CÂU CÁ MÙA THU
(Thu Điếu)
- Nguyễn Khuyến -
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: Nguyễn Khuyến (1835 – 1909)
a) Cuộc đời con người :
- Quê hương: Yên Đổ – Bình Lục – Hà Nam
- Gia đình: xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo
- Học vấn: đỗ đầu ba kì thi ( Hương- Hội-Đình) => được gọi là “Tam Nguyên Yên Đổ”
- Công danh: làm quan khoảng 10 năm dưới triều Nguyễn sau đó cáo quan về quê ở ẩn
Là người tài năng, cốt cách thanh cao, yêu nước, thương dân, cương quyết không hợp tác với Pháp
b) Sự nghiệp sáng tác :
- Số lượng tác phẩm: hơn 800 bài thơ (cả chữ Hán và chữ Nôm)
- Nội dung thơ văn:
+ Tình yêu quê hương, đất nước
+ Cuộc sống của những người nông dân khổ cực, thuần phác, đôn hậu
+ Châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, giai cấp thống trị
- Vị trí: “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ:
- Xuất xứ: nằm trong chùm thơ thu gồm 3 bài : “Thu điếu” – “Thu vịnh” – “Thu ẩm”
- Đề tài:
- Đề tài: mùa thu – một đề tài quen thuộc
- Hoàn cảnh sáng tác:
- Hoàn cảnh sáng tác: Viết trong thời gian khi Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn tại quê nhà.
- Thể thơ:
- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường Luật
Cảnh thu
Tình thu
II. ĐỌC HIỂU
Điểm nhìn: ( Câu 1 phần hướng dẫ học bài)
“Ao thu, lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”



Ngồi trên thuyền nhìn ra mặt ao
Nhìn lên bầu trời
Nhìn ngõ trúc ở phía làng
Trở về nhìn mặt ao
Bao quát:
Gần
Cao
Xa
Gần
II. ĐỌC HIỂU
1. Cảnh thu : 6 câu đầu
a. Hai câu đề:
“Ao thu, lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
- Điểm nhìn :
nhìn mặt ao
- Không gian : ( câu 1)
Ao thu
Lạnh lẽo
Nước trong veo
Cảm nhận bằng xúc giác
Cảm nhận bằng thị giác
Sự lạnh lẽo của nước
Sự trong trẻo của ao
- Cảnh vật: ( câu 2:
+Chiếc thuyền câu
Một

Tẻo teo
( danh từ chỉ đơn vị, Số từ chỉ sự ít ỏi)
Bé đến mức mặc cảm, tội nghiệp
Không chỉ bé nhỏ mà còn đơn độc
+ Tìm hiểu vần “ eo” trong hai từ “ trong veo”, “ tẻo teo”
Vần “eo” trong hai câu liên tiếp ,cảnh vật xung quanh như co lại, nhỏ bé lại trước cái lạnh của mùa thu
=> Hai câu đề : Tác giả miêu tả không gian mùa thu tĩnh lặng, nhỏ hẹp, bình dị, thân thuộc trong trẻo và thấp thoáng bóng hình nhỏ bé của con người.
b. Hai câu thực:
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
- Điểm nhìn:
Nhìn từ mặt nước ao , nhìn lên bầu trời
- Cảnh vật :
+ Sóng
Biếc (màu sắc) => sắc xanh của sóng
Theo làn hơi gợn tí (chuyển động nhẹ)
+ Lá
Vàng (màu sắc) => lá già rụng vào mùa thu
Khẽ đưa vèo (chuyển động nhẹ)
Hai câu thực tác giả miêu tả bức tranh mùa thu dân dã, bình dị với màu sắc hài hòa, âm thanh dịu nhẹ
C. Hai câu luận:
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”
- Điểm nhìn :
có sự di chuyển từ cao xa xuống gần thấp
- Cảnh vật :
+ Trời thu
Tầng mây lơ lửng : ở độ cao lưng chừng => chuyển động rất nhẹ

Xanh ngắt =>xanh đậm
+ Ngõ thu
Ngõ trúc quanh co
uốn lượn theo con đường làng quê
Khách vắng teo người dân đi làm đồng nên con đường làng vắng vẻ
Hai câu luận tác giả đã vẽ lên một bức tranh mùa thu ,với những nét vẽ đơn sơ nhưng vô cùng tinh tế, Cảnh thu vừa trong vừa tĩnh .Khắc sâu hơn sự quạnh quẽ của không gian, nỗi buồn hiu hắt của cảnh vật
2.Tình thu :(câu 7,8)
Hai câu kết :
“Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
- Tư thế ngồi câu :
“ tựa gối ”
- Hành động :
“ buông cần ”
Không màng đến việc câu cá mà đang suy ngẩm việc đời hoặc đang ngắm cảnh thiên nhiên…
- “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
Có cá
Không có cá
=> Do đớp động đâu đó dưới chân bèo
=> nước trong veo
Với tư thế ,hành động ngồi câu và biết rằng không có cá ( nước trong veo) nhưng tác giả vẫn ngồi câu. Điều đó cho thấy Nguyễn Khuyến mượn chuyện câu cá để giải khuây, để ngắm cảnh thiên nhiên, để suy nghĩ đến hoàn cảnh “ nước mất nhà tan” . Qua đó , ta thấy được tấm lòng yêu thiên nhiên. Làng quê, đất nước và lòng yêu nước thầm kín của ông
III. TỔNG KẾT:
1. Nội dung
Vẻ đẹp của quê hương, làng cảnh Việt Nam
Tình yêu quê hương, đất nước, lòng yêu nước thầm kín của nhà thơ
2. Nghệ thuật
Tả cảnh đặc sắc bài thơ như một bức tranh mùa thu
Ngôn ngữ đặc sắc, từ láy giàu sức gợi, cách gieo vần “eo” độc đáo
Tả cảnh ngụ tình
DẶN DÒ
nguon VI OLET