TRƯỜNG THCS VĨNH LONG-
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
LỊCH SỬ
NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
- Tháng 7/ 1946 có một tổ chức Quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris lấy tên là “Liên hiệp Quốc tế các Công đoàn Giáo dục
- Tháng 8 năm 1954, tổ chức Công đoàn của các Nhà Giáo tiến bộ trên thế giới nhất trí thông qua bản “Hiến chương các Nhà giáo”.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại thủ đô Vácxava (Ba Lan), Hội nghị Quốc tế các tổ chức của các nhà giáo, lần thứ hai có đại biểu 57 nước tham gia, quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày “Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo”

với ý nghĩa:
+ Biểu dương nghề dạy học và những người làm nghề dạy học.
+ Làm cho mọi người ghi nhớ công ơn các nhà giáo đã cống hiến to lớn trong việc bồi dưỡng và đào tạo thế hệ trẻ.
+ Làm cho các nhà giáo, cha mẹ học sinh và thanh, thiếu niên coi việc dạy học là một nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức cao quý.
+ Ngày 20/11 là ngày biểu dương tinh thần hữu nghị giữa nhà giáo các nước...
+ Người thầy giáo đầu tiên của nước ta là thầy Đỗ Năng Tế. Thầy Tế dạy cả văn lẫn võ cho hai cô gái Trưng Trắc và Trưng Nhị. Khi hai bà khởi nghĩa, thầy Đỗ Năng Tế trở thành một tướng lĩnh và đã hy sinh trong chiến đấu.
+ Cô giáo đầu tiên của nước ta là bà Ngô Chi Lan, người làng Phủ Lỗ (ngoại thành Hà Nội) người dạy các phi tần cuả Lê Thánh Tông.
Từ năm 1958, ngày 20/11 hàng năm được coi là ngày giáo giới Việt Nam hưởng ứng cuộc đấu tranh của giáo giới quốc tế, nhằm thực hiện các điều khoản ghi trong bản hiến chương; Và ngày “Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo” tổ chức lần đầu tiên tại nước ta (Miền Bắc) là ngày 20/11/1958.
- Do truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, Ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo 20/11 mau chóng trở thành ngày hội của dân tộc. Thể theo nguyện vọng của nhân dân và nhà giáo, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã ra Quyết định số: 167/HĐBT “Từ nay hàng năm lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam” được tổ chức lần đầu tiên là ngày 20/11/1982.
NHỮNG TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP
CỦA NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Nhà giáo Việt Nam luôn gắn bó và liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân: “đêm đêm chong đèn nghiêng mình trên giáo án hoặc trên tập bài kiểm tra mà trầm ngâm suy tưởng về tương lai của từng học sinh mình”
Lớp lớp thầy giáo mang nhiều tính vị tha. Bất chấp lệnh cấm mở lớp học quốc ngữ của chính quyền thực dân, nhiều nhà giáo bí mật mở lớp truyền bá quốc ngữ và tuyên truyền giác ngộ tinh thần yêu nước cho người nghèo như Phan Đình Phùng, Trần Quý Cáp, Tống Duy Tân v.v... Ngày nay, không quản gian khổ, hiểm nguy, các nhà giáo Nguyễn Văn Bôn, Nguyễn Xuân Trạc...
Khu tưởng niệm thầy Trần Quý Cáp
Thầy Phan Đình Phùng
- Dưới chế độ phong kiến, những thầy giáo chân chính không tự ràng buộc mình trong quan niệm trung quân ái quốc. Họ đã đứng về phía nhân dân, tán thành cách nhìn của nhân dân và hành động đúng với cách nhìn đó. Hành động ấy đi từ không hợp tác, không ra làm quan với triều đình như: Võ Trường Toản; từ phê phán triều đình, yêu cầu sửa sang chính sự để yên nước, yên dân như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, đến dấy binh trừng trị nhà vua hoang dâm bạo ngược như Lương Đắc Bằng, khởi nghĩa chống lại triều đình như Cao Bá Quát.
Thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đền thờ Thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đền Thờ Thầy Võ Trường Toản
Đền thờ Thầy Chu Văn An
Tranh vẽ Thầy Chu Văn An
Trong đền thờ
Từ khi đế quốc Pháp nổ súng xâm lược ta, trong hàng ngũ những người yêu nước chống Pháp bằng nhiều hình thức khác nhau, đã có những người thầy giáo chân chính: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Nghi, Tống Duy Tân, Nguyễn Quyền, Lương Văn Can, Phan Bội Châu v.v...
