CHÀO MỪNG
CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC
KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
BÀI 3: QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH.
GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO
SỬ DỤNG KÍNH LÚP VÀ KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
Phòng thực hành là gì?
1. Quy định an toàn trong phòng thực hành
Phòng thực hành là nơi chứa các thiết bị, dụng cụ, mẫu vật,
hóa chất,… để giáo viên và học sinh có thể thực hiện các thí nghiệm,
các bài thực hành.
1/ Hình ảnh nào tuân thủ đúng quy định trong phòng thực hành?

2/ Từ đó hãy nêu những việc được làm và không được làm trong phòng thực hành?
Cặp, túi, ba lô phải để đúng quy định. Có đầy đủ các dụng cụ bảo hộ như kính bảo vệ mắt, găng tay lấy hóa chất, khẩu trang thí nghiệm, áo quần bảo hộ thích hợp,… khi làm thí nghiệm, thực hành.
Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của GV.
Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi làm thí nghiệm
Ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành.
Tóc thả dài, đi giày dép cao gót.
Tự làm các thí nghiệm khi chưa có sự đồng ý của GV.
Thực hiện đúng nội quy phòng thực hành, hiểu rõ các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành
Biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy trong phòng thực hành
Rửa tay thường xuyên để tránh dính hóa chất
Thông báo ngay với giáo viên khi gặp các sự cố mất an toàn như bị đứt tay, hóa chất bắn vào mắt, bỏng hóa chất. Bỏng nhiệt, làm vỡ dụng cụ thủy tinh, gây đổ hóa chất, cháy nổ, chập điện,…
Nếm thử hóa chất, làm hư hỏng các dụng cụ, vật mẫu thực hành
Cầm và lấy hóa chất bằng tay
Quan sát hình hãy nêu ý nghĩa của mỗi hình?
Tại sao phải dùng kí hiệu cảnh báo thay cho mô tả bằng chữ?
Tránh gần các nguồn lửa gây nguy hiểm cháy nổ
Không để dây ra kim loại các vật dụng hoặc cơ thể vì có thể gây ăn mòn.
Không thải ra môi trường nước, không khí, đất
Tác nhân virus, vi khuẩn nguy hiểm sinh học, không đến gần.
Nước dùng cho thí nghiệm không phải nước uống
Khu vực dễ xảy ra cháy, cẩn thận với nguồn lửa
Tránh xa vì có thể bị điện giật
Hóa chất độc đối với sức khỏe, chỉ sử dụng cho mục đích thí nghiệm
Nguồn phóng xạ gây nguy hiểm cho sức khỏe
Khu vực có bình chữa cháy, lưu ý để sử dụng khi có sự cố cháy
Chỗ thoát hiểm khi gặp sự cố hỏa hoạn, cháy nổ,…
 Tại sao phải dùng kí hiệu cảnh báo thay cho mô tả bằng chữ?
Để có thể tạo sự chú ý mạnh, dễ quan sát và mọi người đều biết
2. Kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành
Mỗi kí hiệu cảnh báo thường có hình dạng và màu sắc riêng để dễ nhận biết:
* Kí hiệu cảnh báo cấm: Hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình đen.
* Kí hiệu cảnh báo các khu vực nguy hiểm: Hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ, nền vàng, hình đen.
* Kí hiệu cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra: Hình vuông, viền đen, nền đỏ, hình đen.
* Kí hiệu cảnh báo chỉ dẫn thực hiện: Hình chữ nhật, nền xanh hoặc đỏ, trắng.
LỐI THOÁT HIỂM
CHẤT PHÓNG XẠ
CHẤT ĐỘC SINH HỌC
CHẤT DỄ CHÁY
NGUY HIỂM VỀ ĐIỆN
CẤM SỬ DỤNG NƯỚC UỐNG
NƠI CÓ BÌNH CHỮA CHÁY
HÓA CHẤT ĐỘC HẠI
CHẤT ĐỘC MÔI TRƯỜNG
CẤM LỬA
CHẤT ĂN MÒN DA VÀ KIM LOẠI
3. Giới thiệu một số dụng cụ đo
Kích thước của sân bóng đá
+ chiều dài 105m
+ chiều rộng 68m
Thể tích của hộp sữa là 110ml
3. Giới thiệu một số dụng cụ đo
Khối lượng của túi gạo là 5kg
Nhiệt độ sôi của nước là 100oC
3. Giới thiệu một số dụng cụ đo
Kích thước, thể tích, khối lượng, nhiệt độ, ... Là các đại lượng vật lý của một vật thể.
=> Dụng cụ để đo các đại lượng đó gọi là dụng cụ đo.
3. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Thực hành sử dụng một số dụng cụ đo
Gia đình em thường sử dụng những dụng cụ đo nào? Kể tên?
ống đong
Cân đồng hồ
Pipette
Cốc chia độ
Nhiệt kế
Lực kế
Cân điện tử
Đồng hồ bấm giây
Tên nhóm:
Thời gian: 7 phút
 Cách sử dụng cốc chia độ, ống đong
Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo
Chọn cốc chia độ/ống đong thích hợp với thể tích cần đo
Đặt cốc chia độ/ống đong thẳng đứng, cho chất lỏng vào bình
Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mức chất lỏng trong cốc/ống
Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mức chất lỏng trong cốc/ống đong
Giới hạn đo (GHĐ) : 250ml
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN): 25ml
Giới hạn đo (GHĐ) : là giá trị lớn nhất ghi trên vạch chia của dụng cụ đo.
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN): là hiệu giá trị đo của hai vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo.
Tên nhóm:
Thời gian: 7 phút
+ Bóp trước một lực nhỏ ở phần đầu cao su hoặc đầu nhựa
 Cách sử dụng pipette
+ Nhúng đầu pipette vào chất lỏng cần hút, sau đó nhả tay từ từ để hút chất lỏng lên
 
