hán mong muốn mở rộng thị trường ra ngoài nước nhất là xuống phương Nam và sang phương Tây.

Trong lịch sử Trung Quốc, đây là giai đoạn bành trướng mạnh mẽ của đế chế Hán về mặt quân sự. Hán Vũ Đế là người kế tục đường lối bành trướng “bình thiên hạ” của Tần Thuỷ Hoàng, tức là phát triển về phía tây, phía thảo nguyên và phía bắc. Hán Vũ Đế muốn đẩy Hung Nô ra xa biên giới để chấm dứt cái hoạ Hung Nô truyền Kiếp, phá thế liên minh của các bộ lạc du mục do Hung Nô cầm đầu và kiểm soát được con đường thông thương qua phía tây để tăng thêm nguồn lợi về thương mại. Ngoài những lý do đó, còn để giữ thể diện, vì Vũ Đế không muốn chịu nhục nhã phải cống nộp cho Hung Nô cả sản vật và công chúa.

Muốn tiêu diệt hoạ Hung Nô và mở rộng bờ cõi thì quân đội phải mạnh. Hán Vũ Đế đã chú tâm xây dựng quân đội và vận dụng chính sách của Pháp gia, không tha thứ cho những viên tướng nhỡ bị thua trận; trái lại, vua Hán cũng thưởng công rất hậu cho những tướng nào thắng trận. Quân đội thời Hán rất mạnh và thiện chiến, trong đó có cả những đoàn kỵ mã lừng danh.

Phía bắc, nhà Hán tiến công Hung Nô, chiếm được một vùng rộng lớn, gần Lũng Tây, Lũng Đông, Hà Tây, mở đường thông tới Tây Vực (Trung Á). Năm 110 TCN, đế chế Hán cử 10 vạn quân chinh phục tộc Thương; năm 101 TCN, chinh phục nước Đại Uyển. Các nước Tây Vực khác lần lượt chịu thần phục và triều cống nhà Hán.

Năm 108 TCN, thuỷ, lục quân Hán tiến công sang phía đông bắc, chiếm Cao Ly (bán đảo Triều Tiên ngày nay ), vừa để uy hiếp Hung Nô, vừa để chiếm nguồn lợi thương mại trong quan hệ với Nhật Bản. Để mở đường tiến đến nước Thân Độc (Ấn Độ), nhà Hán chinh phục miền tây nam Di (vùng tây nam Trung Quốc) vào năm 111 TCN đồng thời cũng để mở thông đường đi chinh phục Nam Việt.
 
Năm 109 TCN nhà Hán chinh phục Điền quốc (Vân Nam ngày nay). Như vậy: nhà Hán đã bắt đầu tiến xuống phía nam, bành trướng đế chế về miền nhiệt đới, mở cửa để tiến xuống vùng Đông Nam Á và tiếp xúc với thế giới Ấn Độ Dương (nói theo khái niệm địa lý hiện đại).
 
Cuộc xâm lược bành trướng của đế chế Hán xuống phía nam Trường Giang, một công cuộc kế tục tiên Tần và sẽ còn tiếp tục dọc dài lịch sử gần hai chục thế kỷ tạo thành một trong những sự kiện lớn của lịch sử Đông Á: dài lâu về thời gian và đầy biến động phức tạp về di động dân cư hỗn chủng, làm biến mất hay biến đổi sâu xa nhiều nền văn hoá và văn minh cổ xưa, giao tiếp và giao lưu văn hoá, tiêu diệt nhiều quốc gia cổ đại như nước Điền ở Vân Nam (vùng Côn Minh), Dạ Lang ở Quý châu (trên trục giao thông Tứ Xuyên - Quảng Đông), Mân Việt ở Phúc Kiến , v.v..
 
Quân Hán chinh phục nước Điền vào năm 109 TCN. Vua Điền còn nhận vương hiệu của nhà Hán đến đời Chiêu Đế (87-76 TCN), rồi bị bãi bỏ sau một âm mưu chống đối. Từ năm 86 đến 82 TCN, nhà Hán chinh phục các bộ lạc “Côn Minh”, bành trướng tới giáp lãnh thổ Miến Điện (1).

Trước đây, Mân Việt bị nhà Tần chinh phục, sau đã tạm thời giành lại nước sau cuộc loạn cuối Tần, rồi lại bị Nam Việt thần phục, tuy nhiên vẫn luôn chống lại Nam Việt. Đến năm 110 TCN thì Mân Việt hoàn toàn bị nhà Hán chinh phục.

Về phần Nam Việt, sau khi Triệu Đà mất (137 TCN), cháu là Triệu Hồ lên thay. Năm 135 TCN, chư hầu của Nam Việt là Mân Việt nổi lên chống lại và đánh các biên ấp của Nam Việt. Triệu Hồ cầu cứu nhà Hán. Lợi dụng cơ hội này, nhà Hán phát binh đánh Mân Việt.

Để đánh các tiểu quốc pha nam, đế chế Hán dùng thủ đoạn chính trị thâm độc là kích động những cuộc bất hoà và xung đột giữa các triều đình và thủ lĩnh đất Việt rồi lợi dụng cơ hội đó mà can thiệp bằng quân sự. Quân Hán chưa đến nơi, em Mân Việt Vương  Sính là Dư Thiệu đã giết anh, đầu hàng nhà Hán.


(1) Nay là Myanma.

 

 

Logged

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam Tập 2.

« Trả lời #7 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2008, 11:54:24 AM »

 



Vua Hán sai Nghiêm Trợ sang sứ phủ dụ Nam Việt, mua chuộc và đe doạ để buộc Nam Việt chịu “nội thuộc”. Triệu Hồ phải cho con là Anh Tề sang làm con tin ở triều đình Hán. Anh Tề lấy thêm vợ Hán (Cù Thị). Được hơn 10 năm, Triệu Hồ chết, Anh Tề lên thay (tức Triệu Minh Vương lập Cù Thị làm hoàng hậu và con Cù Thị là Hưng làm thái tử. Lữ Gia làm thái phó.
 
Đối với triều Hán, Anh Tề tuy vẫn tỏ lòng thần phục, song vẫn muốn duy trì chính quyền Nam Việt. Năm 113 TCN, Anh Tề chết, Triệu Hưng lên thay (tức Triệu Ai Vương), tôn mẹ làm thái hậu. Triều đình Nam Việt ngày một Hán hoá.  Nhà Hán sai tình nhân cũ của Cù Thái hậu là an quốc Thiếu Quý sang dụ Cù Thị và Triệu Hưng thần phục; lúc đó cũng có cả bọn biện sĩ và dũng sĩ đi theo để giúp sức, dụ dỗ và doạ dẫm.

Tập đoàn thống trị của Nam Việt chia làm hai phe. Phe thân Hán, đại biểu là Cù Thị và Triệu Hưng, sẵn sàng đầu hàng nhà Hán. Phe thứ hai đại biểu là Lữ Gia, cố sức duy trì chính quyền Nam Việt, muốn xây dựng một quốc gia riêng biệt.

Lữ Gia là lão thần của Nam Việt, là thông gia hai chiều với vua Nam Việt, thế lực rất lớn. Lữ Gia thấy nếu Nam Việt quy phục Hán thì chẳng những mất quyền tự chủ mà thế lực của mình cũng bị mất do đó càng kiên quyết chống lại nhà Hán. Nhà Hán sai Hàn Thiên Thu đem theo 200 dũng sĩ sang Nam Việt để giết Lữ Gia. Lữ Gia cùng em dấv binh giết Cù Thị, Triệu Hưng và sứ giả nhà Hán, lập con trưởng Minh Vương (con người vợ Việt) là thuật dương hầu Kiến Đức làm vua, phá tan được quân Hán (112 TCN).

Nhà Hán liền cất quân đánh Nam Việt. Đạo quân này có hơn 10 vạn người (1), trong đó có cả quân lâu thuyền, có các tội nhân và một số người Việt đầu hàng làm quan tướng cho Hán, dưới quyền thống lĩnh của phục ba tướng quân Lộ Bác Đức, chia thành nhiều đường tiến vào Nam Việt. Trong số các tướng chỉ huy có ba tướng người Việt đầu hàng quân Hán. 

Mùa đông năm 111 TCN, quân Hán vào đất Nam Việt, tiến đánh quân tiên phong của Nam Việt, bắt được vài vạn người và chiếm được nhiều thuyền chở lúa. Quân Hán thừa thắng tiến đánh Phiên Nhung (Quảng châu). Đô thành thất thủ, Lữ Gia, Kiến Đức cùng vài trăm người định dùng thuyền vượt biển. Nhưng do nội bộ Nam Việt phân hoá, chia rẽ, hiệu uý tư mã của Nam Việt là Tô Hoẵng bắt Kiến Đức, quan lang người Việt là Đô Kê bắt sống Lữ Gia, đem nộp cho Lộ Bác Đức. Bọn quan lại Nam Việt lần lượt đầu hàng nhà Hán (2)  .
 
Chớp thời Cơ đó trên đất Âu Lạc cũ, Tây Vu Vương (3) đã lãnh đạo dân chúng nổi dậy khởi nghĩa, chống lại bọn sứ giả nhà Triệu.

Khởi nghĩa Tây Vu Vương là cuộc nổi dậy chống Bắc thuộc đầu tiên của nhân dân ta mà sử cũ còn ghi lại. Đó là cuộc khởi nghĩa của một bộ phận người Âu Lạc, dưới sự  lãnh đạo của một thủ  lĩnh thuộc dòng quý tộc Âu Lạc cũ, nhằm khôi phục quyền độc lập cho đất nước Âu Lạc.

Nhưng cuộc khởi nghĩa đã bị thất bại. Tây Vu Vương bị viên tả tướng nhà Triệu là Hoàng Đồng chém chết. Bọn quan lại nhà Triệu, sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa đã đầu hàng Lộ Bác Đức, dâng đất đai Âu Lạc cho nhà Hán. Từ đây lãnh thổ và cư dân Âu Lạc bị nhà Hán cai trị (111 TCN).
 
Vậy là, đế chế Hán đã thống trị trên một lãnh địa rộng lớn, phía bắc tới Mãn châu, Triều Tiên, phía nam tới nước ta và Miến Điện, phía tây và tây bắc tới Tây Tạng và vùng Trung Á (theo cái nhìn địa lý ngày nay).


(1) Tư Mã Thiên: Sử ký, Binh chuẩn thu chép là hơn 20 vạn.
(2) Ở vùng Sài Sơn (núi Thầy - Quốc Oai - Hà Tây) và vài nơi khác có lập đền và thờ Lữ Gia với tâm thức Lữ Gia là người kháng Hán.
(3) Tây Vu Vương, tức thủ lĩnh Tây Vu, có lẽ thuộc dòng dõi An Dương Vương, cai trị vùng đất Cổ Loa, phía bắc châu thổ Bắc Bộ thời thuộc Triệu. Cổ Loa là đất thuộc bộ Tây Vu; thời thuộc Hán, đổi thành huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ. Theo Hậu Hán thư, dân số huyện Tây Vu gần bằng số hộ cả quận Cửu Chân. Sau đó, khi Mã Viện đã đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chia huyện Tây Vu thành ba huyện: Tây Vu, Phong Khê và Vọng Hải thuộc quận Giao Chỉ.   

 

 

 

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam Tập 2.

« Trả lời #8 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2008, 09:45:24 PM »

 



Theo Sử ký của Tư Mã Thiên, khi nghe tin quân Hán đến, Thương Ngô Vương Triệu Quang, cùng họ với vua Nam Việt, cai trị phần đông và bắc Quảng Tây đã cùng huyện lệnh Yết Dương là Định đầu hàng quân Hán. Quan giám sát Quế Lâm (phần tây và nam Quảng Tây giáp địa giới Âu Lạc) của Nam Việt là Cư Ông (người gốc Việt) đã dụ bọn sứ giả nhà Triệu ở Âu Lạc đầu hàng, thần phục nhà Hán. Sử chép:

“Giám Quế Lâm của Việt là Cư Ông dụ bảo hơn 40 vạn dân Âu Lạc hàng (Hán), được phong làm tương thành hầu” (1). Sách Giao châu ngoại vực ký chép rằng: “Lộ tướng quân (tức Lộ Bác Đức) đến Hợp Phố (nay thuộc tỉnh Quảng Tây), hai sứ giả của Việt Vương đem 100 con trâu bò, 1.000 hũ rượu cùng sổ hộ khẩu của dân hai quận ấy đến nộp cho Lộ tướng quân. Bèn cho hai sứ giả ấy làm thái thú Giao Chỉ và Cửu Chân, các Lạc tướng cai quản dân như cũ” (2).
 
Sách Đại Việt Sử ký toàn thư cũng chép tương tự: “Bấy giờ, nước Việt ta sai ba quan sứ đem 300 con trâu. 1.000 chung rượu và sổ hộ của ba quận Giao Chỉ Cửu Chân và Nhật Nam đến xin hồng; Lộ Bác Đức nhân đó cho ba người ấy làm thái thú ở ba quận để trị dân như cũ” (3).

3. Chính sách cai trị của nhà Tây Hán trên đất Âu Lạc (từ năm 1 11 TCN đến năm 23 )

Chinh phục được Nam Việt và Âu Lạc, đế chế Hán đã chiếm được một vùng rộng lớn trong đó có những miền châu thổ phì nhiêu, đông dân (lưu vực sông châu, sông Hồng), những trung tâm kinh tế, chính trị (Phiên Ngang, Cổ Loa), những vùng cáng thị quan trọng, giao thông thương mại thuận lợi (Quảng châu, Vân Đồn), những miền có lâm sản, hải sản quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi, chim trả...

Nhà Hán chia đất nước Nam Việt thành chín quận:

Đam Nhĩ, Chu Nhai (Hải Nam), Nam Hải (Quảng Đông), Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô (Quảng Tây), Giao Chỉ (Bắc Bộ), Cửu Chân (Thanh - Nghệ Tĩnh) và Nhật Nam (từ Đèo Ngang đến Quảng Nam). Chính sử nước ta chép rằng: “Nước Việt ta đã thuộc về nhà Hán. Nhà Hán cho Thạnh Đái làm thái thú chín quận (chế độ nhà Hán lấy châu lãnh quận, trừ hai quận châu Nhai và Đam Nhĩ đều ở giữa biển, còn bảy quận thuộc Giao châu, Đái làm châu thái thú. Thời Tây Hán, trị sở của thái thú đặt tại Long Uyên, tức Long Biên.  Thời (đầu) Đông Hán đặt tại Mê Linh (tức Yên Lãng)” (4).

Theo Tiền Hán thư, số hộ khẩu bảy quận trên như sau:

Tên quận             Sốhộ                               Số nhân khẩu
Nam Hải             19.613                                   94.253
Uất Lâm              12.415                                   71.162
Thương Ngô         24.379                                   146.160
Giao Chỉ              92.379                                   746.237
Hợp Phố              15.398                                   78.980
Cửu Chân            35.743                                   166. 013
Nhật Nam            15.400                                   69.485
Tổng cộng           215.387                                 1.372.290

Chỉ tính riêng ba quận (ở nước ta bấy giờ) là Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, số hộ là 143.643 với 981.735 người (5). 

