CHỦ ĐỀ 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT
BÀI 8: SỰ ĐA DẠNG
VÀ CÁC THỂ CƠ BẢN CỦA CHẤT.
TÍNH CHẤT CỦA CHẤT (tiếp theo)
IV. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
Quan sát một số hiện tượng
▲Hình 8.11. Kem đưa ra ngoài tủ lạnh sau một thời gian
▲Hình 8.12. Nước đọng trên kính ▲Hình 8.13. Đun sôi nước
13. Tại sao kem lại tan chảy khi đưa ra ngoài tủ lạnh?
14. Tại sao cửa kính trong nhà tắm bị đọng nước sau khi ta tắm bằng nước ấm?
15. Khi đun sôi nước, em quan sát thấy có hiện tượng gì trong nồi thủy tinh?
▲ Hình 8.14. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
16. Quan sát vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, em hãy cho biết các quá trình diễn ra trong vòng tuần hoàn này.
Trong tự nhiên và trong các hoạt động của con người, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
Sự bay hơi là quá trình chuyên từ thể lỏng sang thể hơi của chất.
Thực hành chuyển đổi thể của chất
Thí nghiệm 4: Làm nóng chảy nến
17. Em hãy quan sát thí nghiệm 4,5 và cho biết có những quá trình chuyển thể nào đã xảy ra?
Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất.
Thí nghiệm 5: Đun sôi và làm lạnh nước
▲ Hình 8.16. Đun sôi và làm lạnh nước
Bước 1: Lấy một lượng nhỏ nước cho vào cốc thuỷ tinh chịu nhiệt.
Bước 2: Đun sôi nước trong cốc thuỷ tinh bằng đèn cồn.
Bước 3: Quan sát hiện tượng trên bề mặt thoáng của nước.
Bước 4: Đặt một bình cầu đáy tròn chứa nước lạnh trên miệng cốc thuỷ tinh.
Quan sát hiện tượng xảy ra dưới đáy bình cầu.
Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất.
KẾT LUẬN
Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất.
Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất.
Sự bay hơi là quá trình chuyên từ thể lỏng sang thể hơi của chất.
Sự sôi là quá trình bay hơi xảy ra trong lòng và cả trên mặt thoáng của chất lỏng. Sự sôi là trường hợp đặc biệt của sự bay hơi.
Sự ngưng tụ là quá trình chất chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng.
Tóm tắt các quá trình chuyển thể của chất
▲ Hình 8.17. Sự chuyển thể của chất
Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống tương ứng với mỗi quá trình chuyển thể: nóng chảy, đông đặc, bay hơi, sôi và ngưng tụ.
Nhiệt độ mà ở đó một chất rắn bắt đầu chuyển thành chất lỏng gọi là nhiệt độ nóng chảy hay điểm nóng chảy. Với chất lỏng, nhiệt độ nóng chảy cũng chính là nhiệt độ đông đặc hay điểm đông đặc. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
Nhiệt độ mà ở đó một chất lỏng bắt đầu sôi để chuyển sang thể khí gọi là nhiệt độ sôi hay điểm sôi. Các chất khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau.
▼ Nhiệt độ nóng chảy của một số chất
▼ Nhiệt độ sôi của một số chất
Vào những ngày trời nồm (không khí chứa nhiều hơi nước, độ ẩm cao), sự chênh lệch nhiệt độ giữa nền nhà và lớp không khí bao quanh khiến hơi nước trong không khí bị ngưng tụ tạo thành những hạt nước nhỏ gây ẩm ướt cho nền nhà. Để giảm thiểu hiện tượng này, chúng ta nên đóng kín cửa, hạn chế không khí ẩm vào nhà.
Em hãy giải thích tại sao làm như vậy?
Giải thích:
Nhiệt độ trong nhà thấp hơn nhiệt độ ngoài trời, nên khi không khí có độ ẩm cao (chứa nhiều hơi nước) tràn vào nhà sẽ ngưng tụ tạo thành các giọt nước bám vào nền nhà làm nền nhà trơn trượt. Do đó cần đóng kín cửa.
Củng cố

Câu 5. Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học, tính chất vật lí?
a) Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước.
b) Cho 1 thìa đường vào cốc nước và khuấy đều.
Đáp án:
5. a) Thể hiện tính chất hoá học vì có sự tạo thành chất mới (bọt khí carbon dioxide).
b) Thể hiện tính chất vật lí vì quá trình hoà tan đường không tạo ra chất mới.
nguon VI OLET