0.5 秒延迟符,无
意义,可删除.
Chọn dụng cụ đo phù hợp
Ước lượng đại lượng cần đo
Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo
Điều chỉnh dụng cụ đo về vạch số 0
Thực hiện phép đo
Bước 2
Bước 1
Bước 5
Bước 3
Bước 4
Câu 3: Hoàn thiện quy trình đo bằng cách sắp xếp lại thứ tự nội dung các bước trong bảng SGK trang 15?

3. Giới thiệu một số dụng cụ đo
Thực hành đo khối lượng và thể tích viên đá?
Mẫu vật nào có thể quan sát
trực tiếp bằng mắt?
Gân của chiếc lá
Vi
khuẩn
Quả
cà chua
Tế bào thịt quả cà chua
Côn trùng
4. Kính lúp và kính hiển vi quang học
4. Kính lúp và kính hiển vi quang học
Tác dụng của kính lúp: Khi sử dụng kính lúp, kích thước vật thể to hơn nhiều lần.=> Giúp quan sát vật thể to, rõ hơn. Kính lúp được sử dụng quan sát rõ hơn các vật thể nhỏ mà mắt thường khó quan sát. Cấu tạo kính lúp: Có nhiều loại kính lúp (kính lúp cầm tay, có giá đỡ...) nhưng đều gồm 3 bộ phận chính: Mặt kính, khung kính và tay cầm (giá đỡ).
Cách sử dụng kính lúp: Tay cầm kính lúp. Điều chỉnh khoảng cách giữa kính với vật cần quan sát cho tới khi quan sát rõ vật.
Thực hành sử dụng kính lúp để quan sát chữ trong sách. Ghi nhận xét ra giấy: Chữ có kích thước to và quan sát rõ hơn.
Câu 1. Tác dụng của kính lúp? Cấu tạo và cách sử dụng kính lúp? Thực hành sử dụng kính lúp để quan sát chữ trong sách. Ghi nhận xét ra giấy.
Câu 1: Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?
Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
Làm theo các thí nghiệm xem trên internet.
Đeo gang tay khi làm thí nghiệm với hóa chất.
Rửa sạch tay sau khi làm thí nghiệm.