Năm 106 TCN, nhà Hán đặt châu Giao Chỉ, thống suất bảy quận ở lục địa, trụ sở đặt tại đất Mê Linh, quận Giao Chỉ - quận lớn nhất và quan trọng nhất.
 
Đứng đầu là chức thứ sử, phụ trách thanh tra công việc của các quận. Mỗi quận có một viên thái thú và một viên đô uý (coi việc dân sự và quân sự). Dưới quận là huyện. Nhưng ở huyện, “phần nhiều” còn do các Lạc tướng “trị dân như cũ” . Phương thức bóc lột cơ bản vẫn là phương thức cống nạp.  Thứ sử có quyền xem xét kiểm tra việc cai trị ở các quận theo sáu điều sau:

1. Những cường Tông hào hữu có ruộng đất, nhà cửa quá phép đã định, lấy mạnh lấn yếu, lấy đông hiếp ít.
 
2. Quan vào bậc 2.000 thạch lúa (tức lương bổng hằng năm) là quan thái thú (quận thú), không vâng theo chiếu chết bỏ công theo tư nhận chiếu thư mà thủ lợi hà hiếp trăm họ vơ vét gian tham.

3. Quan vào bậc 2.000 thạch không để ý xét các nghi án, hung dữ giết người, giận thì mặc sức giết, vui thì tha hồ thưởng, phiền nhiễu hà khắc, bóc lột dân đen, trăm họ đều ghét, phao đặt những điềm gở như núi lở, đá tan. . .

4. Quan vào bậc 2.000 thạch mà tuyển bổ không công bằng, a dua người mình yêu, che lấp người hiền, yêu dùng kẻ dở.

5. Con em các quan vào bậc 2.000 thạch mà cậy thế cậy thần, xin xỏ công việc.

6. Quan vào bậc 2.000 thạch mà làm trái lẽ công, bè đảng với kẻ dưới, a phụ hào cường, thông hành hồi lộ, tổn phạm chính lệnh (6).


(1). Tư Mã Thiên: Sử ký, q. 113; Tiền Hán thư, q.9 T.13a.
(2). Giao châu ngoại vực ký.
(3). Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993. T.1 tr.153, 155.
(4). Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993. T.1 tr.153, 155.
(5) Theo Tiền Hán thư, q.28, hạ, Địa lý chí, T.9b-10a.
(6) Dẫn theo Hán quan điển chức nghi, Tiền Hán thư, q.19, thượng, biểu 13a.

 

 

 

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam Tập 2.

« Trả lời #9 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2008, 09:52:17 PM »

 


Dưới chức thứ sử là chức thái thú, ăn lương 2.000 thạch, cầm đầu một quận; bên cạnh thái thú có viên đô uý cũng hưởng lương 2.000 thạch, coi việc quân sự, đàn áp nhân dân thuộc quốc.
 
Buổi đầu, hai viên sứ giả nhà Triệu đầu hàng đã được nhà Hán cho làm thái thú hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Thái thú là kẻ trực tiếp đại diện cho chính quyền phong kiến trung ương để thống trị dân chúng Âu Lạc. Hằng năm, thái thú nộp thuế cống thu được trong quận để đưa lên triều đình trung ương. Số đồ cống đó, thái thú bắt các Lạc tướng đốc thúc dân nộp lên. Lạc tướng dưới quyền kiểm soát của thái thú và vẫn “trị dân như cũ’, nghĩa là vẫn được hưởng quyền thế tập như xưa, chủ trì công việc trong “địa phương” của mình.

Song “bộ lạc” đã đổi thành huyện, lạc tướng cũng được mang danh là huyện lệnh, với “ấn đồng dây tua xanh” .

Như vậy, thời kỳ đầu nhà Hán vẫn kế tục chính sách cai trị cũ của nhà Triệu trên đất Âu Lạc, đó là chế độ “dung dưỡng để thống trị”. Theo Sử ký và Tiền Hán thư, chính sách của nhà Tây Hán đối với các quận mới chinh phục được là “lấy tục cũ của nó mà cai trị” (1).
 
Tuy nhà Hán đã áp đặt được một bộ máy đô hộ ở cấp châu, cấp quận song chính giới thống trị Hán tộc cũng phải thú nhận rằng chúng chỉ có thể “dùng tục cũ mà cai trị”; chúng không nắm được các huyện vì ở huyện vẫn theo chế độ Lạc tướng cha truyền con nối của người Việt.

Điều đó có nghĩa là đẳng cấp quý tộc Việt cổ vẫn giữ được thế mạnh là quyền uy của Tông tộc mà cai trị dân Việt.  Phương thức bóc lột cơ bản vẫn là phương thức cống nạp.  Đồ cống phần nhiều là của báu, vật lạ, như sừng tê, ngà voi, đồi mồi, ngọc cơ... Tiền Hán thư chép, năm Nguyên Khang thứ tư (62 TCN), đời Hán Tuyên Đế “Quận Cửu Chân dâng thú lạ” (2).

Năm thứ nhất niên hiệu Nguyên Thuỷ, “mùa xuân, tháng giêng Việt Thường thị qua nhiều lần dịch tiến đem dâng một con trĩ trắng, hai con trĩ đen”. Sách Hán nghi thức của Linh Phù nói rằng: “Cửu Chân, Giao Chỉ, Nhật Nam, dùng hai sừng tê dài chín tấc và một mai đồi mồi; Uất Lâm dùng một ngà voi dài ba thước trở lên và 20 bộ lông chim trĩ để thay cho vàng” (3).
 
Ngoài các thứ trên, cây tre của Âu Lạc cũng là vật quý lạ đối với Trung Quốc. Sách Lã thị Xuân thu (thời Tần, q.14) chép: “Các thứ tốt có gừng của Dương Phác, quế của Chiêu Dao, tre khuẩn của Lạc Việt”. Tre khuẩn còn có tên là xạ đồng. Sách Bác vật chí của Lưu Uyên Lâm chép: “Xạ đồng (tre) do Ngô đều sản xuất ở Giao Chỉ và Cửu Chân”.
 
Tiền Hán thư cũng chép rằng “ở huyện Tây Quyển, quận Nhật Nam (Quảng Bình) có thứ tre có thể làm gậy được” (4). 
Ngoài phương thức bóc lột bằng cống nạp, bọn quan lại nhà Hán còn bóc lột nhân dân Âu Lạc bằng việt mua bán thổ sản và Nô tì. Tiền Hán thư chép rằng một viên hầu tước nhà Hán là ích Xương “năm thứ tư hiệu Ngũ Phượng (54 TCN can tội khi làm thái thú Cửu Chân, trộm sai người mua sừng tê và Nô tì, tang vật có trăm vạn (tiền đồng) trở lên...” (5).

Sau khi xâm lược được Nam Việt, trong đó có Âu Lạc, việc buôn bán ở khu vực phía nam của người Hán rất phát triển; bọn quan lại và thương nhân nhà Hán làm giàu rất chóng. Buôn bán thổ sản của người bản xứ là một phương thức thu nhập quan trọng của bọn thống trị Hán tộc đối với nhân dân ở những vùng chúng đã chinh phục.

Dưới ách thống trị của nhà Hán, nhân dân Âu Lạc luôn nổi dậy chống lại, tình trạng mất an mình là thường xuyên đối với bọn quan lại nhà Hán. Vua Hán phải luôn năm phái quan lại và quân đội từ Hoa Nam xuống để đàn áp: “Cách một năm lại phải điều động hàng vạn người, phí tổn đều trông vào quan đại nông” (6). vì thế, “quân sĩ miền Kinh Sở (Hồ Quảng) mệt mỏi vì Âu Lạc” (7).
 
Đó cũng là kết quả tất yếu của chính sách xâm lược và thống trị của nhà Hán trên đất Âu Lạc và biểu hiện tinh thần quật cường của dân Âu - Lạc Việt.


(1). Tư Mã Thiên: Sử ký, q.30, t.14a; Tiền Hán thư, Thức hoá chí, q.24, hạ, t.14a. Nguyên văn tiếng Hán: “dĩ kỳ cố tre trị”.
(2). Tiền Hán thư, q.8, t.13b.
(3). Dẫn theo Hậu Hán thư, q.3, t.7a và 8a.(4). Tiền Hán Thư, q.28 hạ, t.10b.(5). Tiền Hán thư, q.17, t.13b.
(6). Tư Mã Thiển: Sử ký, q.30; Tiền Hán thư, q.24, hạ.
(7). Theo Viên Khoan: Diêm thiệt luận, q. 14. 

 

Tên sách: LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM - TẬP 3: LỊCH SỬ QUÂN SỰ THỜI NGÔ, ĐINH, TIỀN LÊ VÀ LÝ
Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia
Năm xuất bản: 2003
Số hoá: Ptlinh, UyenNhi05


Ban chủ nhiệm:

- Đại tá PGS,TS. TRỊNH VƯƠNG HỒNG 
- Đại tá TS. LÊ ĐÌNH SỸ
- Đại tá TRẦN BÍCH

Tác giả:

- PGS.TS. NGUYÊN DANH PHIệT (Chủ biên)
- Đại tá PGS,TS. TRỊNH VƯƠNG HỒNG
- PGS,TS. TRẦN BÁ CHÍ
- Đại tá TS. LÊ ĐÌNH SỸ

                                Nam quốc sơn hà Nam đế cư
                                       Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
                                       Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
                                       Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

LỜI GIỚI THIỆU


Chiến công hiển hách của Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, được xem như trận chung kết toàn thắng của dân tộc, kết thúc một chương sử bi tráng hơn một ngàn năm chống Bắc thuộc, dơa đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập tự chủ vẻ vang.

Tập 3 của bộ sử này tập trung phản ánh hoạt động quân sự quốc phòng của ông cha ta trong gần ba thế kỷ, từ năm 939 đến năm 1225 trải qua các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý nhằm xây dựng và bảo vệ nhà nước trung ương tập quyền mạnh, bảo vệ nền độc lập, tự do, bảo vệ cương vực và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Hoạt động quân sự, quốc phòng ở giai đoạn lịch sử này nổi lên một số vấn đề lớn:

Dẹp nội loạn, khắc phục hiện tượng phân tán: Nhà nước trung ương tập quyền đang trong quá trình xây dựng hãy còn rất non trẻ, những yếu tố tạo ra và nuôi dưỡng xu hướng phân tán, cát cứ vẫn còn tồn tại một cách dai dẳng, gặp thời cơ là bùng phát trở lại. 

Vì vậy các vương triều đã phải liên tục tiến hành các cuộc đấu tranh khắc phục, điển hình là các vụ dẹp loạn 12 sứ quân, dẹp loạn Cử Long, dẹp loạn Hà Trắc Tuấn, vụ Khai quốc vương Bồ, vụ Nùng Trí Cao, vụ động Ma Sa, vụ phản loạn Thân Lợi, vụ đại loạn vào cuối triều Lý...

Bên cạnh đó, ngay trong nội bộ các vương triều, ở những thời điểm bước ngoặt cũng thường xảy ra các vụ chính biên hoặc bạo loạn mà vương triều phải kiên quyết loại bỏ, điển hình là vụ chính biến của Dương Tam Kha sau khi Ngô Quyền mất, vụ rối loạn ở cuối vương triều Đinh, vụ loạn khi Lê Đại Hành qua đời, vụ loạn ba vương vào buổi đầu triều Lý.

 

« Sửa lần cuối: 12 Tháng Ba, 2009, 12:00:55 PM gửi bởi UyenNhi05 »

 

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 3

« Trả lời #1 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2009, 08:50:14 PM »

 


Như vậy, dẹp nội loạn khôi phục thống nhất, bảo vệ nhà nước quân chủ trung ương tập quyền là một nét chủ đạo của hoạt động quân sự, quốc phòng trong gần ba thế kỷ xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ.

Với vị thế của một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi, Đại Cồ Việt và Đại Việt thường bị các lân quốc phía Nam quấy phá cướp bóc ông cha ta đã phải nhiều lần hành binh đẩy lùi nguy cơ xâm lân để giữ biên cương và mở nước, điển hình là vào các năm 982, năm 1044, năm 1069 và nhiều cuộc khác trong suốt thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII.

Trong thế kỷ X và XI, ở phương Bắc, nhà Tống được thiết lập thành một đế chế hùng mạnh, trong đó nhà nước trung ương tập quyền phát triển đến cao độ luôn luôn nhòm ngó phương Nam, lộ rõ âm mưu xâm lược hòng tái đô hộ nước ta. Vì vậy Đại Việt, bên cạnh nhiệm vụ dẹp nội loạn, hành binh chinh phạt đẩy lùi nguy cơ xâm lấn, giữ vững biên cương phía Nam, thì nhiệm vụ củng cố nền quân sự, quốc phòng, sẵn sàng binh bị để đối phó với âm mưu xâm lược từ phương Bắc luôn là mối lo thường trực.

Trong quá trình tồn tại cua mình, nhà Tống đã hai lần tổ chức những đội quân lớn xâm lược nước ta, lần thứ nhất diễn ra vào các năm 980 - 981 và lần thứ hai vào các năm 1075 - 1077, cả hai lần xâm lăng này đều bị quân và dân ta đánh bại.

Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất gắn liền với những tên tuổi lớn như Thái hậu Dương Vân Nga, tướng quân Phạm Cự Lạng, đặc biệt là Lê Hoàn, nguyên là Phó vương của triều Đinh và là người sáng lập ra nhà Tiền Lê oanh liệt.

Trước loạn xâm lăng, Lê Hoàn củng cố vương triều, đứng đầu bộ chi huy, thiết lập hệ thống phòng thủ bảo vệ kinh đô Hoa Lư, đắp thành Bình Lỗ, lập hệ thống đồn trại bảo vệ Đại La - Loa Thành, bố trí tuyến phòng thủ từ xa để chặn giặc. Với thế chiến lược ấy, khi quân Tống kéo vào nước ta, Lê Hoàn đã tiến hành các trận đánh tiêu diệt thuỷ quân của Hầu Nhân Bảo ở Hoa Bộ Đầu, Bạch Đằng, Đồ Lỗ, Lục Giang, trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng, trận Tây Kết và cuối cùng đuổi lịch ra khỏi bờ cõi.

Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi đã làm cho đất nước yên bình trong gần một thế kỷ.  Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai diễn ra năm 1075 - 1077 gắn liền với tên tuổi vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, tài năng kiệt xuất của Đại Việt thế kỷ XI.

Trước dân tâm xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đề xuất chiến lược mới và tự cầm quân chủ động tiến công sang đất Tống, hạ thành Ung Châu, phá tan các căn cứ hậu cần - quân sự đang được thiết lập dọc sát biên giới để chuẩn bị xâm lược Đại Việt, kìm chế và gây nhiều khó khăn cho quân giặc trong thực tiễn hành binh sau này. 

Sau khi đã thực hiện “tiên phát chế nhân” (đánh trước dể chế ngự giặc), Lý Thường Kiệt lập tức rút quân về nước, tập trung mọi nỗ lực thiết lập phòng tuyến sông Như Nguyệt nổi tiếng trong lịch sử để chặn giặc. Bằng thế trận chiến tranh nhân dân rộng lớn với nhiều lớp, nhiều tầng, đánh cả trước mặt lẫn sau lưng, thiết lập hệ thống phòng ngự có chính diện rộng, có chiều sâu vững chắc, ta đã phá tan kế hoạch đánh nhanh, tiến nhanh của giặc, làm cho các đạo quân thuỷ, bộ của chúng không hỗ trợ được cho nhau.

