Chào mừng các em!
Luyện tập
viết đoạn văn
nghị luận xã hội
I. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận
- Trong yêu cầu đề ra
- Rút ra từ phần trích dẫn
3. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo giải quyết được vấn đề nghị luận.
e. Sáng tạo
(cách diễn đạt, cách tư duy mới mẻ, sâu sắc, phù hợp về vấn đề nghị luận)
4. Chính tả, dùng từ, đặt câu
(đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt).
II. BÀI TẬP LUYỆN TẬP
1. BÀI TẬP 1:
Phần 1. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây:
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương.
 
Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm
Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền
Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm
Cùng muôn trái tim ngất say hòa bình.
  (Tự nguyện - Trương Quốc Khánh)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu 2. (0.5 điểm) Em hiểu thế nào về ý nghĩa của hai hình ảnh  “bồ câu trắng” và “đóa hướng dương” trong khổ đầu của đoạn trích?
Câu 3. (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4. (1.0 điểm) Viết một đoạn văn từ 5 - 7 dòng, trình bày suy nghĩ của em về khát vọng hòa bình.
Phần 2. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) Từ vấn đề gợi ra trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tâm nguyện: “Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương”.
Xây dựng đáp án
Xây dựng đáp án
Xây dựng đáp án
2. Bài tập 2:   
Đọc văn bản:
“Trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những gì mà em nó đã làm: “Mẹ ơi,lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy. Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ: “Trời ơi!”,buông giỏ và bước qua phòng, nơi cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút, người mẹ giáo huấn con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi không đúng chỗ của con. Càng la mắng, chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn thấy dòng chữ “Con yêu mẹ” được viết nắn nót trên tường, viền bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đôi mắt người mẹ nhòa đi”.
                     ( Theo “Hạt giống tâm hồn”-NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh,2011,tr.42-43)
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của câu chuyện được gợi ra trong văn bản trên.
Hướng dẫn
1. Hình thức: Đúng yêu cầu của một đoạn văn. Đủ số từ quy định; diễn đạt mạch lạc, rõ ràng làm sáng tỏ cho chủ đề.
2. Vấn đề nghị luận: tầm quan trọng của sự khách quan và cẩn trọng khi đánh giá một vấn đề.
3. Nội dung: Làm sáng tỏ các nội dung sau:
* Tóm tắt và nêu vấn đề
- Trong câu chuyện, vì người mẹ vội vã, thiếu toàn diện khi nhìn nhận một vấn đề mà dẫn đến la mắng, trách nhầm con mình.
- Từ câu chuyện rút ra thông điệp ý nghĩa: Khi nhìn nhận, đánh giá một vấn đề nào đó cũng cần cẩn thận, toàn diện và khách quan để không gây ra những hậu việc đáng tiếc
* Phân tích, chứng minh
- Ai cũng có thể mắc sai lầm, nhất là đối với con trẻ. Cậu con út trong câu chuyện, đơn giản chỉ muốn thể hiện tình cảm của mình dành cho mẹ, mong làm mẹ vui. Nhưng cậu còn quá nhỏ để nhận thức được: Tình cảm chân thành cũng cẩn thể hiện đúng lúc, đúng chỗ.
- Về phần người mẹ, bà đã quá vội vàng kết luận khi chưa nhìn ra mọi mặt vấn đề đã giận dữ và dạy cho con mình một bài học. Kết quả, khi vỡ lẽ, bà đã hối hận vì hành động của mình.
* Bình luận
- Dù cuộc sống vội vã, có quá nhiều thứ để lo toan nhưng cha mẹ nên chăng cũng cần dành nhiều thời gian quan tâm và để hiểu hơn về con cái.
- Khi đánh giá, nhận xét một vấn đề nào đó cần cẩn thận tìm hiểu mọi mặt rồi đưa ra kết luận.
- Ai cũng có thể mắc sai lầm, nhất là đối với con trẻ. Vậy nên, chúng ta cũng cần có cái nhìn cảm thông thay vì vội vàng giận dữ, truy cứu đến cùng.
3. Bài tập 3:
Đọc văn bản sau:
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm.Mẹ bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố. Lúc râm con đi chậm, mẹ mắng:
- Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ!
Con ngỡ ngàng: Sao nắng, sao râm đều phải vội?
Trời vẫn nắng vẫn râm…
Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.
(Bóng nắng, bóng râm - Theo vinhvien.edu.vn)
Từ nội dung văn bản trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: sao nắng, sao râm đều phải vội?
- Tóm tắt nội dung câu chuyện
- Giải thích, nêu vấn vấn đề nghị luận: 
- Bàn luận:
- Mở rộng:
- Rút ra bài học
Hướng dẫn nội dung cơ bản
1. Trình bày những vấn đề cần ghi nhớ trong bài viết đoạn văn nghị luận xã hội?
2. Tìm, sửa lỗi và hoàn thiện bài viết ở các bài tập đã cho.
3. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề tệ nạn cờ bạc trong xã hội hiện nay.
III. LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ
Cảm ơn các em!
Hẹn gặp lại.
nguon VI OLET