CHÀO CÁC EM HỌC SINH!
*Trong cuộc sống hàng ngày , nhiều người đã đặt việc chung lên trên việc riêng,bỏ đi những lợi lợi ích riêng tư của cá nhân mình … Người như thế được gọi là người “Chí công vô tư”.Vậy chí công vô tư là gì? Biểu hiện ra sao ? Sẽ được làm rõ trong nội dung bài học hôm nay:“Chí công vô tư”
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY ( CÔ) VÀ CÁC EM HỌC SINH!
Tiết 1 Bài 1
Chí công vô tư
I.Đặt vấn đề: Đọc phần truyện đọc(trang SGK)
Tiết 1 Bài 1
Chí công vô tư
*Trả lời câu hỏi gợi ý:
a)Tô Hiến Thành có suy nghĩ thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc ? (Ông ta căn cứ vào đâu ?)




b)Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh? Có tác động như thế nào đến tình cảm đối với nhân dân ta ?





* Ông ta căn cứ vào :
+Thực lực .
+Lợi ích chung .
Ông là người công bằng, không thiên vị.
* Cả cuộc đời của Bác đều vì:
+Quyền lợi dân tộc , quyền lợi đất nước .
+Hạnh phúc, ấm no của nhân dân .
+ “Ích quốc, lợi dân”.
Bác được yêu quý, kính trọng; được mọi người gọi là:
“Vị cha già dân tộc, Bác....”
Tiết 1 Bài 1
Chí công vô tư
II.Nội dung bài học:
*Vậy:Thế nào là
Người chí công vô tư?
1.Người chí công vô tư là người công bằng không thiên vị , giải quyết công việc theo lẽ phải , đặt việc chung lên trên việc riêng.
*Vậy: Chí công vô tư mang lại những lợi ích gì?
2.Chí công vô tư làm cho quan hệ xã hội thêm tốt đẹp, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh .
*Học sinh cần rèn luyện những gì để có được “chí công vô tư “?
3.Học sinh cần tôn trọng sự thật , ủng hộ người có việc làm đúng , phê phán hành động tư lợi và thiếu công bằng .
*Câu hỏi:
*Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn…
thể hiện đức tính “Chí công vô tư ” ?
Tiết 1 Bài 1
Chí công vô tư
*Trò chơi:"Ai hay hơn"
-Chơi theo nhóm.
-Thời gian: 2 phút.
-Đội nào ghi nhiều hơn sẽ thắng.
Tiết 1 Bài 1
Chí công vô tư
III.Bài tập:
*Bài tập 1/ trang 5
- d-e : chí công vô tư .
 giải quyết công việc vì lợi ích chung .
-a-b-c-đ : không chí công vô tư
 Vì lợi ích cá nhân , quá vì bản thân , thiên lệch , không công bằng .
*Bài tập 2/ trang 5
a)*Không .
-Bởi vì : phẩm chất tốt đẹp là dành cho tất cả mọi người chứ không phải chỉ dành cho những người có chức quyền.
b)*Tuy có thiệt hại , có hẹp cho bản thân nhưng đã mang lại lợi ích cho nhiều người khác.
c)*Phải được rèn luyện từ thuở nhỏ từ trong lời nói cho đến trong việc làm .
Em không đồng tình các việc làm trên, vì tất cả các việc làm không thể hiện sự chí công vô tư.
- Trường hợp (a): Ông Ba sai, nhưng vì nể không dám chỉ ra cái của ông Ba như vậy, mình trở thành kẻ đồng lõa dung túng với sai của ông Ba.
- Trường hợp (b), (c): Ý kiến của Trung đúng; hành vi của Trang đúng, mình phải đứng về lẽ phải, bảo vệ cho Trung và Trang, vậy mới là người thấu tình đạt lí, chí công vô tư.
Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau đây (im lặng, phản đối hay đồng tình) và giải thích vì sao em lại làm như vậy ?
Bài tập 3/ Trang 6.
Ví dụ 1:
Hôm trả bài kiểm tra một tiết môn GDCD, B và H đều điểm kém vì cả hai bài kiểm tra có nội dung sai hoàn toàn giống nhau. Mặc dù biết B là con một giáo viên trong trường nhưng cô giáo vẫn có thái độ nghiêm khắc không bênh vực B. Việc làm của cô T hiện sự chí công vô tư, đánh giá công bằng đối với những học sinh mắc khuyết điểm dù đó là con của đồng nghiệp.
Ví dụ 2:
Lan và Hoa cùng học chung lớp 9A. Hôm nay, có buổi lao động, Hoa cùng các bạn chăm chỉ lao động, trong khi đó Lan chỉ làm hời hợt và chơi. Hoa bảo sẽ mách cô giáo nếu Lan còn tiếp tục chơi trong khi Lan lại không chịu làm. Nhưng Lan tỏ thái độ coi thường và không sợ vì mẹ Lan là bạn thân của cô giáo. Thế nhưng, khi mách cô giáo, cô đã phê bình và phạt Lan về thái độ làm việc tập thể của mình.
=> Việc làm của cô giáo thể hiện sự chí công vô tư, xử lí công bằng đối với những học sinh mắc khuyết điểm dù đó là con của bạn thân mình.
Bài tập 4/ Trang 6.
Tiết 1 Bài 1
Chí công vô tư
*Hướng dẫn học tập ở nhà :
-Chép nội dung bài học vào tập .
-Làm bài tập 3 .
-Xem trước bài 2 “Tự chủ”.
+Đọc trước phần đặt vấn đề .
+Trả lời những câu hỏi gợi ý .
nguon VI OLET