Bài thuyết trình về luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930)
Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam do chỉ thị của Đông Phương Bộ (là một bộ phận của Đệ Tam Quốc tế) yêu cầu Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam họp từ ngày 6 tháng 1 năm 1930[13] đến ngày 8 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt). Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm) và 3 đại biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, đại biểu của Quốc tế Cộng sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi. Ngày 24 tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh tại Đại hội II ghi ngày thành lập Đảng là 6 tháng 1 nhưng Nghị quyết tại Đại hội III năm 1960 đổi là ngày 3 tháng 2 năm 1930.
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hồng Kông từ ngày 14 đến 31 tháng 10 năm 1930, tên của đảng được đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương theo yêu cầu của Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên.[14]
Trần Phú , 1904 – 1931) là một nhà cách mạng của Việt Nam. Ông là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (lúc đó có tên là Đảng Cộng sản Đông Dương) khi mới 26 tuổi. Người tiền nhiệm của ông là Trịnh Đình Cửu, nguyên Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 4 năm 1930, Trần Phú về nước và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời của Đảng (tháng 7), sau đó ít lâu vào Ban Thường vụ Trung ương. Ông được giao soạn thảo Luận cương Chính trị về vấn đề cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương.
Tháng 10 năm 1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Hương Cảng (Trung Quốc) đã thông qua bản Luận cương Chính trị và bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức, ông được bầu Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
* Luận cương chính trị
- Hoàn cảnh ra đời :
+ Từ 14- 30/10/1930 hội nghị BCH TƯ họp lần thứ nhất tại Hương Cảng, do Trần Phú chủ trì. Nội dung của hội nghị gồm: Thảo luận Luận cương chính trị, quyết định đổi tên Đảng từ Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương, trong hội nghị các đại biểu cũng nhất trí bầu đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư.

- Nội dung của luận cương chính trị


Bản luận cương chính trị gồm 13 mục, trong đó tập trung vào những vấn đề lớn:Về mâu thuẫn giai cấp,  Về tính chất cách mạng Đông Dương, Về nhiệm vụ cách mạng, Về lực lượng cách mạng , Về phương pháp cách mạng, Về Đảng,  Về quan hệ quốc tế.
 Luận cương đã khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng ở nước ta. Luận cương còn xác định thêm con đường đúng đắn tiến lên giành chính quyền phải là con đường cách mạng bạo lực của quần chúng .
- Phương hướng chiến lược cách mạng: khẳng định tính chất của cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên con đường XHCN.
- Nhiệm vụ chiến lược: đánh đổ phong kiến và đế quốc.
- Lực lượng cách mạng: vô sản (công nhân) và nông dân.
- Phương pháp cách mạng: Đảng phải coi trọng tập hợp quần chúng đấu tranh, khi tình thế cách mạng xuất hiện thì phát động quần chúng vũ trang bạo động, giành lấy chính quyền cho công nông,... phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa, nhất là vô sản Pháp.



- Hạn chế của luận cương chính trị
– Chưa xác định rõ mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa nên không nêu được vấn đề dân tộc lên hàng đâù mà nặng về đấu tranh giai cấp , về vấn đề cách mạng ruộng đất.
– Đánh giá không đúng khả năng cách mạng , mặt tích cực , tinh thần yêu nước của các giai cấp, tầng lớp khác ngoài công nông trong cách mạng giải phóng dân tộc .
– Chưa thấy được sự phân hoá trong giai cấp địa chủ phong kiến , nên không đề ra được vấn đề lôi kéo một bộ phận giai cấp đia chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc .
– Những hạn chế trên được Đảng khắc phục  dần trong quá trình lãnh đạo cách mạng .
- Luận cương còn nặng về đấu tranh giai cấp, chưa thấy rõ khả năng cách mạng của các tầng lớp khác ngoài công nông.

- Ý nghĩa của luận cương chính trị
Cùng với Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng đã vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Đông Dương, vạch ra con đường cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến , đáp ứng những đòi hỏi của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Một số hình ảnh về luận cương chính trị
Bài thuyết trình kết thúc
Cảm ơn đã lắng nghe
nguon VI OLET