1- Chuyên đề và sinh hoạt sư phạm theo chuyên đề
1.1. Chuyên đề trong sinh hoạt sư phạm
- Phân hoạch hoặc liên kết nội dung chương trình môn học theo một mạch kiến thức, kỹ năng nào đó để “nghiên cứu” và tìm tòi sáng tạo, nhắm tới hiệu quả đổi mới phương pháp-kĩ thuật dạy học (PP-KTDH), tổ chức học sinh hoạt động học tập (tích cực), đảm bảo chất lượng dạy học-giáo dục (DH-GD), ta có các chuyên đề.
- Mỗi chuyên đề được coi như một đề tài khoa học trong phạm vi với nội dung gần như hoàn chỉnh một bài học, đảm bảo tính vừa sức với khả năng khai thác, hoàn thành “nghiên cứu” của nhà giáo.
- Chuyên đề có sẵn trong nội dung chương trình dạy học, nên chọn sao cho đúng và trúng, sát với nhu cầu dạy học.
1.2. Sinh hoạt sư phạm chuyên đề.
- Các hoạt động SP của GV diễn ra với mỗi chuyên đề nhằm tăng cường năng lực/ thực lực NVSP của GV là sinh hoạt sư phạm chuyên đề (có khi nói tắt là làm chuyên đề).
- Quy mô làm chuyên đề thường là nhóm GV, tổ chuyên môn, trường học, cụm trường hoặc lớn hơn tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ, quy mô sản phẩm n.cứu.
1- Xây dựng báo cáo KH về chuyên đề.
1.1. Phân tích sư phạm
CĐ là các thao tác tư duy nghiên cứu về CĐ, nhờ đó hàm lượng trí tuệ/ chuyên sâu của lao động sư phạm được đầu tư ở mức cao, tạo hiệu quả thiết thực, sát sườn với công việc dạy học của nhà giáo.
Cơ chế tâm lí trong phân tích sư phạm là tìm tòi và phát hiện
Quy cách phân tích sư phạm Chuyên đề (phỏng theo mẫu)
1) Giới thiệu, phân tích chương trình
- Thống kê theo quy định kèm theo dự kiến tăng thời lượng (FDS).
- Vị trí bài học/ chuyên đề… trong chương trình. Tham khảo qua các mẫu cụ thể.
2) Kiến thức, kỹ năng &PP-KTDH sát đối tượng học sinh.
a. Phân tích mối liên hệ/ hệ thống mạch kiến thức kỹ năng (có thể làm rõ bằng “sơ đồ tư duy”) với những kiến thức đã học (trong cùng lớp, lớp dưới): cùng hoặc khác môn/ phân môn.
b. Khai thác trọng tâm kiến thức - kĩ năng thuộc CĐ - mẫu tham khảo.
- Khai thác đầy đủ sâu sắc, yêu cầu mọi người đều phải hiểu rõ hiểu sâu sắc hơn.
- Dự kiến các PPKTDH hình thức tổ chức DH thích hợp, như làm việc cá nhân, phiếu học tập, hợp tác nhóm, thảo luận, DH ngoài lớp học, học ở thư viện, câu lạc bộ; trò chơi…
3) Dự kiến khó khăn, sai lầm của HS, GV và cách khắc phục.
4) Liên hệ thực tế, hoặc khai thác các thông điệp giáo dục có thể từ bài học.
5) Chuẩn bị thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo và các vấn đề khác.
6) Phát hiện/ đề xuất trong dạy học (hoặc kinh nghiệm sư phạm bước đầu).
Thao tác tư duy cần thiết ở khâu này là tổng hợp – khái quát hóa:
- Vận dụng kết quả phân tích vào các lớp/ loại bài học, các tiết thể nghiệm: Hình thành kiến thức, các tiết đầu CĐ với các loại đối tượng để đối chiếu so sánh đi tới kết luận sư phạm… theo hướng đa dạng hóa cách thức dạy học phù hợp với các đối tượng.
- Giải quyết các tình huống sư phạm (khó khăn, sai lầm đã được lường trước hoặc đột xuất).
Đối với bài học vẫn vận dụng các tiêu chí phân tích sư phạm nêu trên.