Chân dung và đền thờ Thầy Nguyễn Đình Chiểu
Đền thờ Thầy Phan Văn Nghi
Thầy Nguyễn Quyền
Thầy Phan Bội Châu
Thầy Lương Văn Can
Những nhà giáo chân chính Việt Nam luôn cần cù, sáng tạo trong lao động dạy học.
Dạy học là một nghề rất khó. Chỉ có yêu người và yêu nghề không thôi chưa đủ. Các nhà giáo ngày xưa đã có nhiều tìm tòi sáng tạo, lập nên những công trình khoa học. Tiêu biểu có nhà bác học Lê Quý Đôn, nhà toán học Lương Thế Vinh...
Nhà toán học Lương Thế Vinh
Lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam là Nguyễn ái Quốc, trước lúc bắt đầu cuộc đời hoạt động của mình để tìm đường cứu nước, đã có một thời kỳ dạy học ở trường Dục Thanh, Phan Thiết. Sự kiện này đã trở thành một vinh dự lớn cho Giáo giới Việt Nam ngày nay. Sau này, khi ở Pháp, ở Liên Xô, ở Trung Quốc và Thái Lan hay ở chiến khu Việt Bắc, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc cũng dạy học– dạy văn hóa để dạy chính trị cho những đồng chí công tác gần gũi mình.
Người thầy giáo vĩ đại nhất cuả dân tộc là Thầy Nguyễn Tất Thành, dạy ở Trường Dục Thanh, Phan Thiết.
Lớp học Thày Nguyễn Tất Thành dạy ở trường Dục Thanh
Khi trở thành Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (Chủ tịch Hồ Chí Minh) Người nói về nhà giáo: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế – văn hóa”.
Một góc trường DụcThanh – Phan Thiết
Nhà giáo tâm huyết đã trở thành những lãnh tụ hoặc cán bộ lãnh đạo xuất sắc của cách mạng như các đồng chí: Trần Phú, Hà Huy Tập, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp
Hồ Chí Minh 1964
Nguyễn Ái Quốc ở Pháp
Điều đặc biệt là bốn đồng chí đại diện cho các nhóm cộng sản họp với lãnh tụ Nguyễn ái Quốc ngày 3/2/1930 để thành lập Đảng Cộng sản việt Nam cũng đều là thầy giáo. Đó là đồng chí Châu Văn Liêm học ở trường sư phạm ra dạy ở Chợ Thủ (Long Xuyên), đồng chí Nguyễn Đức Cảnh dạy ở trường Tư thục Công ích Bạch Mai (Hà Nội), đồng chí Nguyễn Thiện dạy ở trường Nhật Đức (Phố Nhà Chung, Hà Nội) và đồng chí Trịnh Đình Cửu, làm “gia sư” cho nhiều gia đình ở Hà Nội.
Nguyễn Đức Cảnh
- Trong 6 đồng chí lãnh đạo Nam Kỳ khởi nghĩa bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị xử tử ngày 28/8/1941 tại Hóc Môn thì đã có 4 nhà giáo: Phan Đăng Lưu, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần và Nguyễn Hữu Tiến. Còn biết bao các nhà giáo tâm huyết đã trở thành những lãnh tụ hoặc cán bộ lãnh đạo xuất sắc của cách mạng như các đồng chí: Trần Phú, Hà Huy Tập, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp v. v...
Thầy Hà Huy Tập
Thầy Võ Nguyên Giáp
Thầy : Phạm Văn Đồng
Thầy Trần Phú
Hàng năm chúng ta tổ chức “Tìm hiểu và học tập những truyền thống tốt đẹp của Nhà giáo Việt Nam” là nhằm giúp cho đội ngũ Giáo viên – Cán bộ
Công nhân viên tiếp tục phát huy những truyền thống ấy, không ngừng nâng cao phẩm chất, nang lực để xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng và nhân dân, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhà giáo ưu tú, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28-6-1947 tại Hải Thanh (Hải Hậu, Nam Định
Năm 1963 tham dự kì thi học sinh giỏi toán toàn quốc, thầy đứng thứ 5 và vinh dự là người được Bác Hồ tặng thưởng huy hiệu cao quý. Năm 1966, thầy thi đỗ khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1970, thầy bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp và cho ra đời tập truyện ký đầu tiên viết bằng chân ở Việt Nam “Những năm tháng không quên”. Năm 1992, thầy được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú.
“Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết”.
Ôn lại truyền thống của Nhà giáo Việt Nam để giúp mỗi người chúng ta tăng cường lòng thiết tha yêu nghề dạy học, thực hiện đúng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến đối với Nhà giáo:
“Thầy cũng như trò, cán bộ cũng như nhân viên, phải thật thà yêu nghề mình, thật thà yêu trường mình– Có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ! Người thầy giáo tốt– thầy giáo xứng đáng là thầy giáo– là người vẻ vang nhất... Những thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”./.
Các thế hệ nhà giáo xã nhà chúng ta trong mấy chục năm qua đã không ngừng phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo VN. Cùng với sự đi lên của địa phương, sự nghiệp giáo dục đào tạo của xã nhà đang ngày càng phát triển vững chắc.Trong những năm nay GD ĐT xã Vĩnh Long đã từng bư­ớc chuyển mình và phát triển nhanh chống. Các nghị quyết TW 4 khoá 7, TW 2 khoá 8, nghị quyết 7 TW đảng khoá 9 đã thực sự đem lại hiệu quả rõ rệt trong chuyển biến nhận thức về công tác giáo dục đào tạo, về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, về XH hoá GD ở địa phương, xây dựng trung tâm học tập cộng đồng để toàn xã trở thành một xã hội học tập. Được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự hổ trợ to lớn của nhân dân đến nay hoạt động trên địa bàn giáo dục xã đã thu được những kết quả đáng phấn khởi. Đội ngũ giáo viên toàn xã không ngừng vươn lên trong công tác giảng dạy, học tập. Nhiều thầy cô giáo vượt mọi khó khăn học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ và chính trị.
Tiêu biểu có các thầy giáo Thầy Trần văn Nghi, Thầy Trần Quỳnh, Thầy Phan hồng Thanh, Thầy Trần Hữu Hành, Thầy Trần Đức Hói, Thầy Nguyễn Văn Tuyến, Thầy Đỗ Văn Quyết, Thầy Trần Văn Lực, Cô Thái Thị Khôn, Cô Trần Thị Bảo… Các thế hệ thầy giáo địa phương khác đến Vĩnh Long công tác cũng đã có tâm huyết và cống hiến sức mình cho nhà trường tiêu biểu Thầy hiệu trưởng lê Văn Ngưỡng, Thầy Nguyễn Văn Hòa, Thầy Nguyễn Văn Thọ, Thầy Nguyễn Hữu Ân, thầy Bùi Xuân Việt, Cô Nguyễn Thị Phúc, Trần Thị Đào.
Có rất nhiều thầy cô giáo đến Vĩnh Long công tác kết bạn đời và tình nguyện cống hiến cuộc đời còn lại của mình tại mảnh đất yêu thương này. Từ chỗ vài đồng chí trình độ đại học nay đã có hàng chục đồng chí đạt trình độ đại học, trung cấp chính trị, tỉ lệ trên chuẩn ngày càng cao Đến nay đã có nhiều thầy cô giáo là giáo viên giỏi, dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, tiêu biểu có thầy giáo Mai Xuân Thành, cô Lê Thi Năm, thầy Nguyễn Văn Nghị, thầy Võ Trực Long, cô Nguyễn Thị Hiền dạy toán, Cô Nguyễn Thị Hiền dạy địa, cô Nguyễn Thị Duyên cô Nguyễn Thị Hậu, cô Phạm Thị Sinh, cô Lê Thị Bích Thủy và nhiều thầy cô giáo khác.
Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh nhiều năm liền được huyện ủy tặng thưởng nhiều giấy khen và đặc biệt trong đợt sơ kết 3 năm thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được huyện ủy khen thưởng, trường tiên tiến cấp huyện liên tục nhiều năm. Năm học 2008-2009 nhà trường được UBND tỉnh công nhận trường đạt chuẩn quốc gia và được tặng tập thể lao đông xuất sắc cấp tỉnh, công đoàn vững mạnh được tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng bằng khen, liên đội mạnh cấp tỉnh.. Toàn thể cán bộ giáo viên trường đã phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Tập thể trường là một khối đoàn kết nhất trí xây dựng đơn vị ngày càng lớn mạnh, phát triển về mọi mặt. Thực hiện khẩu hiệu: Trường ra trường, lớp ra lớp, Thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy, học ra học.
