B. Lịch sử, truyền thống Công an nhân dân Việt Nam.
I. Lịch sử Công an nhân dân Việt Nam.
Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, kẻ thù chống phá cách mạng nước ta trên mọi lĩnh vực do đó sự ra đời của Công an nhân dân Việt Nam là một tất yếu khách quan của lịch sử.
1. Thời kì hình thành.
- CM tháng 8 thành công, yêu cầu bảo vệ chính quyền cách mạng đặc biệt được coi trọng.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng Công an được thành lập vào ngày 19 - 08 - 1945.
- ở Bắc bộ đã thành lập " Sở liêm phóng" và " Sở cảnh sát". Các tỉnh đều thành lập " Ti liêm phóng" và " Ti cảnh sát". Đó là các tổ chức tiền thân của Công an nhân dân Việt Nam.
2. Thời kì xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ ( 1945 - 1975 ).
a. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945 - 1954 ).
- Đầu năm 1947, Nha công an Trung ương được chấn chỉnh về tổ chức gồm: Văn phòng, Ti Điệp báo, Ti Chính trị, Bộ phận An toàn khu.
- Ngày 15 - 01 - 1950, Hội nghị Công an toàn quốc xác định Công an nhân dân Việt Nam có 3 tính chất: " Dân tộc, dân chủ, khoa học".
- Ngày 28 - 02 - 1950, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra quyết định sát nhập bộ phận Tình báo Quân đội vào Nha Công an.
- Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Ban Công an có nhiệm vụ là bảo vệ các lực lượng tham gia chiến dịch, bảo vệ dân công, bảo vệ giao thông vận tải, bảo vệ kho tàng và đường hành quân của Bộ đội, góp phần làm lên chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Tấm gương tiêu biểu như: Võ Thị Sáu ( Đất Đỏ thuộc Bà Rịa). Trần Việt Hùng( Hải Dươưng). Trần Văn Châu....
b. Thời kì kháng chiến chống Mĩ ( 1954 - 1975 ).
- 1954 - 1960 Công an nhân dân Việt Nam góp phần ổn định an ninh, phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN ở Miền Bắc, giữ gìn và phát triển lực lượng ở Miền Nam.
- 1961 - 1965 Công an nhân dân Việt Nam tăng cường xây dựng lực lượng, đẩy mạnh đấu tranh chống phản cách mạng và tội phạm khác, bảo vẹ công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc,
- 1965 - 1975 Công an nhân dân Việt Nam góp phần giữ gìn anh ninh trật tự, an toàn xã hội, góp phần đánh thắng các chiến lược của Mĩ.
3. Thời kì thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội( 1975 - nay ).
- Đất nước hoà bình và thống nhất, cả nước đi lên CNXH, trên mặt trận tuyến mới, Công an nhân dân Việt Nam đổi mới tổ chức và hoạt động, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội. Trên 60 năm xây dựng và trưởng thành Công an nhân dân Việt Nam được Nhà nước tặng nhièu danh hiệu cao quý, Anh hùng LLVT nhân dân, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao Vàng.
II. Truyền thống công an nhân dân Việt nam.
1. Trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng.
- Công an nhân dân Việt Nam chiến đấu vì mục tiêu, lí tưởng của Đảng và trở thành công cụ bạo lực sắc bén của Nhà nước trong việc chống giặc ngoài, thù trong, bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội, trung thành với từng nhiệm vụ cách mạng qua từng thời kì.
- Đảng lãnh đạo theo nguyên tắc " tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt" .
2. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu.
- Công an nhân dân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu,
- Những chiến công bắt gián điệp. biệt kích đột nhập từ ngoài vào, những vụ phám phá phần tử phản động ở trong nước, những cuộc chiến đấu gam go, những kẻ gây rối trật tự an ninh, an toàn xã hội.... đã cùng nhân dân thực hiện.
- Lấy sự bình yên cuộc sống làm mục tiêu, lấy sự gắn bó phối hợp với nhân dân là điều kiện hoàn thành nhiệm vụ đã viết lên mét đẹp truyền thống " Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu".
3. Độc lập, tự chủ, tự cường và tiếp thu vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm bảo vệ An ninh, trật tự và những thành tựu khoa học - phục vụ công tác chiến đấu.
- Quán triệt đường lối tự chủ, tự lập của Đảng, Công an nhân dân Việt Nam trong lịch sử của mình đã phát huy đầy đủ các nhân tố nội lực, làm len sức mạnh và giành thắng lợi. Với tinh thần " Người Việt Nam phải tự giải phóng lấy mình, tự cứu mình trước khi chờ cứu".
4. Tận tụy trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo trong chiến đấu.
- Kẻ thù chống phá cách mạng thường sự dụng trăm phương ngàn kế với những âm mưu thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt. Muốn đánh thắng chúng lực lượng công an phải luôn Tận tuỵ trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo, dúng cảm, kiên cường, khôn khéo trong chiến đấu.
5. Quan hệ hợp tác quốc tế trong sáng, thuỷ chung, nghĩa tình.
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cộng sản quốc tế, bởi vậy mục tiêu chiến đấu của lực lượng vũ trang nói chung và lực lượng công an nói riêng phảI góp phần hoàn thành nghĩa vụ cao cả. Hợp tác quốc tế trong sáng, thuỷ chung, nghĩa tình. Là những phẩm chất không thể thiếu giúp công an nhân dân Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ .
kết thúc bài giảng
nguon VI OLET