Trận quyết chiến chiến lược lớn ở bờ bắc sông Như Nguyệt đã tiêu diệt nhiều giấc, làm cho đội quân xâm lược rơi vào tình thế khủng hoảng, tiến thoái lưỡng nan. Đúng lúc này Lý Thường Kiệt chủ dộng “giảng hoà”, đuổi đội quân Tống về nước, kết thúc chiến tranh.

Hoạt động quân sự, quốc phòng là nét chủ đạo của lịch sử giai đoạn này nhằm bảo vệ toàn vẹn độc lập, thống nhất Tổ quốc, củng cố vương triều. xây dựng nhà nước trung ương tập quyền vừng mạnh.

 

 

Logged


"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 3

« Trả lời #2 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2009, 08:52:06 PM »

 


Từ những kết quả nghiên cửu của mình, bước đầu các tác giả đúc rút phân tích và khái quát một số bài học trên các lĩnh vực hoạt động quân sự của ông cha ta thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý.  Trước hết, về tư tưởng quân sự, quốc phòng nổi lên hai vấn đề lớn: xây dựng quân đội mạnh đi đôi với việc xây dựng, bảo vệ nhà nước tập quyền mạnh và “ngụ binh ư nông”, thực hiện toàn dân là lính khi có chiến tranh.

Thứ hai, về nghệ thuật quân sự trong đó bao gồm cả chiến lược và chiến thuật. Trong vấn đề chiến lược, ông cha ta luôn luôn biết mình, biết người, chủ dộng xây dựng lực lượng và kế sách bảo vệ đất nước; trong tác chiến kết hợp chặt chẽ, sáng tạo giữa tiến công và phòng ngự, phòng ngự và phản công. Về chiến thuật, kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc từ thời dựng nước và những nô lực giải phóng đất nước trong hơn một ngàn năm chống Bắc thuộc, ở giai đoạn này, trong hoạt động quân sự của các vương triều đã vận dụng chiến thuật công thành, diệt viện; dựa vào chiến luỹ để phòng thủ và khi thời cơ đến, lập tức chuyển sang phản công đánh những trận quyết định, nhanh chóng kết thúc chiến tranh một cách có lợi nhất.

Hoạt động quân sự quốc phòng giai đoạn mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự chủ của các vương triều giai đoạn này là tài sản tinh thần vô giá đã được các vương triều kế tiếp nhau giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Nhân dịp tập sách ra mắt bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam xin chân thành cảm ơn các tướng lĩnh, các nhà khoa học và các cơ quan chức năng đã tận tình giúp đỡ chúng tôi; xin cảm ơn GS,TS, Trương Hữu Quýnh, PGS,TS. Nguyễn Quang Ngọc và PGS,TS. Trần Thị Vinh đã trực tiếp đọc, góp ý kiến để hoàn chỉnh bản thảo. Rất mong nhận được nhiều ý kiến phê bình của các nhà sử học, của bạn đọc gần xa để chúng tôi sửa chữa. bổ sung trong lần tái bản và rút kinh nghiệm cho các tập tiếp sau.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

                                                                     Tháng 12 năm 2002
                                                        NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
                                                           VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM

                                 -------------------------------------------------

MỞ ĐẦU


Từ thế kỷ X, sau khi lật đổ ách đô hộ của các đế chế Trung Hoa từ Tần, Hán đến Tuỳ, Đường, đất nước ta bước vào thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài. Lịch sử quân sự, quốc phòng dưới các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XIII cũng chuyển sang một thời kỳ mới. 

Khác với thời sơ sử, càng khác với thời chống đô hộ, bối cảnh lịch sử thời kỳ này đặt ra nhiều vấn đề mới cho sự nghiệp xây dựng nền quân sự, quốc phòng của đất nước.  Không còn là tổ chức vũ trang của nhà nước quân chủ thị tộc bộ lạc thời Văn Lang - Âu Lạc, cũng không phải là tổ chức quân sự và hoạt động vũ trang khởi nghĩa chống kẻ thù đô hộ để giải phóng đất nước mà là một tổ chức vũ trang với nền quân sự, quốc phòng của nhà nước quân chủ độc lập tự chủ đã xuất hiện từ thế kỷ X.

Sau chiến thắng Bạch Đằng (938) một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền của quốc gia Đại Cồ Việt - Đại Việt bắt đầu hình thành từng bước hoàn thiện và củng cố, một lãnh thổ quốc gia có cương vực rõ ràng, một khối cộng đồng dân tộc hợp sức cùng làm chủ đất nước với cuộc sống tự chủ, yên bình, tất cả cần phải được bảo vệ.

 

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Ba, 2009, 08:53:55 PM gửi bởi UyenNhi05 »

 


UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 3

« Trả lời #3 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2009, 08:54:51 PM »

 


Mặt khác, tuy được xây dựng ở một thời kỳ lịch sử hoàn toàn khác. nhưng trong quá trình vận động phát triển của đất nước trong chuỗi liên tục của thời gian, nền quân sự, quốc phòng thời kỳ này còn là sự kế thừa thành tựu của các thời kỳ trước, vươn tới tầm cao mới. xứng đáng với một đất nước đang hồi sinh và phục hưng mạnh mẽ.

Từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XIII, một bước phát triển không phải là tuần tự, tiệm tiến mà là đột biến đã diễn ra trong lịch sử quân sự. Đó cũng là một mặt trong bước phát triển lớn của đất nước chuyển từ đêm trường đen tối của thời Bắc thuộc sang thời độc lập tự chủ huy hoàng.

Tuy nhiên.  trong cái huy hoàng với những thuận lợi của hoàn cảnh đất nước mới giành được độc lập tự chủ, những khó khăn thử thách xuất hiện cũng không nhỏ.  Âm mưu và hành động xâm lược của đế chế Tống lúc này đang nắm quyền thống trị ở Trung Hoa hòng tái lập nền đô hộ cùng với hành động quấy phá, xâm chiếm từ phía nam của Chiêm Thành là những mối đe doạ thường trực từ bên ngoài. 

Việc xây dựng nhà nước quân chủ tự chủ theo hướng phong kiến tập quyền phương Đông, mô hình Đường - Tống, ít ra cũng còn phải thăm dò, thể nghiệm hầu như suốt thế kỷ X với các vương triều Ngô, Đinh và Tiền Lê, để được xác lập, hoàn thiện bước đầu ở vương triều Lý. Những yếu tố phân tán với xu hướng ly khai trên cơ sở công xã nông thôn còn tồn tại phổ biến ở buổi đầu thường xuất hiện khi có cơ hội thuận tiện. Đó là những khó khăn, thách thức lớn đặt ra cho công cuộc xây dựng nền quân sự, quốc phòng trong những thế kỷ đầu của thời kỳ độc lập tự chủ.


Ngay từ những thế kỷ đầu tiên của thời kỳ này chiến tranh đã liên tục diễn ra. Lịch sử quân sự thời Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý cho thấy hoạt động quân sự, quốc phòng thời kỳ này đã lần lượt chiến thắng oanh liệt các cuộc xâm lăng lớn nhỏ từ bên ngoài, dẹp yên mọi hành động phân tán. phản loạn nổi lên từ bên trong.

Những chiến tích vẻ vang đó đảm bảo cho quốc gia Đại Cồ Việt - Đại Việt tồn tại vững vàng, phát triển mạnh mẽ, hiên ngang bước vào nền văn minh Đại Việt với bao kỳ tích trung khu vực Đông Nam á đang trải qua nhiều biến động.

Hai lần chiến thắng xâm lược với quy mô lớn của giặc Tống vào cáe năm 981, 1077, nhiều lần chinh phạt quân Chiếm Thành, đẩy lùi nguy cơ xâm chiếm. quấy phá từ phía Nam là sự thể hiện sức mạnh vũ trang và nghệ thuật quân sự. thể hiện ý chí kiên cường chống giặc giữ nước của quân dân ta trong thời kỳ này. 

Những vấn đề trên từng được nhiều tác giả đề cập trong nhiều công trình và luận văn nghiên cứu. Tuy nhiên, một biên soạn tổng hợp và hoàn chỉnh nội dung lịch sử quân sự xuyên suốt từ thời Ngô đến thời Lý thì đây là lần đầu. Do đó việc nghiên cứu, biên soạn sách đã gặp nhiều khó khăn, nhất là về tư liệu.

Nền sử học của nước ta ra đời muộn. Những ghi chép của người đương thời cực kỳ hiếm. hầu như tất cả đều được chép lại sau đó hàng thế kỷ, nhưng nó lại ở trong hoàn cảnh đất nước nhiều lần bị ngoại xâm tàn phá.  Ngoài nguồn sử liệu ít ỏi từ biên niên sử được biên soạn vào thời Trần, thời Lê, tham khảo bổ sung thêm từ nguồn sử Trung Hoa có liên quan, còn có nguồn tơ liệu mới và quan trọng thu thập qua điều tra, khảo sát điền dã. Tất cả đều được khai thác, tận dụng.

Phương pháp lịch sử được vận dụng chủ yếu trong quá trình biên soạn. Những sự kiện hiện tượng, nhân vật trực tiếp hoặc có liên quan đến những hoạt động quân sự thời kỳ này đều được xem xét, khảo sát, mô tả theo một trình tự diễn biến lịch sử nghiêm ngặt.

 

 

 

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 3

« Trả lời #4 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2009, 08:57:57 PM »

 


Khôi phục diện mạo lịch sử quân sự qua hoạt động xây dựng lực lượng vũ trang, tổ chức chiến đấu chống xăm lăng, bình dẹp ý đồ và hành động phân tán, phản loạn là yêu cầu số một đặt ra cho tập sách này.

Những sự kiện, hiện tượng lịch sử được tiến hành phân tích, tổng hợp lý giải nhằm nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn về nền quân sự, quốc phòng với lực lượng vũ trang hùng mạnh cùng những chiến thắng oanh liệt. Tất cả được nhìn nhận như những thành tựu văn hoá có ý nghĩa lớn trong tổng thể nền văn hoá Thăng Long rực rỡ vào thời đầu của văn minh Đại Việt. 

Lịch sử quân sự thời kỳ Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý đã hiện ra như một khúc quân hành hùng tráng ngay từ nhịp dạo đầu trên hành trình lịch sử dựng nước và giữ nước của một dân tộc biết cầm vũ khí và biết đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử đó diễn ra vô cùng phong phú. đa dạng, gắn bó chặt chẽ với lịch sử xây dựng quốc gia Đại Cồ Việt - Đại Việt.. dựa trên cơ sở vững chắc của một xã hội đang phục hưng và phát triển mạnh mẽ.

Nhà nước quân chủ thời kỳ này tồn tại qua bốn vương triều Các vương triều Ngô, Đinh,Tiền Lê từ năm 939 đến đầu thế kỷ XI. Tiếp đến vương triều Lý tồn tại hơn hai thế kỷ từ 1010 đến 1225. Sự tiếp nối, thay thế nhanh chóng của các vương triều ở thế kỷ X thể hiện bước đi dồn dập, gấp gáp của lịch sử ngay từ bước khởi đầu để kịp tiến vào thế kỷ XI với tư thế một đất nước vững mạnh trong khu vực dưới sự quản lý của vương triều Lý.

Trong thế tồn tại hiên ngang và phát triển vững mạnh của đất nước thời kỳ này, tổ chức quân sự và hoạt động quốc phòng giữ một vị trí then chốt, nếu không muốn nói là quyết định.

Để thể hiện rõ chân lý lịch sử đó, các vấn đề quân sự, quốc phòng thời kỳ này đã ra đời trong điều kiện và hòan cảnh lịch sử như thế nào? được tổ chức ra sao? gánh vác những chức năng, nhiệm vụ gì và đáp ứng yêu cầu đặt ra của đất nước đến mức nào? Đó là nội dung được trình bày qua năm chương của sách Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 3 - Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý (919 - 1295) .

Từ những vấn đề trên, nền quân sự, quốc phòng của đất nước trong ba thế kỷ đầu thời độc lập tự chủ sẽ hiện ra như một thành tựu lớn lao, đồng thời là một gia tài quý báu của các thế hệ nhân dân đương thời để lại cho hậu thế. 

Lịch sử ghi nhận sức mạnh kỳ diệu, sự trưởng thành nhanh chóng của tổ chức lực lượng vũ trang, của tơ tưởng và nghệ thuật quân sự đặc sắc trong chiến đấu chống giặc giữ nước và dựng nước vào thời kỳ này. Thể hiện rõ ràng, có hệ thống và tương đối đầy đủ thực tế lịch sử đó qua Lịch sử quân sự Việt Nam tập 3 là mục tiêu cố gắng phấn đấu của ban chủ nhiệm cùng tập thể tác giả trong quá trình nghiên cứu và biên soạn.
 

CHƯƠNG 1

NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT* – ĐẠI VIỆT
THỜI NGÔ - ĐINH – TIỀN LÊ – LÝ (939 -1225)


I. LÃNH THỔ, CƯƠNG VỰC, CƯ DÂN, Vị TRÍ ĐỊA LÝ TRONG MỐI TƯƠNG QUAN KHU VỰC

Chiến thắng giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền tổ chức và chỉ đạo ghi một cột mốc quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.  Lời bình cô đọng và sắc sảo của sử gia Lê Văn Hưu về sự kiện lịch sử lớn lao này đã thâu tóm được tầm quan trọng của nó đối với tiến trình lịch sử dân tộc:


________________________
* Tên nước Đại Cồ Việt xuất hiện cùng với nhà Đinh. Ngô Quyền xưng vương, định đô ở Cổ Loa chưa đặt tên nước. Tuy nhiên, vương triều Ngô đã thực sự mở đầu cho thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc. Vì vậy, chúng tôi xin được nghiên cứu, giới thiệu lịch sử thời kỳ này bắt đầu từ nhà Ngô (T.G).

 

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Ba, 2009, 09:06:43 PM gửi bởi UyenNhi05 »

 


UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 3

« Trả lời #5 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2009, 09:48:12 PM »

 


Tiền Ngô vương (Ngô Quyền) có thể lấy quân mới họp của nước Việt mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoàng Tháo mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận  mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương chưa lên ngôi đế, đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta ngõ hầu đã nối lại được1.

 Nước Việt ta” ở đây chính là đất nước của các vua Hùng, vua Thục với tên gọi Văn Lang, Âu Lạc từng tồn tại độc lập từ thế kỷ VII - VIII trước Công nguyên cho đến khi Triệu Đà xâm lược vào năm 179 trước Công nguyên.

Trải qua hơn một ngàn năm dưới ách đô hộ của ngoại tộc, đất nước từng bị chia cắt, tách, nhập với những thử thách hiểm nghèo. Mặc dù vậy, nhân dân ta với tinh thần chiến đầu bền bỉ, anh dũng và kiên cường, cuối cùng đã giành lại được quyền độc lập tự chủ với vai trò của họ Khúc vào năm 905 sau Công nguyên. Tiếp theo là Dương Đình Nghệ. Ông từng đánh đuổi giặc Nam Hán, giải phóng Đại La vào năm 931 .