CỦNG CỐ
Câu 2: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?
Kính có độ.
Kính lúp.
Kính hiển vi.
Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.

CỦNG CỐ
Câu 3: Khi không may bị hóa chất ăn da bám lên tay thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải làm gì?
Đưa ra trung tâm y tế cấp cứu.
Hô hấp nhân tạo.
Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào.
Cởi bỏ phần quần áo dính hóa chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.

CỦNG CỐ
Học sinh lựa chọn dụng cụ, mẫu vật, sử dụng dụng cụ để quan sát mẫu vật trên kính lúp, KHV có trong PTH(tiêu bản cố định có sẵn)

Một số tế bào quan sát dưới kính hiển vi
CỦNG CỐ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tên nhóm:…………………..
Lớp:………………………….
Quan sát các hình ảnh ( 3.6; 3.7; 3.8; 3.9) kết hợp video và trả lời vào phiếu học tập sau?
. Tác dụng của kính hiển vi quang học: KHVQH là thiết bị được sử dụng để quan sát các vật thể có kích thước nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy/quan sát được (VD: tế bào). KHV bình thường có độ phóng đại từ 40-3000 lần.
Cấu tạo kính hiển vi quang học: Hình 3.8 SGK trang 16. (GV chiếu slide/ HS chỉ trên kính thật). Gồm 4 hệ thống chính: Hệ thống giá đỡ, hệ thống chiếu sáng, hệ thống phóng đại và hệ thống điều chỉnh.
Cách sử dụng kính hiển vi quang học: Hình 3.9, SGK trang 17: Gồm 3 bước:
+ Bước 1: Chuẩn bị kính. Đặt kính vừa tầm quan sát, nơi có đủ điều kiện chiếu sáng hoặc gần nguồn cấp điện.
+ Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng. Mắt nhìn vào thị kính, điều chỉnh gương phản chiếu hướng nguồn ánh sáng vào vật kính, khi thấy trường hiển vi sáng trắng thì dừng lại (Nếu dùng KHQH dùng điện, bỏ qua bước này).
+ Bước 3: Quan sát mẫu vật. Sử dụng vật kính có số bội giác nhỏ nhất. Đặt tiêu bản lên mâm kính. Điều chỉnh ốc sơ cấp, đưa vật kính đến vị trí gần tiêu bản. Mắt hướng vào thị kính, điều chỉnh ốc sơ cấp nâng vật kính lên cho tới quan sát được mẫu vật thì chuyển sang điều chỉnh ốc vi cấp để nhìn rõ các chi tiết bên trong. Để thay đổi độ phóng đại kính hiển vi, quay mâm kính để lựa chọn vật kính phù hợp.

Câu 2.Tác dụng của kính hiển vi quang học? Cấu tạo, cách sử dụng, bảo quản kính hiển vi quang học? Thực hành sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát tiêu bản/mẫu vật sinh học. Vẽ hình ảnh quan sát được ra giấy/vở.
Cách bảo quản kính hiển vi quang học: KHVQH có vai trò quan trọng trong NCKH. Muốn sử dụng được lâu bền, cần bảo quản KHVQH đúng cách và thường xuyên.
+ Bước 1: Lau khô kính hiển vi sau khi sử dụng.
+ Bước 2: Kính để nơi khô ráo, tránh mốc ở bộ phận quang học.
+ Bước 3: Kính phải được bảo dưỡng định kì.
Thực hành sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát tiêu bản/mẫu vật sinh học. Vẽ hình ảnh quan sát được ra giấy/vở.
Sau khi sử dụng kính hiển vi xong, cần bảo quản kính hiển vi đúng cách:
nguon VI OLET