Thiết kế và giảng dạy: Đoàn Xuân Bảo
Phòng giáo dục và đào tạo đức thọ
Trường trung học cơ sở bình thịnh
Tuổi thơ của chúng ta không ai không lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào của mẹ và những câu chuyện cổ tích của bà kể cho chúng ta nghe. Những câu chuyện cổ tích đó đã đưa chúng ta đến với những thế giới diệu kỳ theo, chúng ta đến tận cuối cuộc đời. Chắc hẳn hình ảnh cô Tấm hiền dịu, chàng Thạnh Sanh hiền lành tốt bụng, người anh tham lam trong câu chuyện Cây khế hay nàng Bạch Tuyết xinh đẹp. sẽ mãi là những hình ảnh làm chúng ta không thể nào quên.

Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau một lần nữa làm sống lại hình ảnh những nhân vật đó thông qua bài học:

Có thể minh họa theo diễn biến của câu chuyện (Nhiều tranh) hoặc chọn một tình tiết hấp dẫn nhất, nổi bật nhất để minh họa (Một tranh). Tranh có thể có thêm lời dẫn làm rõ hơn nội dung của tranh.
Đường nét, hình vẽ và màu sắc thường mang đậm tính trang trí và tượng trưng.


Cóc kiện trời, Sự tích trầu cau, Thạch Sanh, Tấm Cám, Sự tích con Dã tràng, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn..
Em hãy nêu một số câu chuyện cổ tích trong nước hoặc thế giới mà em đã được nghe kể hoặc đọc trong sách!
Một câu chuyện muốn hấp dẫn ngoài nội dung cốt truyện cần có thêm hình ảnh minh họa để làm rõ hơn về không gian, thời gian, trang phục và nhân vật,. nhằm làm hấp dẫn hơn nội dung ý nghĩa của câu chuyện. Vì vậy việc minh họa cho truyện là cần thiết.

Minh họa tranh nhằm mục đích gì?

Có thể minh họa tranh bằng cách nào?

Tranh minh họa truyện cổ tích có đặc điểm gì?
Hãy quan sát các bức tranh sau đây, chú ý tới bố cục, đường nét, màu sắc, hình ảnh chính, các chi tiết phụ họa và cho biết tên của các câu chuyện đó!


Chúng ta sẽ thực hiện theo trình tự các bước tiến hành như các bài vẽ tranh đã học.
Để vẽ tranh minh họa truyện cổ tích chúng ta sẽ tiến hành theo trình tự những bước nào?
Chú ý:
* Chọn câu chuyện mà mình yêu thích và tìm hiểu kỹ nội dung câu chuyện đó.
* Chọn tình tiết hấp dẫn nhất của câu chuyện và chọn hình ảnh chính dể vẽ.
* Chọn các chi tiết minh họa có liên quan để làm nổi bật cho bức tranh.
* Bố cục, hình vẽ và màu sắc trong tranh cần phải cân đối hài hòa trong khuôn khổ của bức tranh. Hình vẽ phải phù hợp với nội dung câu chuyện.
Hãy quan sát cách tiến hành một bài vẽ sau đây!

1. Tìm hiểu nội dung:
Bước 1: Tìm và phác mảng.
2. Cách vẽ:
Bước 2: Phác hình
Bước 3: Vẽ hình chi tiết
Bước 4: Vẽ màu
Lưu ý: Màu sắc cần phải phù hợp với tình tiết , trang phục và nhân vật
Hãy nhận xét về nội dung, đường nét, hình ảnh chính phụ, màu sắc của các bức tranh minh họa!
Bài tập: Hãy minh họa một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích nhất!
Bài làm trên khổ giấy A4
Chất liệu màu tự chọn.
Thiết kế và giảng dạy: Đoàn Xuân Bảo
Phòng giáo dục và đào tạo đức thọ
Trường trung học cơ sở bình thịnh
nguon VI OLET