Tuy giành được quyền tự chủ, nhưng họ Khúc cũng như họ Dương, trong buổi đầu nắm quyền quản lý đất nước vẫn duy trì danh hiệu tiết độ sứ Cho đến Ngô Quyền sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mới xưng vương, định đô ở Cổ Loa, hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp giải phóng dân tộc, khôi phục và tiếp nối chính thống đất nước có lịch sử hàng ngàn năm trước từ thuở các vua Hùng, vua Thục.

Lãnh thổ của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc gồm 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu  Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức và bộ Văn Lang 2. Nếu như về địa lý lịch sử, còn khó khăn trong việc xác định vị trí cụ thể của từng đơn vị thì trên đại thể có thể xác định lãnh thổ Âu Lạc gồm dải đất miền Bắc nước ta từ miền Nam tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông (Trung Quốc) cho đến Hoành Sơn ngày nay 3.

Dưới ách đô hộ của phong kiến Trung Hoa; lãnh thổ đó bị sáp nhập vào nước Nam Việt của Triệu Đà năm 179 trước Công nguyên gồm hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Đến thời lệ thuộc nhà Hán từ năm 111 trước Công nguyên, khu vực lãnh thổ đó vẫn chia làm hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân trong chín quận của bộ Giao Chỉ 4.

Vào thời thuộc Đường đó là các đơn vị châu Giao, châu Lục, châu Trường, châu Phong và một số châu ky mi (nay thuộc vùng Bắc Bộ), châu Ái, châu Diễn, châu Hoan, châu Phúc Lộc (nay thuộc vùng đất Bắc Trung Bộ từ đèo Ngang trở ra). Tất cả đều đặt trong cái gọi là Giao Châu đô hộ phủ, đặt năm 622, sau đổi làm An Nam đô hộ phủ vào năm 679.

Từ đầu thế kỷ X, sau khi giành được độc lập tự chủ, tên gọi An Nam đô hộ phủ bị xóa bỏ cùng với ách đô hộ của ngoại bang, lần lượt tên nước Đại Cồ Việt (từ thời Đinh, vào năm 968), tiếp đến Đại Việt (từ năm 1054 - thời Lý) xuất hiện với kinh đô Cổ Loa năm 939, thời Ngô), Hoa Lư (năm 968, thời Đinh - Tiền Lê) và Thăng Long (năm 1010, thời Lý).


________________
1. Ngô Sĩ Liên và các sử thần thời Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch của Nxb. Khoa học xã hội, 1983, T.1, tr. 198. Trong sách viết tắt là Toàn thư.
2. Về tên 15 bộ, các sách Việt sử lược, Toàn thư, Lĩnh Nam chích quái chép ít nhiều có khác nhau. Chúng tôi chép theo Toàn thư, Sđd, T.1, tr. 118 và theo Việt sử lược, bản dịch của Trần Quốc Vượng, Nxb. Văn Sử Địa, Hà Nội, 1960, tr.13-14, chép thêm bộ Vàn Lang như Cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn đã chép để tham khảo (T.G).
3. Xem thêm Đào Duy Anh - Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1964, tr. 22.  
4. Chín quận của Giao Chỉ bộ: Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố (nay thuộc Quảng Đông, Quảng Tây - Trung Quốc)?  Châu Nhai, Đam Nhĩ (đảo Hải Nam - Trung Quốc), Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (nay thuộc Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ của Việt Nam).

 

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Ba, 2009, 09:55:01 PM gửi bởi UyenNhi05 »

 


UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 3

« Trả lời #6 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2009, 10:55:09 PM »

 


Lãnh thổ quốc gia thời này bao gồm vùng đất phù sa mầu mỡ của châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình (Bắc Bộ); sông Mã, sông Chu (Thanh Hóa) và sông Lam (Nghệ An) cùng với một dải núi rừng chiếm 2/3 diện tích vây bọc các mặt đông bắc (từ Móng Cái đến Lào Cai), tây bắc (từ Lào Cai đến tây Nghệ An) và bắc Trường Sơn (tây Nghệ An, Hà Tĩnh) . Về cương vực, phía bắc giáp Trung Hoa (Tống), tây bắc giáp Đại Lý (Nam Chiếu), tây - tây nam giáp các tộc Lão Qua, Chân Lạp, nam giáp Chiêm Thành và phía đông giáp biển.

Nếu như cương vực về phía bắc, phía tây bắc có thay đổi ít nhiều so với ngày nay, nhưng trên đại thể tương đối ổn định, thì về phía nam thường có biến động theo hướng mở rộng. Từ nửa sau thế kỷ XI (1069) cho đến hết thời Lý (1225) biên giới phía nam đến Cửa Việt (Quảng Trị), bắc sông Thạch Hãn 1.   
   
   Như vậy đất nước Đại Cồ Việt - Đại Việt thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý ở vào một vị trí địa lý quan trọng, mang những đặc điểm nổi bật với nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn trong quá trình dựng nước và giữ nước. 

Trước hết nói đến thuận lợi, về mặt kinh tế phải kể đến các vùng châu thổ mầu mỡ với một lượng phù sa bồi đắp hàng năm, mang nhiều tiềm năng và hứa hẹn một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước phát triển. Một quá trình di dân theo hướng lan toả, tràn xuống chiếm lĩnh khai thác các vùng còn hoang hoá, úng ngập trong nội địa và vùng sình lầy ven biển không chỉ diễn ra trong thời kỳ này mà còn kéo dài đến nhiều thế kỷ về sau đã chứng minh điều này 2.

   Ngoài vùng đồng bằng châu thổ còn lại 2/3 diện tích rừng núi với nguồn lâm thổ sản, khoáng sản bao gồm thảo mộc, động vật quý hiếm và kim loại các loại. Sự phong phú, đa dạng về nguồn lợi kinh tế ở hai miền xuôi và ngược không chỉ gắn bó trong trao đổi nhằm bổ sung, phục vụ đời sống thường nhật của nhân dân mà còn đáp ứng cho nhu cầu của quốc phòng.  Ngoài ra ta còn phải kể đến một nguồn gần như vô tận về thủy, hải sản, về giao thông của một quốc gia có hệ thống sông ngòi chằng chịt và một vùng biển trải dài dọc phía đông của đất nước.

Về vị trí địa lý, từ một cái nhìn tổng thể trong khu vực Đông á, Đông Nam á, ta thấy đất nước Đại Cồ Việt - Đại Việt ở vào một vị trí chiến lược trọng yếu. Đó là chiếc cầu nối giữa đại lục châu á với khu vực Đông Nam á bao gồm cả đất liền và hải đảo trên mặt thủy cũng như bộ.  Lịch sử hình thành, phát triển và tiêu vong, cùng quan hệ giao lưu giữa các quốc gia trước, trong và sau thời kỳ này sẽ cho ta một ý niệm về tầm quan trọng của vị trí địa lý nước Đại Cồ Việt Đại Việt trong khu vực.

Ở vào vị trí thuận lợi đó, nước ta cho đến thời kỳ này đã có quan hề tiếp xúc với những nền văn minh lớn của thế giới.  Rõ nhất là quan hệ giao lưu, tiếp xúc với hai nền văn minh lớn của phương Đông cổ đại. Đó là văn minh sông Hoàng và văn minh sông Hằng, còn gọi là văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ. Quá trình giao lưu, tiếp xúc đó đã để lại dấu ấn khá rõ nét trong xã hội Đại Cồ Việt - Đại Việt. 

Điều đáng quan tâm là tiềm năng phong phú, đầy hứa hẹn về tài nguyên nói chung, tầm quan trọng về vị trí địa lý như đã trình bày là lợi thế cho sự tồn tại và phát triển của đất nước. Mặt khác, điều đó cũng thực sự biến đất nước ta thành miếng mồi béo bở, gợi lên sự dòm ngó, thèm muốn chiếm đoạt đối với các quốc gia láng giềng.



___________________
1. Năm 1069, vua Lý Thánh Tông đem quân đánh Chiêm Thành, bắt được chúa Chiêm là Chế Củ. Chế Củ đem ba châu: Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính để chuộc thân. Toàn thư, Sđd, T. 1, tr. 287.
   - Xem thêm Hoàng Xuân Hãn: Lý Thường Kiệt, xuất bản lần thứ hai, năm 1949, bản tái bản của Nxb. Văn học, Hà Nội, 1995, chú thích 18. tr. 53.
2. Tham khảo thêm Di dân của người Việt từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, Đặng Thu chủ biên, chuyên san tạp chí Nghiên cứu lịch sử 1997.

 

 

 


UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 3

« Trả lời #7 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2009, 10:58:56 PM »

 


Hơn một ngàn năm đô hộ với mưu toan đồng hóa của phong kiến phương Bắc từ Tần đến Đường, các cuộc xâm lược của Nam Chiếu (Đại Lý), của Nam Hán; những vụ cướp bóc xâm lấn của Chiêm Thành, Chân Lạp đã diễn ra trước đó và còn tiếp diễn trong và sau thời kỳ này là những minh chứng hùng hồn cho luận điểm trên.

Lịch sử cho hay đất nước của cư dân Văn Lang - Âu Lạc từng chịu đựng hơn 10 thế kỷ trong vòng thống trị với ý đồ thôn tính và đồng hóa của đế chế phong kiến Trung Hoa rộng lớn. Đó là một quốc gia đất rộng, người đông với nền văn minh sông Hoàng phát triển rực rỡ của nhân loại ở phương Đông cổ đại.

Vào thế kỷ III trước Công nguyên, Tần Doanh Chính sau khi lần lượt đánh bại sáu nước lớn khác: Hàn, Triệu, Ngụv, Sở, Yên, Tề đã lập nên đế chế Tần rộng lớn tồn tại từ năm 221 đến năm 206 trước Công nguyên. Tần Thủy Hoàng đã tiến hành chiến tranh nhằm thôn tính đất nước của người Hung Nô ở phương bắc và vùng đất Ngũ Lĩnh ở phía nam của người Bách Việt.

Trong bối cảnh đó, lãnh thổ của Văn Lang - Âu Lạc đầy hấp dẫn ở phương nam đã bị Triệu Đà - một viên huyện lệnh của nhà Tần ở Nam Hải - nhân nhà Tần suy sụp và nhà Tây Hán chưa ổn định (từ năm 206 đến năm 202 trước Công nguyên) mưu đồ cát cứ lập nên nước Nam Việt, tiến hành xâm lược.

Từ đó, đất nước ta chịu ách đô hộ trải qua các thời Triệu (từ năm 179 đến 111 trước Công nguyên) ; Hán (Tây Hán - Đông Hán từ năm 111 trước Công nguyên đến 220 sau Công nguyên) ; Ngụy, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần (từ năm 220 đến năm 580), Tùy (từ 581 đến 618); Đườ(từ 618 đến 905 - cuối Đường).

Bước vào đầu thế kỷ X, mặc dù đã khôi phục được độc lập tự chủ, nhưng quốc gia Đại Cồ Việt, tiếp đến Đại Việt vẫn không tránh khỏi sự nhòm ngó của phong kiến Trung Hoa từ phía bắc. Các cuộc xâm lược của Nam Hán (năm 930, 938), của nhà Tống (năm 980 - 981, năm 1077) đã chứng minh điều này. 

Cũng vào thời này, ở tây bắc nước ta đã từng xuất hiện quốc gia Nam Chiếu với địa bàn thuộc vùng Vân Nam có trung tâm là Đại Lý (Côn Minh); vì vậy sử còn chép là nước Đại Lý. Quốc gia này thành lập vào thế kỷ VIII do sự tập hợp của sáu bộ tộc người Thái và trở thành một cường quốc. 

Người Nam Chiếu từng hàng phục được Miến Điện, bành trướng về phía tây đến giáp Ấn Độ, phía tây bắc đến Thổ Phồn (Tây Tạng). Vào những năm 816, 832, 846, Nam Chiếu từng tràn xuống đánh phá, và chiếm được Tống Bình 1 (lỵ sở An Nam đô hộ phủ) vào năm 863 buộc quan, quân đô hộ nhà Đường phải chạy về nước. Từ năm 865 đến năm 866, người Nam Chiếu bị Cao Biền đánh đuổi. 
 
Cho đến thế kỷ XIII, quốc gia này bị quân Nguyên thôn tính và cuối cùng sáp nhập vào bản đồ Trung Quốc từ năm 1253.  Cùng với sự ra đời và tiêu vong của quốc gia này là một cuộc thiên dí của người Thái dọc theo thung lũng các dòng sông lớn tràn xuống phía nam. Đối với Đại Cồ Việt  Đại Việt, vào thời điểm này người Thái theo lưu vực sông Đà, sông Mã tràn vào tụ cơ ở vùng tây bắc, tây Thanh Hóa ngày nay, kết hợp với khối cơ dân người Thái cổ từng cư trú ở tây bắc từ trước trở thành một bộ phận trong đại gia đình các dân tộc của một quốc gia đang trên con đường phục dựng vững vàng.

Trong khi đó, cuộc thiên di của họ theo các dòng sông Iaravađi, sông Saluen (Miến Điện) sông Mê Nam (Thái Lan) sông Mê Kông (thuộc địa phận Lào) đã tạo nên sự xáo trộn, không ổn định kéo dài trong các bộ tộc bản địa, chủ yếu là người Môn - Khơme. Các bộ tộc Lão Qua sống ở phía tây nước Đại Cồ Việt - Đại Việt từng bị người Khơme (Chân Lạp) chiếm giữ, tiếp đến sự xâm nhập của người Thái vào các thế kỷ IX- XIII, hình thành các tiểu vương quốc. Cho đến giữa thế kỷ XIV, một quốc gia Lào thống nhất (Lạng Xang) mới hình thành với vai trò của người thủ lĩnh anh hùng Pha Ngừm 2 .


__________________
1. Thuộc vùng Hà Nội ngày nay. 
2. Tham khảo Lương Ninh - Nghiêm Đình Vì - Đinh Ngọc Bảo: Lịch sử Lào, Đại học Sơ phạm Hà Nội I, Hà Nội, 1991.

 

 

 


 

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 3

« Trả lời #8 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2009, 11:03:29 PM »

 


Cũng ở phía tây, quốc gia Chân Lạp vào đầu thế kỷ VIII đã bị chia cắt làm hai: Lục Chân Lạp ở phía thượng Lào với rừng núi và thung lũng thuộc trung và hạ Lào ngày nay, Thủy Chân Lạp ở phía nam có nhiều hồ và biển bao bọc. Quốc gia này bị người Java xâm lược, chiếm đống hầu suốt thế kỷ VIII. Với vai trò đặt nền móng, vua Giayavacman II (802 - 854) đã tiến hành giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của người Java vào thế kỷ IX.

Cũng từ đây, quốc gia này bước vào thời kỳ các vua chúa Ăngco với nền văn minh Ăngco nổi tiếng, cực thịnh vào thế kỷ XI để rồi bước vào suy tàn vào đầu thế kỷ XIII trước sự tiến công của vương quốc Thái thống nhất 1. 

Ở phía nam Hoành Sơn là quốc gia Chăm Pa còn gọi là Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành) của cư dân người Mã Lai - Đa Đảo (Malayo - polynésien). Họ cư trú ở vùng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ, là chủ nhân của nền văn hóa Sa Huỳnh nổi tiếng.

