ARE YOU READY
BÀI 6: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
(Nửa sau thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX)
I - CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở ANH
1. Những tiền đề của cách mạng công nghiệp
Sau thắng lợi của cách mạng tư sản, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh phát triển ngày càng mạnh mẽ. Giai cấp tư sản Anh đã tích luỹ được lượng tư bản khổng lồ để đầu tư và phát triển công nghiệp.
Nông dân mất ruộng đất, thợ thủ công bị phá sản buộc phải bán sức lao động của mình. Vì vậy, ở Anh luôn sẵn nhân công hơn các nước khác.
Những tiến bộ về kĩ thuật và tổ chức sản xuất trong công trường thủ công Anh tạo điều kiện để phát minh ra máy móc.
VƯƠNG QUỐC ANH CÓ ĐỦ NHỮNG TIỀN ĐỀ ĐỂ TIẾN HÀNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP: TƯ BẢN, NHÂN CÔNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KĨ THUẬT.
2) Sự phát minh và sử dụng máy móc:
Việc đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, phát triển buôn bán nhằm thu lợi nhuận cao đòi hỏi phải chuyển nền sản xuất thủ công sang sản xuất cơ khí. Vì vậy, việc phát minh và sử dụng máy móc trở thành một nhu cầu cấp thiết. Đó là nội dung quan trọng của Cách Mạng công nghiệp.
Cách mạng công nghiệp Anh được bắt đầu từ công nghiệp nhẹ.
NHỮNG PHÁT MINH VỀ MÁY MÓC
Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ (James Hargreaves) sang chế máy kéo sợi Gien-ni (Jenny)
Năm 1769, Ác-crai-tơ (Richard Arkwright) chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.
Năm 1779, Côm-tơn (Crompton) cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền
Năm 1785, Các-rai (Cartwright) chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước năng suất tăng 40 lần
Năm 1784,Giêm Oát đã hoàn thiện máy hơi nc được ứng dụng rộng rãi.
LUYỆN KIM
Năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép.
Năm 1784, lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.
GIAO THÔNG VẬN TẢI
Từ đầu thế kỉ 19, tàu thuỷ và xe lửa xuất hiện với đầu máy hơi nước. Hệ thống đường sắt phát triển, mở rộng khả năng vận tải, nối liền các trung tâm Công -Thương nghiệp.
Năm 1814, Xti-phen-xơn(George Stephenson) chế tạo thành công đầu máy xe lửa.
1825 khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.
Các ngành công nghiệp nặng:
VD:khai mỏ, luyện kim, chế tạo máy…

Năm 1850, Anh sản xuất được nửa số gang thép và than đá trên thế giới.
Ở Anh đã diễn ra quá trình chuyển từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc, tạo ra những biến đổi to lớn về kinh tế và xã hội. Đây là cuộc CM công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh.Biền Anh từ một nước nông nghiệp thành nước công nghịêp phát triển nhất thế giới lúc bấy giờ.

Giữa thế kỷ XIX, Anh trở thành “Công xưởng” thế giới.
II – CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở PHÁP VÀ ĐỨC
a) Pháp:
Ở Pháp, cách mạng công nghiệp bắt đầu từ năm 1830, trước tiên trong công nghiệp nhẹ, rồi phát triển mạnh mẽ vào những năm 1850-1870. Chỉ trong 20 năm(1830-1850), các mặt hàng của Pháp tăng lên nhiều.
Sản lượng gang, sắt tăng 3 lần, độ dài đường sắt tăng 100 lần ( từ 30 km tăng lên 3000 km, đến năm 1870 tăng lên 16500 km). Giữa thế kỉ XIX, Pháp có trên 5000 máy hơi nước, đến năm 1870 có trên 27000 chiếc.
Nhờ cách mạng công nghiệp, kinh tế Pháp phát triển, dứng thứ hai thế giới (sau Anh), hơn hẳn các nước khác trên lục địa châu Âu.
Ông Léon Bollée đã có những công trình rất vĩ đại. Là nhà tiên phong về kỹ nghệ xe ô tô và máy bay, ông đã làm rạng danh nền công nghiệp Pháp những năm cuối thế kỷ 19.
Là một nhà nghiên cứu và kỹ sư thiên tài, ông đã chế tạo ra động cơ ô tô đầu tiên của Pháp. Cùng với Vright, ông đã thử nghiệm những động cơ đầu tiên về máy bay. Ông cũng rất nổi tiếng về những công trình nghiên cứu .
b) Đức:
Ở Đức, tuy đất nước chưa thống nhất, giai cấp tư sản chưa đóng vai trò chủ đạo nhưng cách mạng công nghiệp vẫn diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XIX. Trong những năm 1850-1860, kinh tế Đức phát triển với tốc độ rất cao.
