Chào mừng cô và các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm em.
Danh sách thành viên nhóm
Phạm Thị Thanh Thảo
Dương Ngọc Mai
Trần Thị Huyền B( 12/02/1998)
Văn Thị Thơ
Nguyễn Thị Huệ
Dương Thị Huyên
Nguyễn Thị My
Nguyễn Thị Thoa
Nguyễn Thùy Linh
Ngô Thị Huyền

TRANH ĐÔNG HỒ
1. Lịch Sử
Làng tranh Đông Hồ xưa là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng trên 35 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ.
Quanh năm rất nhiều khách du lịch trong ngoài nước đến làng tranh Đông Hồ thăm và mua tranh Đông Hồ làm kỷ niệm.
Làng Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái. Các cụ làng Đông Hồ vẫn truyền nhau mấy câu rằng:
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề làm tranh.
Làng Đông Hồ nằm ngay sát bờ sông Đuống, ngày xưa chỉ cách sông một con đê, đó là ý trong câu "Có sông tắm mát có nghề làm tranh". Ngày nay, do sự bồi lấp của dòng sông nên từ đê ra đến mép nước giờ khá xa.
Còn "làng Mái có lịch có lề" thì nghĩa là gì? Tục ngữ Việt Nam có câu: giấy rách phải giữ lấy lề. Chữ "lề" ở đây tượng trưng cho những quy tắc đạo đức của người xưa, rất trọng danh dự, khí tiết. Còn dân làng Mái, dân nghệ thuật rất trọng lời ăn tiếng nói. Không như nhiều làng quê khác, người dân làng Hồ, nhất là phụ nữ, ăn nói rất lịch lãm, trên dưới thưa gửi rất rõ ràng. Người làng kể rằng kể cả từ xưa, rất hiếm khi trong làng có tiếng người mắng chửi nhau.
Do công nghệ phát triển, tranh dân gian làng Hồ bây giờ không tiêu thụ nhiều như trước. Hiện nay chỉ còn hai gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam cùng con cháu là theo nghề tranh, gìn giữ di sản tranh Đông Hồ.
Hàng năm làng Hồ có hội làng vào rằm tháng vào 3 âm lịch. Trong hội làng có những nghi thức truyền thống như tế thần, thi mã, thi tranh rất vui vẻ. Làng còn có các làn điệu dân ca như:
Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu
Mua tờ tranh điệp tươi màu
Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều.
ĐẶC TRƯNG CỦA TRANH ĐÔNG HỒ
Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang), v.v. Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường thường tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4 màu mà thôi.
VINH HOA PHÚ QUÝ
Bộ đôi tranh Vinh Hoa-Phú Quý nằm trong hàng loạt tranh Tết mang ý nghĩa chúc tụng của dòng tranh dân gian Đông Hồ.
Với hình tượng em bé khỏe khoắn, xinh đẹp, bụ bẫm và ngộ nghĩnh, bộ tranh Vinh Hoa – Phú Quý mang theo mong ước con cháu đầy đàn, khỏe mạnh.
Tranh Vinh Hoa vẽ hình tượng bé trai bụ bẫm, ôm con gà trống bên cạnh chậu hoa cúc, biểu hiện lòng mong mỏi có con trai khỏe mạnh, cường tráng, sau này lớn lên sẽ là người thành đạt, vinh hiển. Hình tượng hoa cúc và gà trống biểu hiện cho đức tính thanh cao, mạnh mẽ của người quân tử: trí, tín, lễ nghĩa.
Tranh Phú Quý vẽ hình tượng bé gái ôm vịt, cài thêm hoa sen biểu hiện cho lòng ước muốn con gái khi lớn lên sẽ đảm đang, tháo vát, sinh nở thuận hòa. Hình tượng con vịt và hoa sen thể hiện cho sự trong trắng, thuần khiết của người phụ nữ.
Tranh dân gian Đông Hồ có bố cục cực kì đơn giản, không màu mè, họa tiết. Chất liệu làm tranh tất cả đều từ thiên nhiên, vì vậy màu sắc trong tranh cũng tươi tắn và uyển chuyển lạ thường.
Cặp tranh dân gian Đông hồ Vinh hoa – Phú Quý là bức tranh mang ý nghĩa sâu sắc với mục đích chúc tụng, cầu may cho gia đình có cuộc sống giàu sang, đầu đủ “vinh hoa – phú quý” đồng nghĩa với gia đình đông con, nhiều cháu (nhà đông con là nhà có phúc). Bên cạnh đó, bức tranh còn mang hàm ý chúc cho gia đình có con cái thì phải đầy đủ cả nếp lẫn tẻ (có trai, có gái) như vậy mới tròn đầy.
Chính vì ý nghĩa đó nên cặp Tranh dân gian Đông Hồ – Vinh hoa – Phú quý thường được mua về để treo trong nhà như một lời chúc cho sự thành đạt, no ấm của gia chủ, nó cũng là lời chúc cho gia đình giàu sang, phú quý, con cháu đề huề, có đầy đủ cả trai lẫn gái. Chơi tranh dân gian Đông hồ cũng thể hiện đẳng cấp của người chơi, bởi không chỉ chơi tranh đẹp và tranh còn phải có ý nghĩa, phải có cái hồn thì mới đầy đủ.
XIN CẢM ƠN MỌI NGƯỜI
ĐÃ LẮNG NGHE
nguon VI OLET