Vào thế kỷ II trước Công nguyên khi quốc gia Âu Lạc rơi vào ách thống trị của nhà Hán, bị chia thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân thì quốc gia này cũng bị người Hán đô hộ và lập thành quận Nhật Nam gồm năm huyện Tây Quyển, Chu Ngô, Ty Ảnh, Lô Dung, Tượng Lâm.

Trong những thế kỷ đầu dưới ách đô hộ của nhà Hán, nhân dân Nhật Nam cùng Giao Chỉ, Cửu Chân nhiều lần kề vai sát cánh nổi dậy.  Cho đến thế kỷ II sau Công nguyên, nhân Trung Hoa loạn lạc, dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành tự chủ, lập nên quốc gia Lâm Ấp, một trong hai tiểu quốc: Bắc (Lâm ấp - bộ lạc Dừa) và Nam (Panduranga - bộ lạc Cau) vốn có quan hệ thân tộc nhưng thường xảy ra tranh chấp lẫn nhau. Vương triều Đồng Dương 2 (Indrapura - kinh đô của Chăm pa) của tiểu vương quốc Bắc bị chấm dứt vào khoảng năm 982 - 983 thế kỷ X.

Từ một cái nhìn bao quát, chúng ta thấy trong các thế kỷ X - XIII ở khu vực Đông Nam á còn trong tình trạng chưa ổn định. Một số quốc gia chuẩn bị xuất hiện (Lào, Xiêm), có quốc gia vừa trải qua phân tán, bước vào thời kỳ huy hoàng ngắn ngủi để sớm bị lụi tàn (Khơme), có quốc gia từng bị nghiêng ngửa trước làn sóng thiên di của người Thái (Miến Điện), có quốc gia bị xoá sổ trên bản đồ (Đại Lý). Trong khi đó, đất nước Đại Cồ Việt - Đại Việt không chỉ lật đổ ách thống trị của ngoại bang, khôi phục nền độc lập tự chủ, mà còn tồn tại và phát triển vững vàng trước hành động xâm lược của các loại kẻ thù xâm lược lớn nhỏ.

Từ thế kỷ X, cư dân quốc gia Đại Cồ Việt - Đại Việt đã bao gồm nhiều tộc người trong đó người Việt (bao gồm người Kinh và người Mường sau này) là chủ yếu, còn có mặt các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Dao, Chăm... cùng chung sống trên lãnh thổ quốc gia độc lập đã giành lại được từ tay bọn đô hộ phương Bắc.

Nếu như người Việt sống chủ yếu ở vùng đồng bằng châu thổ và trung du thì các dân tộc thiểu số lại sinh sống chủ yếu ở vùng rừng núi cao tạo thành một vành đai chặn giữ các vùng biên thùy xa xôi hiểm trở.  Về dân số, sử sách không ghi cụ thể, mặc dù có chép đến việc điểm số hộ, số dân. Một vài con số do sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi cung cấp về số dân thời Ngô, Đinh, Lê, Lý, lại có nhiều mâu thuẫn, khó hiểu 3.

Trước tình hình tư liệu như vậy, người ta ước đoán số dân nước ta thời này khoảng 3.000.000 người.

Dù sự phân bổ của cơ dân các sắc tộc theo những khu vực khác nhau thì trên toàn cục, cộng đồng các dân tộc đa số và thiểu số đã thực sự là chủ nhân của lãnh thổ quốc gia Văn Lang - Âu Lạc xưa. Họ đã cùng phịu chung nỗi đắng cay dưới ách nô lệ của ngoại tộc, cùng chung lưng đấu cật kiên trì bền bỉ đấu tranh giành độc lập tự chủ.

Từ thế kỷ X trong bối cảnh lịch sử mới họ đã cùng nhau lao động xây dựng và chiến đấu bảo vệ đất nước với những thành tựu và chiến công rực rỡ. Họ là chủ nhân của quốc gia Đại Cồ Việt (thế kỷ X) tiếp đến Đại Việt (từ năm 1054) thời Lý Thánh Tông.


_______________________
1. Tham khảo Phạm Việt Trung - Đỗ Văn Nhung - Chiêm Tế (chủ biên): Đất nước Campuchia, lịch sử và văn minh, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội, 1977.
   - D.G.E.Hall: Lịch sử Đóng Nam á (Bản dịch), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 166-205.
2. Làng Đồng Dương ở trên bờ sông Ly Ly - nhánh của sông Thu Bồn, cách Trà Kiệu (Sinhapura) khoảng 15km về phía đông nam. Tham khảo Lịch sử Việt Nam T.I của Phan Huy Lê - Trần Quốc Vượng - Hà Văn Tấn - Lương Ninh. chương V, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, in lần thứ hai, Hà Nội, 1985. 
3. Dư địa chí của Nguyễn Trãi trong Nguyễn Trãi toàn tập, cho biết dân số các thời:
Ngô: 3.100.000 hộ
Đinh-lê: 5.006.500 đinh
Lý : 3.300.100 đinh
Điều khó hiểu là nếu tính theo “hộ” hoặc “đinh” thì dân số thời này quá lớn, khó lý giải. 

 

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Ba, 2009, 11:05:36 PM gửi bởi UyenNhi05 »

 


UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 3

« Trả lời #9 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2009, 11:44:39 PM »

 


II. CƠ SỞ KINH TẾ, KẾT CẤU XÃ HỘI VÀ THẾ CHẾ CHÍNH TRỊ

1. Kinh tế

Nông nghiệp

Bước vào thời sơ sử, nông nghiệp đã giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của cơ dân Văn Lang - Âu Lạc. Nếu như ở vùng đồi núi người ta tiến hành canh tác nương rẫy với phương thức “đao canh hỏa chủng” (cày bằng đao, trồng bằng lửa) thì ở các vùng thung lũng ven núi, phù sa ven sông và vùng thấp trũng ở đồng bằng lại trồng lúa nước.  Người ta dựa vào nước nguồn, vào thủy triều lên xuống để chủ động tưới, tiêu nước, áp dụng kỹ thuật “đao canh thủy nậu” (cày bằng đao, làm mát đất bằng nước).

Kỹ thuật phát hoặc đốt cây cỏ, lợi dụng nguồn nước hoặc chủ động dẫn nước để cày cấy đã thành truyền thống sản xuất chủ yếu của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

Trung tâm đất nước từ vùng ngã ba sông Việt Trì thời Văn Lang chuyển xuống Cổ Loa thời Âu Lạc vào thế kỷ III trước Công nguyên đã thực sự ghi nhận bước phát triển toàn diện của xã hội, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp.

Đến thế kỷ X, hầu như khắp vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Lam, trừ những ô trũng, những vùng bãi bồi ven biển, đều được khai phá, canh tác. Căn cứ vào ghi chép của sử sách với địa danh Cửa Bố (Bố Hải Khẩu) hồi thế kỷ X, ở vùng thị xã Thái Bình ngày nay, căn cứ vào sự xuất hiện của con đê Hồng Đức vào năm 1472 ở Ninh Bình - Nam Định, và sự hình thành các xã ven biển đồng bằng Nga Sơn 1 (Thanh Hoá) vào những thế kỷ sau này, ta có thể hình dung vào các thế kỷ X - XI - XII, dải đất phía đông nam Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và ven biển đông bắc Thanh Hóa ngày nay  còn chưa được bồi tụ như hiện nay.

Mặc dù vậy, nhìn chung trên phạm vi cả nước thời bấy giờ, kinh tế nông nghiệp đã mở mang nhiều, chiếm ưu thế tuyệt đối và giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong đời sững của cư dân.

Nhận thức được tầm quan trọng của nghề nông, nhà nước quân chủ thời kỳ này đã có nhiều biện pháp, chính sách nhằm khuyến khích nông nghiệp. Cày cấy vốn là công việc của nhà nông, để tỏ ý động viên khích lệ, người đứng đầu nhà nước thường tiến hành cày tịch điền.

Mở đầu cho việc làm này là Lê Hoàn, tức vua Lê Đại Hành. Vào năm Đinh Hợi (987), ông cày tịch điền ở Đọi Sơn (Hà Nam) và Bàn Hải (?). Đến các vua nhà Lý, thì nghi thức này đã trở thành thường xuyên, được các nhà vua đặc biệt quan tâm.

Vua Lý Thái Tông đi xem gặt ở Điểu Lộ (Hưng Yên ?) vào năm 1030, cày tịch điền ở Đỗ Động (Hà Tây) năm 1032, ở Cửa Bố (Thái Bình) năm 1038, ở Khả Lãm (Thanh Oai, Hà Tây) năm 1042. Vua Lý Thánh Tông cày ruộng ở Cửa Bố (Thái Bình) năm 1065. Vua Lý Nhân Tông xem cày ruộng ở Ứng Phong (Nam Định) vào các năm 1101, 1102, 1117, 1123, 1124, 1125. Lý Anh Tông cày tịch điền ở Lý Nhân (Hà Nam) vào các năm 1146, 1148 2.

Sử chép trong dịp cày ruộng ở Cửa Bố vào năm 1038, vua Lý Thánh Tông sau khi tế thần nông, tự tay cầm cày. Có viên quan tâu: “Đó là công việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế ?”. Nhà vua nói: “Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo” 3.


_________________________
1. Đó là các xã: Nga Điền, Nga Thái, Nga Thiện. 
2.Theo các sách Đại Việt Sử ký toàn thư, Sđd; Việt Sử lược bản dịch của Nxb. Văn Sử Địa, Hà Nội, 1960; Cương mục, bản dịch của bản Văn Sử Địa, Nxb. Văn Sử Địa, Hà Nội, 1958, In lại của Nxb. Giáo dục Hà Nội, 1998.
3. Toàn thư, Sđd, t.I, tr. 266.

 

 

 

 

Tên sách: Lịch sử Quân sự Việt Nam-Tập 4: Hoạt động quân sự thời Trần (Thế kỷ XIII - XIV)
Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia
Năm xuất bản: 2003
Số hoá: ptlinh, UyenNhi05

Ban chủ nhiệm.

Thiếu tướng, PGS , TS . TRỊNH VƯƠNG HỒNG .
Đại tá, TS. LÊ ĐÌNH SỸ
Đại tá TRẦN BÍCH

Tác giả:

Trung tướng, GS, TS. ĐỖ TRÌNH (chủ biên)
Đại tá TS. LÊ ĐÌNH SỸ
Đại tá NGUYỄN VĂN NHÃ

 

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Năm, 2009, 06:12:46 AM gửi bởi ptlinh »

 

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch sử Quân sự Việt Nam-Tập 4: Hoạt động quân sự thời Trần (Thế kỷ X

« Trả lời #1 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 11:22:40 PM »

 


                                                   Đoạt sáo Chương Dương độ,
                                                   Cầm Hồ Hàm Tử quan.
                                                   Thái bình tu trí lực
                                                   Vạn cổ thử giang san.

                                                                                  Trần Quang Khải

                                                                   Dịch:

                                                    Chương Dương cướp giáo giặc,
                                                    Hàm Tử bắt quân thù.
                                                    Thái bình rèn trí lực,
                                                    Non nước ấy muôn thu.
 

LỜI NHÀ XUẤT BẢN


Trong 200 năm tồn tại của mình, vương triều Lý đã có công lao to lớn đưa Đại Việt bước vào thời kỳ phục hưng vĩ đại. Nhưng do những mâu thuẫn trong nội bộ vương triều và trước yêu cầu của lịch sử, nhà Lý đã chuyển giao quyền lãnh đạo đất nước cho nhà Trần một cách hoà bình bằng cuộc hôn nhân giữa hai dòng họ.

Vốn xuất thân bình dân từ gia tộc làm nghề đánh cá ở vùng hạ bạn cuối sông Hồng, nhà Trần hưng nghiệp đại diện xứng đáng cho dân tộc, tiếp tục đưa đất nước phát triển mạnh mẽ với hào khí Đông A huy hoàng trong lịch sử. 

Từ kinh nghiệm đau thương trong suốt 15 thế kỷ trước đó và xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể, nhà Trần không ngừng phát triển mọi mặt tiềm lực đất nước, chăm lo xây dựng quân đội, sẵn sàng binh bị, củng cố quốc phòng, đối phó thắng lợi với các cuộc xâm lăng từ hai đầu đất nước, nhất là kẻ thù đến từ phương Bắc.

Đế quốc Mông Cổ là một hiện tượng đột xuất trong lịch sử nhân loại. Sau khi thống nhất quốc gia bằng các cuộc đấu tranh bộ lạc đẫm máu, trở thành Đại hãn Mông Cổ - Thành Cát Tư Hãn đã dốc toàn bộ binh lực và sức mạnh của đất nước vào cuộc chiến tranh xâm lược và nô dịch các dân tộc khác với một khát vọng điên cuồng, kéo thế giới vào cuộc chiến tranh khủng khiếp. Kết quả là một đế quốc rộng lớn từ Hắc Hải đến Thái Bình Dương ra đời và phát triển cường thỉnh đến tột bậc.

Sau khi thôn tính gần hết đất nước Trung Hoa, người Mông Cổ âm mưu tiêu diệt nhà Nam Tống và lần lượt chinh phục các quốc gia Đông á và Đông Nam á, cả các quốc gia xa xôi ngoài biển cả như Nhật Bản.

Để tiêu diệt nhà Nam Tống, Đại hãn Mông Kha cho quân đánh chiếm Đại Việt, vừa tạo bàn đạp bao vây vu hồi Nam Tống từ phía nam, vừa thực hiện kế ở lâu dài, phát triển tiến công xuống Đông Nam á.  Đội quân xâm lược đông chừng bốn vạn tên lần đầu tiên xâm lăng Đại Việt đã bị quân và dân nhà Trần đánh bại chỉ trong vòng một tháng - tháng Giêng năm 1258.

Kế đó Đại hãn Mông Kha tiêu diệt nhà Nam Tống, trực tiếp cai quản Trung Hoa rộng lớn bằng một triều đại mới - triều Nguyên. Nhà Nguyên là sự kết hợp giữa khát vọng phiêu hếu điên cuồng của người Mông Cổ và sự thâm hiểm của tư tưởng bành trướng Đại Hán - trở thành mối đe doạ thường trực đối với các dân tộc trong vùng.

Năm 1285, đội quân hỗn hợp Mông - Hán chừng 50-60 vạn tên đánh chiếm Đại Việt lần thứ hai với quy mô và cường độ ác liệt gấp nhiều lần cuộc xâm lược lần thứ nhất, bằng hai mũi trực diện từ hướng bắc, một mũi vu hồi từ Chăm pa đánh ngược lên nhằm nhanh chóng tiêu diệt nhà Trần.

Ý định chặn giặc từ biên giới không thành, Bộ Thống soái nhà Trần tổ chức rút lui chiến lược, làm thanh dã, tiến hành chiến tranh nhân dân rộng lớn, củng cố lực lượng và thực hành phản công chiến lược đuổi địch ra khỏi bờ cõi. Đây là cuộc kháng chiến khó khăn, ác liệt và dài nhất trong ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên.

Năm 1288, nhà Nguyên lại tổ chức xâm lược Đại Việt lần thứ ba với cách đánh thâm độc mới - đánh chắc, tiến chắc và chú trọng thủy binh. Bằng trận Bạch Đằng lịch sử, quân và dân Đại Việt thời Trần đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến, trong vòng 30 năm, đánh thắng liên tiếp ba cuộc xâm lược quy mô lớn của kẻ thù hung bạo nhất thời đại. 

