Bài soạn tuần 3

Sự khác nhau giữa phương pháp siêu hình & phương pháp biện chứng
Triết học có nhiều phương pháp; trong đó có 2 phương pháp cơ bản là:

1. Phương pháp siêu hình
2. Phương pháp biện chứng.

Biện chứng và siêu hình là hai phạm trù trong triết học, nó là hai phương pháp tư duy trái ngược nhau

1. Phương pháp siêu hình
Là phương pháp: 
- Nhận thức đối tượng trong trạng thái cô lập, tách rời khỏi những sự vật, hiện tượng khác.

2. Phương pháp biện chứng
Là phương pháp
Xem xét về sự vật hiện tượng trong trạng thái động. Mọi sự vật hiện tượng luôn có mối liên hệ tác động qua lại nhau và trong trạng thái chung là phát triển.

VÍ DỤ
Một viên phấn 
- Theo phương pháp luận biện chứng: thi dưới tác dung lực cơ học thi sau khi viết viên phấn sẽ bị mài mòn đi không còn hình dạng như trước nữa. Dưới tác dụng hoá học sẽ bị ăn mòn dần ... nên theo thời gian viên phấn sẽ không còn như trước nữa. 
- Theo pp luận siêu hình: thì dù bao lâu đi nữa thi viên phấn đó vẫn luôn tồn tai như thế không thay đổi. 
Tại sao nói phát triển phải diễn theo đường xoáy ốc
- Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức được tính đúng đắn và tất yếu của sự vật bởi phát triển là khuynh hướng chung, do đó cái mới bao giờ cũng chiến thắng. Song, quá trình phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà con đường xoắn ốc: quanh co, phức tạp với nhiều chu kỳ và giai đoạn trung gian. 
- Sự vật ra đời sau luôn là cái mới, cái tiến bộ hơn cái trước thế nhưng không phải lúc nào cũng như vậy, có nhiều lúc, cái mới lại là cái thụt lùi so với cái cũ, thế nhưng sự thụt lùi đó là những bước thụt lùi trong quá trình phát triển chung của nó. 
- Nhận thức được quy luật này chúng ta sẽ biết cách tác động phù hợp sao cho sự vật phát triển nhanh hay chậm, tránh được những nhận thức sai lầm, chủ quan duy ý chí và bảo thủ trong công việc và trong các hiện tượng xã hội. Đồng thời cần phải chống thái độ phủ định sạch trơn hoàn toàn không có gì, coi thường giá trị truyền thống mà cần phải biết phát hiện ra cái mới, tạo điều kiện cho cái mới phát triển
Tại sao có mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
Từ sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất: chất và lượng là 2 của một sự vật, chúng thống nhất với nhau. Sự thống nhất giữa chất và lượng tồn tại trong một độ nhất định khi sự vật còn . Còn là nó, chưa trở thành cái khác.
Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật đấy,
Vd : Dưới áp suật bình thường của không khí, sự tăng giảm nhiệt độ trong khoảng giới hạn , từ 0 – 1000 độ C, nước nguyên chất vẫn ở trạng thái lỏng,
Trong mối liên hệ giữa lượng và chất, thì chất là mặt tương đối ổn định còn lượng là mặt biến đổi hơn
Sự vật động và pt của sự vật, bao giờ bắt đầu thay đổi về lượng. Xong phẩy không phải bắt kỳ sự thay đổi về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi về chất ngay tức khắc, mặc dù bắt kì sự thay dổi nào về lượng cũng ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại, của sự vật .
Chỉ khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định độ thì mới dẫn đến sự thay đổi về vật chất. Thời điểm mà đó dẫn ra bước nhảy, gọi là điểm nuốt . Điểm nút là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đủ làm thay đổi về chất của sự vật
VD: nhiệt độ của nước , giảm xuống 0 độ, nước thể lỏng chuyển về thể rắn,
Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý tích lũy dẫn những thay đổi về lượng, đồng thời phải biết thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi. 

Chống lại quan điểm tả khuynh: chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy. 

Chống lại quan điểm hữu khuynh: bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến điểm nút nhưng không thực hiện bước nhảy. 

Phải thấy được tính đa dạng của các bước nhảy, nhận thức được từng hình thức bước nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy, tạo mọi điều kiện cho bước nhảy được thực hiện một cách kịp thời. 

Phải có thái độ khách quan và quyết tâm thực hiện bước nhảy khi hội đủ các điều kiện chin muồi. 
Những câu ca dao về lượng và chất
Lượng
‘’Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao’’
 
"Yêu nhau ba bốn núi cũng trèo 
Bốn sông cũng lội, năm đèo cũng qua’’
 
"Một thương tóc bỏ đuôi gà 
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên" 

"Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" 

"Trăm năm bia đá cũng mòn
Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ«
 
"Thương em anh chẳng dám qua
Sợ chuông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang" 
Chất
"Trong tốt ngoài xấu" 

"Khẩu Phật , tâm xà" 

"Bề ngoài thơn thớt nói cười 
Mà trong nham hiểm giết người không dao«
"Con lợn có béo thì cỗ lòng mới ngon" 
"Ở chi 2 dạ 3 bòng 
Dạ cam thì ngọt cạ bòng thì chua«
"Nhân chi sơ tính bản thiện«
"Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc«
"Thấy sang bắt quàng làm họ" 

nguon VI OLET