Sản lượng gang thép và độ dài đường sắt tăng 2 đến 3 lần, số máy hơi nước tăng 6 lần. Nhờ tiếp thu những thành tựu khoa học – kĩ thuật mới các ngành công nghiệp khai mỏ, hóa chất, luyện kim tăng nhanh vả có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Đức.
Từ năm 1860-1870, sản lương than đá của Đức tăng từ 12 triệu tấn lên 26 triệu tấn.
Máy móc cũng được sử dụng trong công nghiệp. Trân đồng ruộng đã xuất hiện máy cày, máy bừa, máy gặt đập. Đồng thời, phân bón hóa học được sử dụng rộng rãi, góp phần làm tăng năng suất cây trồng.
Thời gian này có sự phát triển của các ngành công nghiệp hóa chất, dầu mỏ, thép và điện lực. Sản xuất hàng loạt hàng tiêu dùng được phát triển, các lĩnh vực như đồ uống và thực phẩm, quần áo, vận tải và giải trí gồm rạp chiếu phim, phát thanh, máy ghi âm được thương mại hóa đáp ứng nhu cầu dân chúng và tạo nhiều công ăn việc làm. Sự phát triển mau lẹ này, tuy vậy, là yếu tố đưa đến thời gian trì trệ những năm 1873-1896 và giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản tài chính độc quyền sau này.
Đế chế Đức thay thế Anh quốc trở thành quốc gia dẫn đầu Châu Âu về công nghiệp. Có được vị trí này là nhờ ba yếu tố:
- Đức tiến hành công nghiệp hóa sau Anh, nên đúc rút những kinh nghiệm của nước Anh, tiết kiệm rất nhiều thời gian, tiền của và công sức. Cũng nhờ đi sau, Đức sử dụng những công nghệ mới nhất, trong khi đó, người Anh vẫn sử dụng những công nghệ đắt đỏ và lạc hậu, họ không thể (có thể cả không muốn) áp dụng những thành quả từ chính quá trình phát triển của họ.
- Trong lĩnh vực nghiên cứu và khoa học, người Đức đầu tư lớn hơn Anh.
- Hệ thống các-ten kiểu Đức – liên minh độc quyền tập trung ở mức độ rất cao cho phép sử dụng hiệu quả nguồn tư bản linh động.
III – HỆ QUẢ CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
a) Kinh tế:
Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản:
+ Nhiều trung tâm công nghiệp mới với thành thị đông dân xuất hiện.
+ Máy móc làm thay đổi căn bản quá trình sản suất  nâng cao năng suất lao động, tạo nguồn của cải dồi dào.
- Cơ giới hóa nông nghiệp:
 Giải phóng sức lao động của nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho công nghiệp và dịch vụ.
- Thúc đẩy nhiều ngành kinh tế phát triển, đặc biệt là giao thông vận tải.
Vì sao cuộc cách mạng công nghiệp đã làm ngành giao thông vận tải đặc biệt phát triển?
b) Xã hội:
Hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản:
+ Giai cấp tư sản:
 Ngày càng giàu lên nhanh chóng.
+ Giai cấp vô sản:
 phát triển về số lượng và đời sống ngày càng cơ cực vì chịu sự áp bức bóc lột (người làm thuê).
 Mâu thuẫn quyền lợi với giai cấp tư sản.
 Đứng lên đấu tranh chống áp bức bóc lột.
2. Phát minh nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Vì sao?
 Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ công nghiệp nhẹ vì cần ít vốn, quay vòng nhanh và lãi nhiều.
Máy hơi nước vì nó đã làm cho nền công nghiệp thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn nước. Máy hơi nước có thể ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất lúc đầu trong ngành dệt, luyện kim, khai mỏ, sau lan nhanh các ngành khác.
CỦNG CỐ BÀI HỌC
1. Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ lĩnh vực nào? Vì sao?
3. Tại sao cách mạng công nghiệp được tiến hành đầu tiên ở Anh, sớm hơn các nước khác từ 50 đến 100 năm?
 CMCN diễn ra đầu tiên ở Anh vì:
Anh đã tiến hành xong CMTS
Giai cấp Tư sản Anh có nhiều vốn.
Anh có nền kinh tế phát triển và có nhiều nhân công.
 Anh có ba điều kiện: vốn, nhân công và kỹ thuật.
HUỲNH MINH SÁNG
Hiepsisieuquay_12_06_1992
PHẠM TRẦN DIỄM PHƯƠNG
Hohohehehihihoho
TRẦN NGUYỄN MỸ PHƯƠNG
Cobetocdo12345
PHẠM NGUYỄN HUY AN
Macarong177
ĐỖ TẤN ĐẠT
Anhhungharrypotter
WEARETHEBIGSIZETM
BYE!BYE!SEE YA!!!!
NGUYỄN LÊ BÍCH NGỌC
BICH_NGOC_92
nguon VI OLET