Trong 175 năm tồn tại, nhà Trần không chỉ đối phó với nguy cơ xâm lược đến từ phương Bắc mà còn phải lo phòng bị đối phó với các cuộc xâm lấn từ hai quốc gia phía nam và phía tây đất nước.

Ở giai đoạn hưng thịnh, nhà Trần đã xử lý khôn khéo các mối quan hệ với Chăm pa và Ai Lao, có lúc thì phối hợp giúp đỡ lẫn nhau, lúc quan hệ mềm dẻo để ràng buộc nhằm giữ yên biên giới và mở mang bờ cõi. 

Theo phân công biên soạn, tác giả tập sách gồm các nhà sử học quân sự, do Trung tướng, GS, TS. Đỗ Trình làm chủ biên. Sự thật lịch sử đã được các tác giả trình bày khái quát và sáng tỏ với nhãn quan quân sự ở tầm chiến lược. Vừa chú trọng trình bày diễn trình lịch sử, các tác giả vừa tập trung phân tích bối cảnh lịch sử, binh chế quốc gia, các cuộc kháng chiến chống xâm lược, quan hệ quân sự ngoại giao với các lân quốc, khởi nghĩa nông dân, từ đó đúc kết tư tưởng, nghệ thuật quân sự, một số bài học lịch sử có giá trị lâu bền - cả thành công lẫn không thành công của vương triều Trần (thế kỷ XIII-XIV). 

Trong quá trình biên soạn, biên tập và xuất bản tập sách này, chúng tôi đã nhận được sự đóng góp rất tâm huyết của GS, TS. Trương Hữu Quýnh, PGS, TS. Nguyễn Danh Phiệt, PGS, TS. Nguyễn Quang Ngọc. Thay mặt Viện Lịch sử quân sự Việt Nam và các tác giả, Nhà xuất bản xin được trân trọng cảm ơn sự cộng tác quý báu đó. 

Nhân dịp kỷ niệm 59 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Quốc phòng toàn dân, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 12 năm 2003
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

 

 

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Năm, 2009, 01:11:35 AM gửi bởi UyenNhi05 »

 


 

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch sử Quân sự Việt Nam-Tập 4: Hoạt động quân sự thời Trần (Thế kỷ X

« Trả lời #2 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 11:33:28 PM »

 


MỞ ĐẦU


Thế kỷ XIII, trong vòng 30 năm (1258 - 1288), quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của vương triều Trần đã ba lần chiến thắng vẻ vang quân xâm lược Mông - Nguyên.  Đây là một một trong những giai đoạn lịch sử hào hùng và oanh liệt nhất của quá trình đấu tranh giữ nước và cứu nước của dân tộc ta.

Đế quốc Mông - Nguyên là thế lực xâm lược lớn mạnh nhất thời đó. Quân đội Mông Cổ đã giày xéo, khuất phục nhiều quốc gia ở châu Âu và châu Á, lập nên một đế quốc mênh mông từ bờ đông Hắc Hải đến bờ tây Thái Bình Dương.

Sau khi chúng thôn tính được Trung Hoa thì sức mạnh của đế quốc Mông Cổ được kết hợp với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, tạo thành một thế lực xâm lược cực kỳ to lớn và hung bạo, đe doạ độc lập, chủ quyền nước ta và nhiều nước phía Đông và Đông Nam châu Á. 

Những đạo kỵ binh Mông - Nguyên có khả năng cơ động rất cao, có sức đột kích mạnh mẽ, quen tung hoành ào ạt trên những chiến trường trống trải, bằng phẳng, nhanh chóng đè bẹp quân đội đối phương trong những trận giao chiến trực diện, là mối uy hiếp rất lốn đối với sự tồn tại của nhiều quốc gia.

Từ kinh nghiệm của dân tộc trong hơn một ngàn năm đấu tranh giữ nước trước đó, những nhà lãnh đạo đất nước ta thời Trần đã nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, kiên cường bất khuất, ý chí cố kết cộng đồng và trí thông minh sáng tạo trong cách đánh giặc, biết đánh giá đúng địch, ta, có những quyết sách đúng đắn bảo toàn được lực lượng, hãm kẻ địch vào thế bất lợi, tuyệt vọng và thua trận.

Qua thực tế ba lần kháng chiến thắng lợi, dân tộc ta đã từng bước xây dựng được một hệ thống những luận điểm quân sự tiên tiến vượt thời đại, mà đến nay có nhiều điểm vẫn còn giữ nguyên giá trị. Đó là luận điểm “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”, “chúng chí thành thành”, “cử quốc nghênh địch”, “dĩ đoản binh chế  trường trận", “ngụ binh ư nông”, xây dựng quân đội “phụ tử chi binh”, “bạt dụng lương tướng”, “quân cốt tinh không cốt nhiều", v.v..

Từ những luận điểm đó, thời Trần đã hình thành một nền tư tưởng và nghệ thuật quân sự ưu việt, biết phát huy sức mạnh cả quân và dân, vận dụng thế thời, đề cao mưu lược, biết lui, biết tiến, tuỳ theo tình thế, biết căng kéo kẻ địch trong một thế trận cả nước đánh giặc, biết tập trung lực lượng đánh những đòn quyết định đúng hướng, đúng thời cơ để giành thắng lợi. 

Tổ chức lực lượng vũ trang thời bấy giờ mang những nét độc đáo của dân tộc, vừa có quân của các lộ, hương binh, thổ binh các làng xã, động bản, đánh địch tại chỗ ở các địa phương, tiêu hao và giam chân một lực lượng lớn quân địch, lại vừa có quân chủ lực tinh nhuệ của triều đình cơ động trong cả nước, phối hợp với quân địa phương đánh những đòn quyết định, từng bước chuyển hoá lực lượng và thế trận, giành thắng lợi cho cuộc kháng chiến.

Tư tưởng quân sự và tài thao lược, nghệ thuật dụng binh đó bắt nguồn từ nền văn hoá của dân tộc, một nền văn hoá lâu đời và tốt đẹp đã hun đúc cho dân tộc ta những giá trì tinh thần quý báu mà nội dung chủ yếu là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cố kết cộng đồng và trí thông minh sáng tạo của toàn quân, toàn dân ta.

Những nhà lãnh đạo vương triều Trần đã huy động được sức mạnh kháng chiến to lớn của cả dân tộc, đã biết cách sử dụng sức mạnh đó có hiệu quả nhất. Cho nên, chiến thắng của dân tộc ta thời đó là một điều tất yếu. Nó có ý nghĩa rất quan trọng không những đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ta mà đồng thời có ý nghĩa quốc tế quan trọng, tránh cho nhiều quốc gia trong vùng những cuộc xâm lăng đẫm máu của quân Mông - Nguyên.

Trong tập sách này, chúng tôi cố gắng thể hiện thực tiễn sinh động của cuộc đấu tranh giữ nước hào hùng của dân tộc ta thời Trần, một trong những giai đoạn lịch sử vẻ vang nhất trong bản anh hùng ca mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

*

*       *

 

 

 


 

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch sử Quân sự Việt Nam-Tập 4: Hoạt động quân sự thời Trần (Thế kỷ X

« Trả lời #3 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 12:53:35 AM »

 


CHƯƠNG I

NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN, ĐẾ QUỐC MÔNG - NGUYÊN VÀ NHỮNG CUỘC  CHINH PHỤC CỦA NGƯỜI MÔNG CỔ THẾ KỶ THỨ XIII

I. NƯỚC ĐẠI VIỆT NHỮNG CƠ SỞ GIỮ NƯỚC THỜI TRẦN



Đầu thế kỷ XIII, Vương triều Lý suy yếu, đất nước lâm vào cảnh loạn lạc bởi những cuộc chiến tranh đẫm máu giữa các phe phái phong kiến. Kinh thành Thăng Long nhiều lần chìm trong biển lửa nội chiến và bị tàn phá nặng nề. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

Trong số các phe phái phong kiến lúc bấy giờ, thế lực họ Trần ở Hải ấp dần dần phát triển và trở thành lực lượng mạnh nhất mà người đại diện là Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ và Thái uý Trần Tự Khánh đã khống chế được chính quyền trung ương và chiến thắng các tập đoàn phong kiến cát cứ khác, thống nhất đất nước.

Đầu năm 1226, với sự kiện Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, triều Lý rời khỏi vũ đài chính trị; một vương triều mới thay thế - triều Trần (1226 - 1400).

Với sự thiết lập triều Trần, nước Đại Việt trải qua một giai đoạn phát triển mới. Về khách quan, điều đó phù hợp với nguyện vọng hoà bình, thống nhất của nhân dân và yêu cầu phát triển của lịch sử. Triều Trần trẻ trung thay thế triều Lý - một triều đại già cỗi đã mất hết sinh khí để lãnh đạo đất nước trong một bối cảnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Đó là lúc ở phương Bắc, đế quốc Mông Cổ đang phát triển như vũ bão, vó ngựa của những đạo quân viễn chinh người Mông Cổ đã chinh phục nhiều nước và đang đe doạ nghiêm trọng vận mệnh nhiều quốc gia, dân tộc. Đất nước ta vì thế, đang sắp bước vào một thử thách hiểm nguy trước hoạ xâm lăng. 

Vương triều mới đã cùng nhân dân Đại Việt khẩn trương bước vào công cuộc xây dựng đất nước, củng cố quốc phòng, chuẩn bị mọi lực lượng để sẵn sàng đánh giặc.

Thế kỷ XIII, nước Đạị Việt đang vươn lên mạnh mẽ, đạt được những thành tựu đáng tự hào trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và trên cả lĩnh vực quân sự.

Sự phát triển về mọi mặt của đất nước là nền tảng của nền quốc phòng, có quan hệ lớn đối với các hoạt động quân sự cũng như thành quả của sự nghiệp giữ nước lúc đó.

1. Lãnh thổ quốc gia, vị trí địa lý quân sự

Nước Đại Việt thời Trần là một quốc gia độc lập, tự chủ. So với thời Lý, lãnh thổ Đại Việt thời Trần không mấy đổi thay. Về đại thể, Đại Việt bao gồm vùng lãnh thổ Bắc Bộ và một phần Trung Bộ ngày nay với trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá là Kinh thành Thăng Long vốn đã nổi tiếng từ hai thế kỷ trước.


Phía bắc giáp với Trung Quốc ở vùng Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây) bấy giờ thuộc nhà Tống và nhà Nguyên đồng thời giáp với vương quốc Đại Lý (tức Nam Chiếu ) ở vùng Vân Nam 1. Phía đông là biển rộng bao la và các hải đảo. Phía tây giáp lãnh thổ cán bộ tộc Lão Qua (Lào). Phía nam giáp vương quốc Chăm pa (Chiêm Thành). 

________________________________
1. Nước Đại Lý (tức Nam Chiếu cũ) thành lập vào nửa đầu thế kỷ VIII Phía tây giáp ấn Độ, bắc giáp Thổ Phồn (Tây Tạng). Thế kỷ IX, Nam Chiếu từng đánh Tống Bình -  lỵ sở An Nam đô hộ phủ. Đại Lý bị người Mông Cổ đánh chiếm năm 1253 và mất năm 1257.

 

 

 


UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch sử Quân sự Việt Nam-Tập 4: Hoạt động quân sự thời Trần (Thế kỷ X

« Trả lời #4 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 12:58:07 AM »

 


Như vậy, Đại Việt như một bao lơn nhìn ra biển Đông, có vị trí địa lý quan trọng, nằm trên đường giao lưu từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, từ đất liền ra biển cả...  Sau hơn 1.000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, qua nhiều lần chia cắt, tách nhập, từ Nam Việt của Triệu Đà đến Giao Chỉ bộ thời Hán, An Nam đô hộ phủ thời Đường, một phần lãnh thổ phía bắc nước ta bị phong kiến Trung Hoa, bấy giờ là nhà Nam Hán chiếm giữ.

Từ khi Khúc Thừa Dụ nổi dậy (905), quyền tự chủ của dân tộc được lập lại trên phạm vi hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Các triều đại Ngô, Đinh,Tiền Lê và Lý kế tiếp nhau củng cố nền độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Biên giới phía đông bắc đất nước từng bước ổn định và đã khá rõ ràng, vùng biên giới giữa Vĩnh An (Móng Cái) với Khâm Châu và giữa Quan Lang (Ôn Châu) với Ung Châu đã được hai bên Tống, Việt kiểm soát 1.

Nhà Trần cũng như các triều đại trước, rất quan tâm bảo vệ non sông gấm vóc, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập, tự chủ của dân tộc. Vì thế, cương vực lãnh thổ phía bắc dưới thời Trần thường được ổn định. Đó là kết quả của cuộc đấu tranh vì chủ quyền đất nước diễn ra thường xuyên và kiên trì của ông cha ta.

Phần lãnh thổ phía nam đất nước từ thời Lý là các châu Tân Bình và Minh Linh (Quảng Trị). Năm 1306, vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân (con vua Nhân Tông) cho vua Chiêm là Chế Mân. Chế Mân đem hai châu Ô và Lý dâng Đại Việt để làm sính lễ.

Hành khiển Đoàn Nhữ Hài được nhà vua cử vào Ô, Lý để hiểu dụ dân chúng, đặt quan cai trị, cấp ruộng đất cho dân, đồng thời đổi tên hai châu đó thành Thuận Châu và Hoá Châu (thuộc Thừa Thiên).

Sự phát triển đó đã củng cố thêm thế nước.  Lãnh thổ Đại Việt thời Trần đã trải dài từ Móng Cái đến miền Trung Trung Bộ, trong đó gồm cả đồng bằng, rừng núi và sông biển.

Sự cấu tạo lãnh thổ với rừng núi, đồng bằng, sông ngòi, ao hồ và biển khơi cùng với sự phân bố cư dân khắp các miền đất nước có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc hành chính, quân sự cũng như các hoạt động quân sự thời đó. 

Bấy giờ xu hướng khai phá đất hoang để tăng thêm diện tích cư trú và canh tác ra vùng biển được tiến hành thường xuyên và trở thành quốc sách. Vua Trần cho phép các vương hầu, công chúa được quyền chiêu tập dân nghèo và những người lưu tán làm nô tì, đắp đê ngăn nước mặn để khai hoang vùng ven biển, lập các đại điền trang. Chính vì thế, vùng phù sa sông Hồng, sông Mã và các sông khác dần dần trở thành đồng bằng và xóm làng của người Việt.

Sách An Nam chí nguyên chép: “Xứ Giao Chỉ dân cư trù mật, đất không đủ cày, cho nên người trước đắp đê cao ở hai bên sông đề phòng nước lụt. Đất ở ven biển bị nước mặn ngập lấn vào, bọn quý tộc thế gia muốn chiếm riêng đất đó đều tự ý đắp đê để ngăn nước mặn rồi gieo trồng cày cấy bên trong, như thế là để yên dân và khai thác hết mối lợi của đất đai. . . Đê cao 3 thước rộng 5 trượng; đặt hà đê chánh và phó sứ để trông coi. . .  Từ đó thuỷ tai không còn nữa mà đời sống dân được sung sướng, đất không bỏ sót nguồn lợi nào” 2.