Kính thưa các đồng chí ! thưa các thầy các cô !
Lớn lên cùng với thời gian, vật lộn cùng bao gian lao vất vả, trang sử của nhà trường lại càng thắm đẹp hơn.Đội ngũ thầy dạy giỏi, trò học giỏi các cấp luôn giữ vững chất lượng giáo dục đào tạo hàng năm thực sự có nhiều chuyển biến, phong trào xã hội hoá giáo dục từng bước được chú ý, được quan tâm, sự tôn vinh quý trọng đối với thầy côgiáo.
Ôn lại truyền thống các nhà giáo việt nam chúng ta nguyện cố gắng nhiều hơn nữa, khắc phục những gì còn khó khăn trong đời thường -những gì còn thiếu sót trong công tác và sinh hoạt thực hiện tốt hơn lời dạy của Bác Hồ kính yêu : "Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt "
Ngày 20-11 năm nay đến với chúng ta trong tình hình kinh tế XH của địa phương phát triển thuận lợi, Ngành giáo dục đào tạo xã nhà đang tập trung cao điểm cho đợt thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Kỷ niệm ngày nhà giáo VN 20-11 năm nay là một lần nữa để chúng ta cùng ôn lại những nét đẹp truyền thống nhà giáo VN, một dịp để giáo giới chúng ta tiếp tục phấn đấu phát huy hơn nữa những giá trị tốt đẹp của truyền thống nhà giáo VN, đẩy mạnh hơn nữa chất lượng GD, quyết tâm hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm học đề ra.
Hai tháng qua kể từ ngày phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo VN 20-11.với chủ đề năm học là tiếp tục thực hện cuộc vận động 2 không với 4 nội dung, năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường công tác quản lý tài chính, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.năm học đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời tiếp tục thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo Toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường đã phấn đấu đạt những thành tích như sau:
- Về cán bộ giáo viên:
+ Tiến hành thực tập thao giảng được 78 tiết, tốt trên 50%.
+ Dự giờ thăm lớp trên 260 tiết.
+ Làm được hàng trăm đồ dùng và sử dựng đồ dùng dạy học có chất lượng.
+ Hồ sơ giáo án 100% tốt, khá. Tiêu biểu như các thầy giáo, cô giáo: Cô Giang, cô Sinh, cô Võ Hoài, cô Thông, cô Hậu và rất nhiều thầy cô khác
- Về học sinh:
+ Phong trào đăng ký buổi học tốt, tuần học tốt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam ngày càng cao.
+ Tổ chức nhiều buổi lao động trồng và chăm sóc cây, tạo cảnh quan trường : xanh, sạch, đẹp.
+ Tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi, điểm khá các bộ môn đạt cao. Với hơn 725 điểm 9- 10
+ Các em đã có những hoạt động rất tốt như tặng hoa và thăm thầy giáo cũ, diễn đàn về người thầy lý tưởng, diễn đàn về trường học thân thiện, học sinh tích cực thông qua tổ chức góc thân thiện.Thay mặt lãnh đạo trường tôi xin biểu dương và cảm ơn các đồng chí đã có những cố gắng trong phong trào thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.
Kính thưa các vị đại biểu, thưa các đồng chí và các bạn !
Mừng ngày nhà giáo VN 20-11 năm nay, trong diễn đàn này, cho phép tôi kính đề nghị các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể hãy tiếp tục quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp trồng ng­ười, cùng với nhà trường quyết tâm xây dựng một môi trường lành mạnh. Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa kết quả hoạt động xã hội hoá giáo dục tiến tới xây dựng địa phương có phong trào xã hội học tập như nghị quyết 7 TW khoá 9 đã đề ra, để mọi người có điều kiện học tập suốt đời, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhà giáo thực hiện tốt thiên chức của mình nhằm nâng cao chất lượng GD ĐT để nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương đất nước.
Một lần nữa tôi kêu gọi toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên toàn trường hãy phát huy cao độ truyền thống tốt đẹp của ngày nhà giáo Việt Nam, quyết tâm tu dưỡng rèn luyện đạo đức, tận tuỵ với nghề nghiệp, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2009 - 2010.
Kính chúc quý vị đại biểu, các nhà giáo có mặt hôm nay dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc. Chúc buổi toạ đàm kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn !
nguon VI OLET