Phân tích sư phạm chuyên đề là cái cốt vật chất của CĐ đồng thời là nội dung chính của bản Báo cáo khoa học và là cơ sở xây dựng kế hoạch triển khai CĐ.
1.2- Xây dựng kế hoạch - Ba bước triển khai chuyên đề.
- Ba bước triển khai chuyên đề/ làm mới chuyên đề.
Bước 1: Phân tích sư phạm và báo cáo khoa học về chuyên đề.
Bước 2: Soạn bài, dạy thể nghiệm, dự giờ - thảo luận từng tiết.
Bước 3: Hoàn chỉnh Chuyên đề.
Kế hoạch triển khai chuyên đề theo lịch các bước, chú ý sản phẩm mỗi việc làm.
Tên chuyên đề
Người thực hiện
Người phụ trách chỉ đạo
Thời gian: tuần… từ … đến tuần … từ ….
Lịch triển khai
(Ghi rõ các bước theo quy trình và sản phẩm kèm theo)
1.3. Viết báo cáo khoa học về chuyên đề.
Báo cáo khoa học về chuyên đề viết sau khi dự thảo kế hoạch triển khai, trình bày theo đề cương sau:
Tên Chuyên đề …
Đơn vị/ cá nhân thực hiện …
2- Dạy thể nghiệm/ minh họa chuyên đề.
- Tiêu chí lựa chọn tiết dạy thể nghiệm: Minh họa chuyên đề làm nổi bật những điều lưu ý đã nêu ở phần phân tích sư phạm.
- Phân tích kĩ và thiết kế tiết dạy minh họa theo hướng đa dạng (các lớp trong trường, học sinh các dân tộc trong vùng; các trường trong huyện, trong tỉnh).
- Tiến hành dạy thể nghiệm với nhiều lớp học khác nhau để đối chứng so sánh.
- Theo dõi tình hình dạy học tất cả các tiết trong CĐ; chú ý dạy thật tốt và rút kinh nghiệm từng tiết đầu CĐ (xem phần thiết kế dạy học hiệu quả - phần thứ II).
* Thảo luận chung về bài dạy và dự thảo các kết luận sư phạm.
- Những thành công hạn chế của các bài dạy đối chiếu với thiết kế linh hoạt …
- Phát hiện mối liên hệ giữa phân tích sư phạm với thành công, hạn chế qua các tiết dạy, các kết luận sơ bộ nói ở 6) 1.1 trên đây và điểm mới trong quá trình trải nghiệm làm mới CĐ. Đây là khâu trung gian tiến tới hoàn chỉnh CĐ.
3- Kết luận sư phạm và hoàn chỉnh sản phẩm CĐ.
- Khái quát thành ý chính qua nghiên cứu, thực hiện CĐ có tác dụng nâng cao trí lực (nhận thức kiến thức kĩ năng) và tay nghề GV (thiết kế linh hoạt dạy học hiệu quả) thành các kinh nghiệm sư phạm CĐ.
- Phân tích “tinh chế” kinh nghiệm sư phạm CĐ thành các loại nói ở mục 4, phần thứ hai.

4- Kế hoạch hoá và quản trị SHSPCĐ hàng năm - bốn việc.
Một- Kế hoạch SHSPCĐ năm học của nhà trường.
- Tổ chuyên môn đăng kí xây dựng CĐ (của tổ hoặc GV).
Tổ chuyên môn hoặc GV chọn CĐ, đăng kí làm chuyên đề trong năm học/ học kì (theo mẫu dưới đây), gửi lãnh đạo trường trước khi xây dựng/ bổ sung kế hoạch năm học.