_________________________
1. Theo sử cũ, năm 1405, dưới triều Hồ, Hành khiển Hoàng Hối Khanh làm “cát địa sứ”, đã cắt 59 thôn cho nhà Minh. Đến giữa thế kỷ XVI, Mạc Đăng Dung đem các động Tự Lẫm, Cổ Sum, Liễu Cát, La Phù, Kim Lặc thuộc hai đô Như Tích và Chiêm Lãng hiến vua Minh.  Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “năm 1542, Mạc Đăng Dung cùng cháu là Văn Minh đem nộp các động Tê Phù, Kim Lạc, Cổ Sâm, Liễu Cát An Dương, La Phù của châu Vĩnh Yên trấn Yên Bang, xin nội thuộc vào Khám Châu” (T.IV, tr.31). Sách Khâm Châu chí chép: “Mấy châu ấy là đất của họ Hoàng người Việt Đời Minh Tuyên Đức, đất đó thuộc triều Lê, về sau Mạc Đăng Dung hiến vua Minh để cầu phong”.
2. Cao Hùng Trưng: An Nam chí nguyên, tài liệu dịch của Viện Lịch sử quân sự, tr.75.

 

 

 


UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch sử Quân sự Việt Nam-Tập 4: Hoạt động quân sự thời Trần (Thế kỷ X

« Trả lời #5 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 01:03:45 AM »

 


Nhờ phương thức đó mà lưu vực các sông lớn ở Bắc Bộ và Trung Bộ đã trở thành địa bàn cư trú chủ yếu của dân cư, là những vùng đất phì nhiêu, sản xuất nhiều lúa nhất thuở ấy.  Nước Đại Việt đã sớm quy tụ một cộng đồng dân tộc nhiều thành phần, trong đó đa số là người Kinh. Ở trung du và rừng núi là địa bàn sinh sống của các tộc người khác như Mường, Tày, Thái, Mèo, Nùng, Dao, v.v.. Họ cư trú thành các động bản do các thổ tù, châu mục hay các tộc trưởng có uy tín đứng đầu. Quan hệ giữa các dân tộc sống trên lãnh thổ Đại Việt là mối quan hệ đoàn kết, thân ái và bình đẳng. Khối thống nhất ấy được quy tụ vào chính quyền trung ương, với triều đình nhờ những chính sách “kimi” (ràng buộc lỏng lẻo) tiến bộ của nhà nước.

Sách Đảo di chí lược của Trung Quốc thời Nguyên có ghi: “Nước Đại Việt. . . đất rộng người đông, khí hậu thường nóng, ruộng đất phần lớn phì nhiêu” 1. Sách An Nam chí lược cũng phản ánh: Nước Đại Việt có “dân cư đông đúc”. Và Dư đia chí của Nguyễn Trãi cho biết, thời Trần chia nước thành 12 xứ, viện quan dâng “sổ vàng”, hạng đại nam và trung nam có  4.900.000 đinh, hạng hoàng nam có 2.104.300 đinh 2.

Như vậy theo Nguyễn Trái, thời Trần, Đại Việt đã có trên 7 triệu đinh nam (?). Bấy giờ, do nhu cầu cần nắm vững nhân đinh để tuyển quân, bắt phu và thu thuế, triều đình nhà Trần đã quản lý chặt chẽ số dân bằng phương pháp lập sổ hộ tịch.  Tuy rằng sử sách xưa không ghi chép cụ thể dân số Đại Việt là bao nhiêu, nhưng có thể đoán rằng dân số nước ta thời Trần có khoảng 6 - 7 triệu.

Theo sử cũ, Đại Việt là một xứ sở phồn thịnh. Đó là một nước mà từ sớm đã thu hút thương gia ngoại quốc, như sách Tiền Hán thư chép: “Đất Việt ở gần biển, có nhiều tê, voi, đồi mồi, ngọc châu, ngọc ky, vàng, đồng, hoa quả, vải. Người Trung Quốc đi lại buôn bán phần nhiều trở nên giàu có” 3. 

Sách An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng viết: “ở đó ruộng màu mỡ, cấy lúa trồng dâu và chăn nuôi đều thích nghi cả . . . Muối thì trắng như tuyết, cánh chim trả thì đỏ tía, đẹp mắt. Vàng thì có sẵn ở châu Phú Lương và Quảng Uyên.  Hạt trai sáng thì sẵn ở các xứ Vĩnh An và Vân Đồn. Còn san hô và đồi mồi thì sẵn ở trong biển” 4.

Sách Lịch triều hiến chương loại chí cho biết: “Nước Đại Việt là nơi đô hội ở phương nam; ruộng cấy lúa tốt, đất trồng dâu tốt, núi sẵn vàng bạc, biển sẵn châu ngọc, người ở đâu đến làm ăn buôn bán cũng làm giàu được cả” 4.
 
Một đất nước giàu đẹp lại nằm ở vị trí địa lý quan trọng thì không thể tránh khỏi con mắt nhòm ngó đầy tham vọng của những thế lực bành trướng xâm lược ở sát nách qua thế kỷ này đến thế kỷ khác.

Kinh nghiệm lịch sử hơn một nghìn năm trước đã được Phan Huy Chú khái quát như sau: “Cái tiếng phong phú ấy đồn đi xa nên Trung Quốc lúc nào cũng nghĩ cách chiếm lấy nước mình, đặt ra làm quận huyện để cai trị từ lâu rồi. Lúc chưa lấy được thì nghĩ cách để lấy, lúc đã lấy được thì không chịu bỏ ra nữa” 6.

Tham vọng xâm lược Đại Việt của các thế lực phong kiến phương Bắc không bao giờ dứt. Triều đại này, thế kỷ này chúng bị đánh bại thì triều đại sau trong các thế kỷ sau lại nuôi tham vọng xâm lược lớn.

Nhà Tống đã hai lần tiến hành chiến tranh để thôn tính nước ta (thế kỷ X và XI). Thế kỷ XIII, quân Mông - Nguyên ba lần xâm lăng Đại Việt. Chúng đã gây những cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc hao binh, tổn tướng, hy vọng mở đường tiến xuống phương nam, nhưng đều bị thất bại, để rồi như vua Nguyên Hốt Tất Liệt nói rằng: “Việc Nam chinh như đang ngứa ngáy trong tim ta”. 

Điều kiện về lãnh thổ, hoàn cảnh địa lý - lịch sử trên đây có những thuận lợi cư bản đối với công cuộc xây dựng đất nước, nhưng cũng đặt ra những thách thức và trách nhiệm nặng nề trong sự nghiệp giữ nước. Một đất nước luôn bị kẻ thù lăm le xâm lược, quấy phá thì hai nhiệm vụ dựng nước và giữ nước luôn phải gắn liền với nhau. Điều đó đòi hỏi dân tộc ta, nhân dân ta càng phải thường xuyên cảnh giác, quan tâm xây dựng tiềm lực đất nước trên các phương diện để có đủ sức mạnh vật chất và tinh thần bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

____________________________
1. Xem Uổng Đại Uyên: Đảo di chí lược, trị phục trai toàn thư, T.3.
2. Nguyễn Trái: Toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1969, tr. 189.
3. Tiền Hán thư, q.28 hạ, tr.36.
4. Cao Hùng Trưng: An Nam chí nguyên, Sđd, tr.81. 
5. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb. Sử học, Hà Nội, 1961, T.IV, tr.35.
6. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Sđd, T.IV, tr.35.

 

 

 

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch sử Quân sự Việt Nam-Tập 4: Hoạt động quân sự thời Trần (Thế kỷ X

« Trả lời #6 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 01:05:56 AM »

 


2. Cấu trúc xã hội, chế dộ chính trị

Sau khi đánh thắng quân Tống (l075 - 1077), Đại Việt khẩn trương trong công cuộc xây dựng đất nước. Nhà Lý dưới các triều vua từ Lý Thái Tổ (1009 - 1028) đến Lý Anh Tông (1137 - 1175) đã đưa đất nước phát triển trên nhiều lĩnh vực, quốc gia thống nhất và chính quyền trung ương tập quyền được củng cố. Địa vị nước Đại Việt đối với các quốc gia láng giềng được nâng cao. Ở phía bắc nhà Tống phải kiêng nể. Các nước phía nam và phía tây thần phục, có quan hệ giao hiếu tốt.

Trên nền tảng vững vàng đã được xây dựng từ thời Lý, triều Trần tiếp tục công việc dựng nước, trước hết là củng cố quốc gia thống nhất, tăng cường lực lượng quốc phòng và phát triển kinh tế để lo đối phó với nạn ngoại xâm. 

Vào đầu thời Trần, chế độ trung ương tập quyền không những đã được khôi phục mà còn được tăng cường về mọi mặt. Nhà nước phong kiến Đại Việt là một hệ thững chính quyền bốn cấp bao gồm: triều đình trung ương, các lộ trấn, các phủ huyện, châu, các hương, giáp hoặc xã.

Triều đình trung ương là cư quan tập trung quyền lực cao nhất trên mọi hoạt động của đất nước, kiểm soát các địa phương thông qua hệ thống chính quyền các cấp và pháp luật của nhà nước phong kiến. Về nhà nước tập quyền, triều Trần cùng một tính chất với triều Lý, biểu thị một bước phát triển mới cao hơn và ở một trình độ cao hơn.

Trong bộ máy chính quyền nhà Trần, đội ngũ quan lại ngày đông đảo, gồm có quan trong (ở trung ương) và quan ngoài (ở địa phương), chia thành hai ban văn và võ, với đủ các chức vụ, tước hiệu và phẩm hàm khác nhau. Về hình thức, cơ cấu chính quyền Đại Việt có phần mô phỏng theo mô hình Đường - Tống, nghĩa là theo mô hình bộ máy quan liêu đông đảo từ triều đình đến địa phương.

Tuy nhiên, sự mô phỏng đó cũng chỉ theo một chừng mực nhất định, chẳng hạn, chỉ ở tên gọi các tước hiệu, phẩm hàm hay phẩm phục quan chức là giống, còn việc tổ chức, tuyển mộ, sắp đặt và sử dụng quan lại của Đại Việt có nhiều điểm khác biệt.

Tính độc lập, tự chủ ở lĩnh vực này thể hiện trên quan điểm của triều đình cũng như trên thực tế tổ chức. Sử gia Ngô Sỹ Liên viết rằng: “Triều thần (Trần) Minh Tông là Lê Bá Quát, Phạm Sư Mạnh có ý muốn thay đổi chế độ quan lại. Vua nói: Nhà nước đã có phép tắc nhất định, Nam - Bắc khác nhau; nếu nghe theo kế của kẻ học trò mặt trắng trên đường tiến thân thì sinh loạn ngay” 1. Hoặc như vua Trần Nghệ Tông nói:“Triều trước dựng nước đã có pháp độ, không nên theo chế độ nhà Tống và Nam, Bắc đều là chủ của nước mình, không phải noi nhau” 2.

Bộ máy triều đình trung ương được tổ chức khá hoàn chỉnh. Dưới vua có tể tướng với chức thống quốc thái sư (như trường hợp Trần Thủ Độ) hay thống chính thái sư (đức việp) và sau được quy định thống nhất là bình chương sự, đồng bình chương sự, nhập nội hành khiển. Thân vương khi làm tể tướng được xưng là quốc công thượng hầu. Bên dưới là hàng quan văn quan võ, đứng đầu là một số trọng chức gồm tam thái và tam thiếu. Những cư quan chuyên trách mang tên các quán, các, sảnh, viện, cục, đài, ty.

Nhà nước trung ương tập quyền thời Trần được khôi phục và phát triển trên mọi phương diện. Sử gia Phan Huy Chú nhận xét rằng, bộ máy quan liêu thời Trần gồm “các chức quan trong và quan ngoài, lớn nhỏ đều có hệ thống” 3. Đó là hệ thống chính quyền gồm có các cơ quan hành chính và chuyên môn, đội ngũ quan lại được tổ chức, quản lý ngày một quy củ và chặt chẽ hơn.

Đó cũng là một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền phương Đông, đứng đầu là hoàng đế (vua), tiếp dưới là hệ thống quan lại chia thành hai ban “văn giai” và “võ giai” quản lý các cư quan hành chính, quân sự.  Hoàng đế (vua) đứng đầu triều đình, có quyền lực tối cao trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đất nước. Trong đó đáng chú ý là chức năng quân sự của hoàng đế.

Trong lĩnh vực này, hoàng đế Đại Việt thường ở cương vị như một thủ lĩnh quân sự của cộng đồng dân tộc, là người có quyền quyết định trong việc tổ chức, động viên và chỉ huy quân đội, điều hành các hoạt động quân sự của quân đội quốc gia. Khi có chiến tranh, nhiều khi hoàng đế hoặc hoàng tử đã trực tiếp “tự làm tướng” cầm quân đánh giặc.

_________________________
1. 2. Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Sử học, Hà Nội, 1967, t.2, tr. 145, tr. 158.
3. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb. Sử học, Hà Nội, 1961, T.II, tr.8.

 

 

 

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch sử Quân sự Việt Nam-Tập 4: Hoạt động quân sự thời Trần (Thế kỷ X

« Trả lời #7 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 01:06:53 AM »

 


Nhiều vị vua Trần đã thân chinh chỉ huy các đạo quân chinh phạt Chiêm Thành quấy phá biên giới, hoặc thực hiện các cuộc hành quân lớn đánh dẹp các thế lực chống đối. Thậm chí có những vị vua đã bỏ mình nơi trận mạc, như Trần Duệ Tông đã hy sinh trên đất Chiêm Thành năm 1377. Vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông là những vị vua anh hùng của các cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên, đã từng xông pha trận mạc, từng đồng cam cộng khổ với dân và với binh sĩ.

Những vị đó vừa có học vấn uyên bác lại rất quan tâm xây dựng sự đồng tâm trong triều đình và cả nước. Vua Trần Anh Tông không ngại tuổi già đã thân cầm quân đi dẹp “giặc Ngưu Hống”.

Thông qua cương vị thủ lĩnh quân sự, vua muốn thể hiện chức năng và quyền uy của mình, đồng thời cũng để làm gương trước các quần thần, tướng sĩ. Ngay trong thời bình, các vua Trần thường xuống chiếu nhắc nhở các tướng sĩ không được lơ là việc phòng thủ quốc gia, phải chăm lo luyện rèn binh sĩ, đóng chiến thuyền và rèn đúc khí giới. Nhà vua thường đi kinh lý bốn phương để tỏ ý gần dân, tìm hiểu địa hình và chuẩn bị phương lược giữ nước.

Vua Trần Anh Tông biết Trần Quốc Tuấn ốm không thể qua khỏi đã đến thăm và lo lắng hỏi: “Nếu có điều gì chẳng may mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?” . . . Bảo vệ đất nước, chuẩn bị lực lượng và kế sách đánh phòng là một nhu cầu thường xuyên được những người đứng đầu triều đình hết sức quan tâm.

