LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
Phan Bội Châu
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1/ Tác giả:
- Phan Bội Châu tên là Phan Văn San (1867 - 1940), hiệu Sào Nam, người huyện Nam Đàn, Nghệ An, từng đậu giải nguyên .
Cụ Phan Bội Châu thời còn trẻ
- Trước năm 1905, ông hoạt động cách mạng trong nước, 1905-1925 hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Ông lập hội Duy Tân, phong trào Dông Du, Việt Nam Quang Phục hội. Năm 1925 bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế cho đến lúc mất.
Nhà tranh nơi an trí cụ Phan Bội Châu 14 năm (1926-1940)
- PBC vừa là một lãnh tụ cách mạng, vừa là nhà văn lớn. Thơ văn của ông là lời tâm huyết chứa chan lòng yêu nước, là vũ khí tuyên truyền vận động cách mạng sắc bén.
- Tác phẩm tiêu biểu: Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử...
2/ Bài thơ:
a) Hoàn cảnh sáng tác:
Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ này để từ giã bạn bè, đồng chí.
b) Chủ đề:
Bài thơ thể hiện quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, thực hiện lý tưởng cao cả vì dân vì nước của PBC.
c) Bố cục: (như phần đọc hiểu)
Việt Nam vào năm 1905 – Hai viên chức người Pháp
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1/ Hai câu đề: Là tuyên ngôn về chí làm trai:
- Câu thơ đầu: chí làm trai vốn là một lí tưởng nhân sinh trong thời đại phong kiến
-> Gắn với sự nghiệp cứu nước  tư tưởng tiến bộ .
- Câu thứ hai: Tầm vóc con người trong vũ trụ:
->Phải sống tích cực, tự mình xoay chuyển đất trời, quyết định thời cuộc, thực hiện khát vọng lớn lao.
 Giọng thơ rắn rỏi + nhịp 2/4 rồi 4/2  một quyết tâm cao và niềm tự hào của đấng nam nhi
Cây trúc – tượng trưng cho người quân tử
2/ Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm cá nhân giữa cuộc đời:
- Nguyên tác: “hữu ngã”  “có ta”, bản dịch: “tớ”  sự trẻ trung, hóm hỉnh  thái độ hăm hở của nhân vật trữ tình ra đi tìm đường cứu nước.
- Câu hỏi tu từ  niềm tự hào lớn lao + lời giục giã những người có ý chí lớn lao phải biết nắm lấy thời cơ hành động để tự khẳng định mình.
- Nghệ thuật bình đối : “bách niên” >< “thiên tải”  khẳng định vai trò của cá nhân đối với lịch sử: kẻ làm trai phải sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà đất nước giao phó.
 Giọng thơ đĩnh đạc, rắn rỏi thể hiện một cái “tôi “ tích cực, một cái “tôi” trách nhiệm cao cả với khát vọng và quyết tâm cao trong buổi lên đường cứu nước.
3/ Hai câu luận: Quan niệm sống đúng, sống đẹp của kẻ sĩ trước thời cuộc:
- Thủ pháp nhân hóa: “non sông đã chết” . Đất nước mất chủ quyền thì con người cũng không yên ổn. Nỗi nhục lớn là nỗi nhục nô lệ  Cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân.
Thư pháp
-Đặt sự nghiệp giải phóng lên hàng đầu, kêu gọi xếp bút nghiên, cầm lấy gươm súng dành lại nước nhà và kêu gọi từ bỏ lối học cũ  Tư tưởng mới mẻ này xuất phát từ tinh thần dân tộc, nhiệt huyết cứu nước của PBC.
 Nhịp thơ 4/3 + phép đối chuẩn  thái độ quyết liệt của PBC trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ
Tranh Phù Đổng Thiên Vương
4/ Hai câu kết: Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường:
- Không gian : biển Đông sánh với chí lớn của nhà cách mạng.
-> Sự hăm hở của người ra đi, khát vọng thực hiện lí tưởng cách mạng .
- Lối nói nhân hóa: “sóng bạc tiễn ra khơi” -> Hình tượng thơ: vừa kì vĩ ; vừa lãng mạn, thơ mộng: những cánh gió dài và ngàn con sóng bạc cùng cùng lúc như bay lên (nhất tề phi) chắp cánh cho những khát vọng cao đẹp của PBC.
 Hai câu thơ thể hiện quyết tâm cao trong buổi lên đường thực hiện ý chí lớn lao làm nên nghiệp lớn.
III. TỔNG KẾT: Ghi nhớ SGK
/ Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn bát cú luật bằng, truyền đạt trọn vẹn hoài bão, khát vọng của con người có chí lớn PBC.
- Bài thơ mang một giọng điệu rất riêng: hăm hở, đầy nhiệt huyết.
- Ngôn ngữ thơ bình dị mà có sức lay động mạnh mẽ . . .
/ Nội dung:
- Bài thơ chứa đựng nội dung tư tưởng lớn lao: làm trai phải “xoay chuyển vũ trụ” và có trách nhiệm với non sông đất nước. Qua đây ta thấy được lòng yêu nước mãnh liệt và chí làm trai hăm hở nhiệt tình của PBC.
- “Lưu biệt khi xuất dương” là một tác phẩm có giá trị giáo dục to lớn đối với thanh niên nhiều thế hệ .
3/ Dặn dò:
- Bài cũ: Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của nhà chí sĩ CM PBC trong bài thơ
- Bài mới: Đọc và soạn bài “Hầu trời” của Tản Đà theo câu hỏi trong SGK trang 12.


nguon VI OLET