- Tổng hợp, thống nhất kế hoạch/ danh sách SHSPCĐ của trường
Hiệu trưởng tập hợp, thống nhất và quyết định kế hoạch/ danh sách SH SPCĐ của nhà trường, thông báo trước Hội đồng trường trong kế hoạch năm học, phân công người phụ trách chỉ đạo, theo dõi việc thực hiện từng CĐ.

Hai- Triển khai từng CĐ - chỉ đạo, giám sát các đơn vị, cá nhân làm CĐ.
Tổ chuyên môn/ GV triển khai mỗi CĐ theo 4 bước (mẫu mục 1.2. phần trên). Lãnh đạo trường phân công chỉ đạo từng bước, từng khâu theo đúng tiến độ kế hoạch mỗi CĐ.
Ba- Sơ kết, tổng kết SHSP CĐ, rút kinh nghiệm học kì/ năm học.
- Đánh giá thành công, hạn chế các chuyên đề, thực hiện kế hoạch triển khai; kết luận SP mỗi chuyên đề, phân tích kinh nghiệm dạy học qua CĐ.
- Rút kinh nghiệm hàng kì, cuối năm để có kế hoạch cho năm học mới.

Bốn- Đánh giá, xét và tôn vinh SKKN của tổ chuyên môn và GV qua CĐ, khắc phục kiểu thi đua SKKN truyền thống.
Mẫu kế hoạch quản lý sinh hoạt chuyên đề năm học của hiệu trưởng
- Tăng cường rèn luyện GV kỹ năng tự nghiên cứu theo chuyên đề để đến lượt, mỗi cá nhân phải chủ động kế hoạch nghiên cứu triển khai CĐ của mình.
- Các cấp quản lí GD coi triển khai kế hoạch SHSPCĐ là biểu hiện của sự quản trị sư phạm chuyên nghiệp.
II- NHỮNG VẤN ĐỀ KĨ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CHUYÊN ĐỀ
1- Chọn Chuyên đề.
Chuyên đề được chọn phải đảm bảo tính vừa sức, tính khoa học và sư phạm; vừa đúng vừa trúng đúng và trúng , bắt đầu từ GV và tổ chuyên môn.
Hiệu trưởng nhà trường định hướng, thống nhất kế hoạch Quản lý hoạt động sư phạm hàng năm học trong mục “Kế hoạch hoá và quản trị SHSPCĐ”.
1.1. Dạng nội dung chuyên đề, nhằm:
Tìm tòi, đổi mới PP-KT DH bài học, tối ưu hóa việc thiết kế và tổ chức HS hoạt động học tập (tích cực) theo 2 mức độ.
a) Mức 1- Khai thác nội dung DH, tìm tòi PPKTDH thích hợp từ chương trình hiện hành.
- Khai thác nội dung kiến thức và PP-KTDH - một bài học, một khái niệm, tính chất, quy tắc hoặc kỹ năng (liên kết lại được) trong mỗi tiết học, với các PP - KTDH có thể đối chứng so sánh.
- Khai thác nội dung PP - KTDH - một loại bài học về các khái niệm hoặc tính chất, quy tắc; loại kỹ năng liên quan (trong một hệ thống), đa dạng hóa các PP- KTDH có thể đối chứng so sánh để lựa chọn.
- Loại bài ôn tập, tổng kết, kiểm tra đánh giá, thực hành, thí nghiệm.
- Nghiên cứu vận dụng một nhóm PP-KTDH trong một số bài học hệ thống liên kết các lớp học theo hướng đổi mới.
b) Mức 2.
Nghiên cứu đổi mới một quy trình DH hiện hành đối với một loại bài, cụm bài, một phân môn… bằng một quy trình mới (tối ưu hơn).
1.2. Các thí dụ về Chuyên đề SHSP đã chọn trong SEQAP
a) “Cắt ngang” nội dung chương trình của một lớp, chẳng hạn
- Các bài toán rút về đơn vị lớp 3.
- So sánh phân số lớp 4.
- Dạy học văn miêu tả cây cối lớp 4.
- Dạy học tập làm văn Kể về một ngày hội.
- Dạy học văn tả người lớp 5.
- Dạy học văn tả cảnh lớp 5.
b). “Cắt dọc” cùng một nội dung chương trình nhưng ở các lớp khác nhau, như:
- Dạy học so sánh phân số lớp 4,5.
- Dạy học tỉ số và tỉ số phần trăm lớp 4, 5.
- Dạy học chu vi các hình lớp 4-5.
- Dạy học diện tích các hình lớp 4-5.
- Rèn luyện kĩ năng làm tính chia số tự nhiên lớp 3- 4.
2- Về các nhóm Phương pháp - kỹ thuật dạy học thông dụng trong FDS.
2.1. Nhóm PP-KT DH nêu và giải quyết vấn đề
Nhóm này bao gồm đa dạng, phong phú các KTDH thông dụng nhất, chiếm tỉ trọng lớn nhất hiện nay trong khối lượng nội dung chương trình dạy học, sử dụng tổng hợp và phối hợp các TT tư duy, TT vật chất ... trong các nội dung, PPKTDH các bài học.