Tất nhiên, vua Trần cũng như các vua khác ở nước ta hay ở nhiều nước phương Đông khác đều coi mình là ‘thiên tử” (con trời), là người “thế thiên hành đạo” (thay trời trị nước). Trên danh nghĩa, vua là đại diện của thượng đế trước nhân dân, đồng thời cũng là người đại diện nhân dân trước thượng đế. Vua có uy quyền tuyệt đối trên các hoạt động xã hội, có quyền phong thần cho những người có công với nước, nhất là đối với những người anh hùng giữ nước được nhân dân thờ phụng. Đó chính là một đặc điểm phương Đông, là sự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền, giữa chính trị và tôn giáo.

Một nét nổi bật của vương triều Trần là các vua thường sớm nhường ngôi cho con rồi lên làm thái thượng hoàng, nhưng vẫn trực tiếp trông nom việc nước. Đây là một cách tập dượt cho vua con làm quen dần với việc điều hành đất nước khi vua cha còn sống, nhưng chủ yếu là để ngăn ngừa cướp ngôi, bảo vệ vương quyền. 

Sau vua là giới quý tộc, thân vương và công chúa có nhiều đặc ân, được phong nhiều chức tước cao và được giao những trọng trách, nhất là trong lĩnh vực quân sự, như các chức tiết chế quân sự, phiêu kỵ tướng quân, thượng tướng, đại tướng, v.v. chỉ huy các đạo quân lớn, phịu trách nhiệm một mũi tiến công, chỉ huy cấm binh bảo vệ kinh thành hay được quyền trấn trị ở các vùng quan trọng. Các vương hầu được phái đi trấn trị, kiểm soát các châu lộ chủ yếu, bảo đảm sự trung thành về mặt chính trị của địa phương đối với triều đình.

So với các triều đại trước, tầng lớp quý tộc, tôn thất triều Trần phát triển hơn và thể hiện vai trò của mình trong sự nghiệp giúp vua giữ nước. Rất nhiều trong số họ là những người tài đức nổi tiếng, những nhà quân sự lỗi lạc, những vị tướng tài ba, tiêu biểu như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn,Trần Quang Khải, Trần Nhật Quật, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toàn. . .

Do thiên hướng thượng võ, quý tộc nhà Trần gần như nắm độc quyền chỉ huy quân đội. Các võ quan cao cấp hầu hết thuộc về quý tộc nhà Trần, nhất là trong giai đoạn đầu. Ngoài việc nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong triều chính, các vương hầu còn có quyền lực lớn ở những vùng mình trấn trị. Họ được phân phong thái ấp, có phủ đệ và được tổ chức đội quân riêng. Lúc thường họ sống ở phủ đệ, lúc hữu sự họ về Kinh đô.

Sử thần Ngô Sĩ Liên chép: “Chế độ nhà Trần, vương hầu đều ở phủ đệ riêng tại các hương, khi có triều yết thì về kinh, xong việc lại trở về phủ đệ. Như Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp (Hải Dương), Thủ Độ ở Quắc Hương (Hà Nam), Quốc Chấn ở Chí Linh (Hải Dương) . . . Đến lúc vào triều làm tể tướng mới thống lĩnh tất cả việc thiên hạ...” 1. 

Các vương hầu quý tộc được quyền trấn trị các vùng, có thái ấp, điền trang, phủ đệ và đội quân riêng chứng tỏ yếu tố phân tán vẫn còn tồn tại trong xã hội phong kiến thời Trần.  Tuy nhiên, yếu tố phân tán này luôn bị hạn chế bởi tính chất xã hội cùng với những chính sách ràng buộc của nhà nước tập quyền.Vương hầu có quyền thừa ấm, tức kế nghiệp được phong tước, nhưng không được tập chức. Họ không được thừa kế thái ấp.

___________________________
1. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, T.2, tr.32.

 

 

 

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch sử Quân sự Việt Nam-Tập 4: Hoạt động quân sự thời Trần (Thế kỷ X

« Trả lời #8 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 01:09:07 AM »

 


Về nguyên tắc, ruộng đất ở thái ấp là quốc hữu, do nhà nước mà đại diện là vua quản lý. Trong nước, đại bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước, giao cho làng xã quản lý, sử dụng, có nhiệm vụ nộp tô thuế. Như vậy, xu hướng tập quyền là xu hướng chủ đạo, mạnh mẽ trong xã hội thời Trần.

Chế độ phong kiến thời Trần mang đậm tính dân tộc, chịu ảnh hưởng của lễ nghi phong kiến phương Bắc, nhưng tính chuyên chế chưa cao, khoảng cách giữa vua và tôi, giữa quý tộc và bình dân chưa thật lớn. Lối sống sinh hoạt trong chốn cung đình còn thể hiện tính dân chủ của cộng đồng. 

Trần Thánh Tông cho phép các vương hầu, tôn thất xong buổi chầu vào trong cung điện và lan đình, cùng nhau ăn uống, hoặc khi tối trời không về thì đặt gối dài, chăn rộng cùng nghỉ liền giường với nhau, để tỏ tình thân ái, khi tổ chức lễ lớn, tân khách hay yến tiệc, mới phân biệt ngôi thứ... 

Trần Quốc Tuấn đã từng nói với các tướng sĩ: “Lúc trận mạc thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà thì cùng nhau vui cười” 1.  Điều đó chứng tỏ sự đồng tâm hoà thuận trong nội bộ chính quyền, làm tăng thêm sức mạnh của vương triều, tạo điều kiện cố kết nhân tâm trong cả nước, nhất là khi cần huy động nhân lực và đánh giặc.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Năm Nguyên Phong (đời Trần Thái Tông - TG), giặc Nguyên sang cướp, vương hầu đem gia đồng và hương binh, thổ hào sung vào đội quân cần vương; việc biến năm Đại Đình 2, vương hầu lại đem dân thôn trang sắm sửa nghi trượng để đón vua mới. Như thế, chế độ nhà Trần cũng làm tăng thêm sức mạnh cái thế duy thành, bảo vệ đất nước” 3.
 
Tính chất quý tộc huyết thống hay quý tộc đồng tộc họ Trần là một nét nổi bật của vương triều Trần. Để bảo vệ vương quyền cũng như địa vị thống trị độc tôn của dòng họ, nhà Trần còn quy định những người trong hoàng tộc phải kết hôn với nhau.

Sự cố kết quan hệ họ hàng, tông tộc bằng những lợi ích chính trị và kinh tế có tác dụng thắt chặt tinh thần đoàn kết trong giai cấp thống trị. Điều đó cũng thể hiện trong lời nói của Trần Thái Tông với các tôn thất: Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông, người nối nghiệp của tổ tông nên với anh em trong họ cùng hưởng phú quý. Tuy bên ngoài thì cả thiên hạ tôn thờ một người, nhưng bên trong thì ta cùng các khanh là đồng bào ruột thịt, lo thì cùng lo, vui thì cùng vui. 

Tất nhiên, tính chất quý tộc huyết thống nói trên không phải hoàn toàn, bên cạnh đội ngũ quý tộc dòng họ, còn xuất hiện ngày càng đông và có vị trí ngày càng quan trọng tầng lớp quan liêu xuất thân từ nhiều thành phần xã hội khác nhau. 

Nhìn chung, tầng lớp quý tộc thời Trần là một đẳng cấp xã hội trẻ, đang độ phát triển. Xu hướng cát cứ của quý tộc chưa phải là hiện tượng phổ biến. Điều này khác hẳn với sự phát triển của các nhà nước phong kiến Tây âu cùng thời. Sự đối lập trong nội bộ chính quyền hoặc sự đối kháng giai cấp lúc đó chưa cao. Đặc điểm này tạo nên một không khí chính trị lành mạnh trong giới cầm quyền và trong cả nước nói không, tạo thế mạnh cho chính quyền, cho cả nước trong mối quan hệ nội bộ cũng như trước những thử thách ngặt nghèo cua ngoại xâm.

Bên cạnh tầng lớp quý tộc là bộ máy quan lại từ trung ương đến địa phương. Họ được cấp lương bổng. Năm 1236, nhà Trần quy định lương bổng cho các quan văn võ ở triều đình và địa phương. Tiền lương lấy vào thuế. Năm 1244, nhà nước lại quy định lương bổng một lần nữa, đó là một điều khác với triều Lý. Chế độ tuyển dụng vừa bằng khoa cử vừa tiến cử. Thể lệ thi cử thời Trần từ năm 1232 dần dần đi vào nền nếp chính quy. Tổ chức bộ máy quan lại từ trung ương đến địa phương của thời Trần chặt chẽ và tập trung hơn thời Lý.

Bộ máy chính quyền địa phương cũng được sắp xếp lại có quy củ và hệ thống chặt chẽ hơn, thống nhất hơn. Cả nước chia làm 12 lộ, đứng dầu là chức An phủ sứ. Riêng vùng Kinh thành Thăng Long được coi như một phủ đặc biệt. Năm 1265, chức quan đứng đầu Kinh thành được đổi làm kinh sư an phủ sứ, rồi kinh sư đại doãn.

Dưới các lộ có phủ, châu, rồi đến huyện hay hương và cuối cùng là xã. Mỗi đơn vị hành chính đều có cấp chính quyền tương ứng: phủ có chức trấn phủ sứ; châu có chức thông phán, thiên phán; huyện có lệnh uý, chủ bạ; xã có đại tư xã tiểu tư xã.

_________________________
1. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, T.2, tr.82.
1. Năm 1369, Dương Nhật Lễ cướp ngôi vua Trần, tôn thất nhà Trần đem quân đón Trần Phủ ở Đà Giang về giết Nhật Lễ, lập vua mới (tức Trần Nghệ Tông).
2. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, T. 2, tr. 156.

 

 

 

UyenNhi05

Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.
 

Re: Lịch sử Quân sự Việt Nam-Tập 4: Hoạt động quân sự thời Trần (Thế kỷ X

« Trả lời #9 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 01:09:42 AM »

 


Trong cấu trúc xã hội thời Trần, hệ thống cộng đồng làng xã hương thôn đã đóng một vai trò khá quan trọng. Có thể coi đây là nền tảng, là cơ sở của cả cấu trúc, trong đó bao gồm đông đảo những người nông dân và các thợ thủ công, tức thành phần chủ yếu sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống xã hội, là nơi cung cấp nhân lực, vật lực cho công cuộc xây dựng sức mạnh phòng vệ đất nước.

Làng xã là những pháo đài xanh bất khả xâm phạm trong kháng chiến chống xâm lược.  Mỗi làng xã Đại Việt là một tế bào xã hội. Ở đó những hộ nông dân sống quần tụ, gắn bó trong mối quan hệ vừa thân tộc vừa láng giềng. Trong điều kiện kinh tế hàng hoá chưa phát triển mạnh, các làng xã nông nghiệp còn tương đối khép kín, tự cung tự cấp.

Ở đây bên cạnh một hệ thống chính quyền cấp xã mang tính chất nhà nước gồm các xã trưởng, xã giám, các đại tư xã hoặc tiểu tư xã - những người đại diện của chính quyền nhà nước giữ việc làm hộ tịch, còn tồn tại song song một hệ thống quyền lực mang tính chất công xã cổ truyền dân cử, gồm các bô lão, những già làng, những tộc trưởng có uy tín cùng tham gia quản lý làng xã và có vai trò lớn trong việc động viên dân xã tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Dĩ nhiên, triều đình nhà Trần ngày càng muốn nắm lấy bộ máy quản lý các làng xã.  Khi đất nước thanh bình, khi nhà nước phong kiến còn thế hiện vai trò tích cực thì những người nông dân vẫn sống thuần hậu, chất phác và cần mẫn với công việc đồng áng, họ tham gia các nghĩa vụ đối với chính quyền như đóng tô thuế, lao dịch và binh dịch. Một bộ phận tham gia đội tuần đinh, dân binh làng xã. Họ là lực lượng vũ trang cư sở, tồn tại dưới hình thức “tĩnh vi nông động vi binh” (lúc yên là nông dân, lúc động là binh lính). Khi đất nước có chiến tranh, nông dân là lực lượng đông đảo nhất tham gia quân đội hoặc các đội dân binh đánh giặc tại chỗ, với ý thức “quốc gia hữu sự thất phu hữu trách” (khi đất nước có giặc thì người dân thường cũng có trách nhiệm), cùng đánh giặc giữ làng, giữ nước. 

Tầng lớp dưới cùng của bậc thang xã hội Đại Việt là nông nô, nô tỳ. Đây là di sản của xã hội cổ xưa. Đến thời Trần nông nô, nô tỳ phát triển tương đối mạnh. Lúc đó, tầng lớp quý tộc, địa chủ đang là lực lượng quan trọng ủng hộ chính quyền và đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, họ được nhà nước cho phép nuôi người phục dịch, chiêu mộ dân nghèo, người lưu tán khai phá đất hoang, lập các trang trại.

Hình thức kinh doanh nông nghiệp đó đã tạo ra tầng lớp lao động có địa vị thấp kém, bị phụ thuộc hoàn toàn về thân phận đối với chủ mình. Nông nô, nô tỳ là lực lượng sản xuất và phục dịch trong các trang trại, phủ đệ, nhưng khi cần họ trở thành lực lượng quân sự của các vương hầu, quý tộc, họ tham gia bảo vệ trị an và đánh giặc giữ nước.

Trong kháng chiến chống Mông - Nguyên, lực lượng gia nô, nông nô đã có những đóng góp đáng kể, nhiều chiến công của họ đã được lịch sử ghi nhận.

Trong xã hội thời Trần, mâu thuẫn cơ bản giữa nông dân và phong kiến, giữa quý tộc và bình dân, giữa nông nô và gia nô với chủ của họ luôn tồn tại. Song, trong buổi đầu khi vương triều Trần đang phát triển và nhất là khi cả dân tộc đang đứng trước sự đe doạ của ngoại xâm, những mâu thuẫn trên cùng với mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị có lắng xuống và về khách quan, điều đó có lợi cho nhà nước phong kiến thời Trần trong việc đoàn kết lực lượng, thực hiện “vua tôi đồng tâm, anh em hoà thuận, nước nhà góp sức” đánh giặc.

Cùng với sự phát triển của chính quyền về mặt hành chính ỉa quá trình kiện toàn chức năng lập pháp và hành pháp của nó. Dưới thời Trần, các hoạt động lập pháp đã phát triển. Bên cạnh bộ Quốc triều thông chế gồm 20 quyển, xác định quy chế tổ chức chính quyền, nhà nước còn tổ chức biên soạn và nhiều lần sửa đổi bổ sung Hình luật - bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

Các bộ luật này đã thất truyền.  Tuy vậy, căn cứ vào các lệnh dụ của nhà vua hoặc các việc làm cụ thể được sử sách ghi chép, có thể nói rằng, luật pháp thời Trần đã đề cập đến nhiều lĩnh vực, trong đó có những chế định về quyền hạn và trách nhiệm của mỗi thành viên đối với xã hội, về nghĩa vụ binh dịch của các đinh tráng, về nghĩa vụ đóng góp xây dựng và bảo vệ đất nước, về chức năng của các loại quân trong việc bảo vệ chính quyền và biên giới Tổ quốc... Các hoạt động lập pháp càng ngày càng quy củ chứng tỏ nhà nước quân chủ trung ương tập quyền thời Trần ngày một ổn định và hoàn bị để thực hiện tốt các chức năng của nó.

( Nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=4088.0 )
 

 

 

                 ( Trần Việt Thao- VP.Tỉnh đoàn Thanh Hoá- sưu tầm )

 

1

 

nguon VI OLET