- Dạy học tiếp cận nội dung bài học mới, thường dùng kỹ thuật nêu tình huống; kỹ thuật đặt câu hỏi gợi mở (hệ thống câu hỏi sắp xếp từ dễ đến khó), bài tập dẫn dắt sự phát hiện…
- Dạy học hình thành khái niệm thường dùng KT mô tả, nêu thí dụ, so sánh, khái quát hóa…
- Dạy học củng cố khái niệm, thường dùng KT tìm thí dụ, phản thí dụ…

- Dạy học Từ và Câu, thường dùng KT giải nghĩa từ; KT biến đổi đồng nghĩa, biến đổi trái nghĩa (từ, ý câu);…
- Dạy học cảm thụ, phân tích tác phẩm thường dùng KT đọc (đọc to, đọc thầm, đọc diễn cảm); KT liên tưởng, dựng hình tượng, suy nghĩ, phát biểu cảm tưởng; KT giảng - bình…
2.2. Nhóm PP-KT luyện tập
Tất cả các môn học đều có bài luyện tập, nhất là Tiếng Việt-Văn, các môn khoa học tự nhiên. Tùy theo môn học, bài học, KT luyện tập có thể dùng:
- KT “ giảng-luyện” gồm: “vừa giảng vừa luyện” (dạy đến đâu, luyện tập vận dụng đến đó) hoặc “vừa luyện vừa giảng” (luyện tập đến đâu củng cố, ôn tập đến đó);

- KT chứng minh, trong đó có KT vận dụng các PP chứng minh đã có đối với khoa học bộ môn như quy nạp, phân tích-tổng hợp…
Trong luyện tập còn phải lựa chọn, sắp xếp hệ thống bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; bài tập củng cố kiến thức đến bài vận dụng tổng hợp hệ thống kiến thức để rèn kỹ năng tổng hợp, đây là một nghệ thuật/thủ thuật sư phạm đáng lưu ý.
2.3. Nhóm PP-KT hợp tác.
Nhóm này gồm các cách thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh (HS), có thể có sự đồng nhất PP&KTDH: Tổ chức làm việc nhóm: nhóm đôi, nhóm ba, nhóm bốn... (như dùng “khăn phủ bàn”, “mảnh ghép”... cùng với KT xử lý tình huống như thảo luận, nêu thắc mắc, giải thích, kết luận...); KT ra các loại phiếu học tập cho cá nhân, cho nhóm, khuyến khích HS tự thể hiện tài năng; KT tổ chức trò chơi …
2.4. Nhóm PP-KT làm việc với sách và thiết bị dạy học (tương tác).
Làm việc với sách và thiết bị dạy học có ý nghĩa rèn luyện kĩ năng tự học, nâng cao năng lực tự học, bao gồm:
- KT tri giác tài liệu mới, mô tả hoặc tóm tắt nội dung, thu hoạch kết quả; KT nêu câu hỏi sau thao tác đọc; KT đối chiếu, so sánh rút ra kết luận;
- KT thao tác trên thiết bị dạy học dạng tĩnh (tranh ảnh, bản đồ…); KT thao tác thiết bị dạy học dạng động (thí nghiệm thực hành...);
- KT sử dụng máy tính, sử dụng phần mềm dạy học;...
Nhóm KTDH vừa nêu đòi hỏi sự khéo léo, tinh thông với các thủ thuật hợp lý với trình độ hiện đại hóa thiết bị DH.
2.5. Nhóm PP-KT kiểm tra, đánh giá.
Hiện nay đang chú ý: KT thiết kế hệ thống nội dung kiểm tra từng môn, từng loại bài; KT định kì, cuối kì, cuối năm; đặc biệt là đánh giá cuối kì, cuối năm học đang được triển khai, cần được rút kinh nghiệm để tối ưu hoá quá trình và tiến tới ổn định...
Việc phân loại các nhóm PP-KTDH nói trên chỉ là tương đối, có thể chuyển hóa lẫn nhau, chẳng hạn: bài học vần thì đọc là một việc nhưng với việc dạy cảm thụ trong bài tập đọc thì đọc lại là một thao tác.
3. Vận dụng các Kỹ năng sư phạm cốt lõi, thiết yếu, đặc trưng của nhà giáo là phân tích sư phạm bài học để thiết kế và tổ chức học sinh hoạt động học tập (tích cực).
 
Sơ đồ các kỹ năng sư phạm
 

4. Về đề tài khoa học – “sáng kiến kinh nghiệm” dạy học qua chuyên đề
- Từ “Phân tích sư phạm” đến “Kết luận sư phạm” là một quá trình từ “định hướng lý thuyết - đến hành động trải nghiệm thực tiễn - Đến kết luận khoa học mang tính thực nghiệm. Phân tích sư phạm có giá trị định hướng thực nghiệm kết luận sư phạm; kết luận sư phạm là sản phẩm có giá trị lý luận và thực tiễn của phân tích sư phạm. Đây có thể gọi mối quan hệ nhân quả hai trong một.
- Kinh nghiệm Sư phạm từ CĐ là một hệ thống tổng thể những luận điểm khoa học trọng tâm. SKKN là một phần thu hoạch trọng tâm nào đó của CĐ. Một CĐ có thể viết thành những SKKN khác nhau. Không phải các KLSP nào cũng có thể viết thành “SKKN”. GV có thể chọn một trong những nội dung mà mình có thu hoạch sâu sắc nhất, thuyết phục nhất của CĐ viết thành SKKN.
  Sơ đồ: Từ PTSP => TK&TCHSHĐ => KLSP

- Để khai thác sâu mối liên quan nội dung kiến thức kĩ năng giữa các lớp, ta cần chọn CĐ đủ bao quát để bồi dưỡng GV, sau đó có thể đi sâu phân tích kinh nghiệm (theo phạm vi hẹp) để và viết SKKN.
Thí dụ, trong CĐ dạy tập làm văn tả cây cối, có thể chọn ra đề tài kinh nghiệm dạy học sinh làm văn nói về tả cây cối; trong CĐ dạy học phép chia, chọn đề tài dạy học ước lượng thương trong phép chia lớp 3; lớp 4…
- Các KNSP và bài báo khoa học là sản phẩm đẳng cấp do nhà giáo rứt ruột làm ra từ SHSP CĐ, được kiểm soát chặt chẽ, tin cậy, khác với “SKKN” truyền thống hiện hành.
nguon VI OLET