Chào mừng thầy cô và các bạn
đã tới dự chuyên đề :
Môi trường

sự biến đổi môi trường
Phần I:
Khái niệm và vai trò
của khí hậu và môi trường
1: Môi trường và vai trò của môi trường
Theo điều 1, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, môi trường được định nghĩa như sau:
Môi trường bao gồm những yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Ngoài ra, môi trường còn được xét theo những khía cạnh khác như:

Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lí, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng ít nhiều chịu ảnh hưởng từ tác động của con người.



Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa người với người.

Một cách ngắn gọn hơn, ta có thể hiểu: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.


Chính vì thế, môi trường có những vai trò cơ bản sau:
Là không gian sống của con người và các loại sinh vật.

Là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
Là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất.

Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

2. Khí hậu là gì?
Khí hậu trong nghĩa hẹp thường được định nghĩa là " Thời tiết trung bình", hay chính xác hơn là bảng thống kê mô tả định kì về ý nghĩa các sự thay đổi về số lượng có liên quan trong khoảng thời gian truyền thống là 30 năm (Theo như định nghĩa của tổ chức Khí tượng thế giới - WMO)
Các số liệu thường xuyên được đưa ra là:
Các biến đổi về nhiệt độ
Lượng mưa
Gió.

Khí hậu trong nghĩa rộng hơn là một trạng thái, gồm thống kê mô tả của hệ thống khí hậu.

Phần II:
Thực trạng của sự
biến đổi khí hậu
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam

1.ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên toàn cầu:
Dưới góc độ chính trị và an ninh, nhiều đánh giá cho rằng: Tác động của biến đổi khí hậu đối với hoà bình và an ninh thế giới là rất to lớn, khó lường và lâu dài. Thậm chí, nó còn có thể nghiêm trọng hơn cả chủ nghĩa khủng bố.


Trong vòng 1000 năm qua, nhiệt độ trên bề mặt trái đất có tăng, giảm nhưng không đáng kể và có thể nói là ổn định. Nhưng trong vòng 200 năm trở lại đây, đặc biệt là vài chục năm gần đây, khi công nghiệp hoá phát triển, nhân loại bắt đầu khai thác than đà, dầu lửa và sử dụng các nhiên liệu hoá thạch. Cùng với các hoạt động công nghiệp tăng lên, nhân loại bắt đầu thảI vào tầng khí quyển một lượng khí CO2, nitơ ôxit, khiến cho nhiệt độ bề mặt trái đất nóng lên.
Theo báo cáo của LHQ, nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu 90% là do con người gây nên, 10 % còn lại là do thiên nhiên



BiÓu ®å biªn ®é nhiÖt trªn
tr¸i ®Êt trong vßng 140 n¨m qua

Hiệu ứng nhà kính gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu, gây nên hiện tượng băng tan ở hai cực, đẩy mực nước biển dâng cao.
Nhiệt độ trung bình của trái đất đang dần tăng lên, ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhièu loài động thực vật.
Ô nhiễm không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép ở các khu công nghiệp, thành phố lớn.
Rác thải tăng về số lượng và mức độ độc hại.
Ngừôn nước và nước biển bị ô nhiễm.




Một ví dụ điển hình cho vấn đề biến đổi khí hậu là việc Suy giảm và chậm phục hồi của tầng Ozon:
Lỗ thủng Ôzon gần Nam Cực năm 2003
Màu xanh biển và xanh lá cây biểu thị đối lượng
Ôzôn lớn.
Màu đỏ và vàng đánh dấu "lỗ thủng Ôzôn" và
vùng Ôzôn bị suy giảm.


Ôzôn là khí tồn tại tự nhiên trong khí quyển và hấp thu bức xạ tử ngoại từ mặt trời tới cuộc sống - tác nhân có thể gây ung thư da.
Phần tử bảo vệ này đã bị suy giảm trong khí quyển từ những năm 1970 do sự tăng lên của hiện tượng ngưng kết trong khí quyển bởi các chất do con người thải ra.
2.ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam:
Theo Báo cáo về phát triển con người 2007-2008 của chương trình phát triển của LHQ (UNDP), Việt Nam sẽ là một trong những nước bị tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Riêng trong năm 2008, những biến động khác thường của thời tiết và khí hậu ở Việt Nam đang cảnh báo bắt đầu một bước ngoặt mới.
Nước ta đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và kéo theo là đô thị hoá.
Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỉ vừa qua, các đô thị lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đã gặp phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra.
" Bóng ma biến đổi khí hậu" đã và đang được nhân diện ở Việt Nam.
Trên thực tế, sinh kế của hàng triệu người Việt Nam đang bị đe doạ bởi những vấn đề của ảnh hưởng biến đổi khí hậu. Vấn đề này và những hệ quả của nó đang khiến cho cuộc sống của người nghèo và những người cận nghèo của Việt Nam ở những vùng biển, núi, ... bị đe doạ.
Phần III:
Hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Các chuyên gia nhấn mạnh, người nghèo phải hứng chịu những tác động đầu tiên và hủy hoại mạnh nhất. Đại bộ phận lượng khí nhà kính do các nước giàu và người dân ở các nước này thải ra, nhưng các nước nghèo và người dân của họ lại là người phải trả giá đắt nhất cho biến đổi khí hậu.  
Thiên tai tập trung chủ yếu ở các nước nghèo. Trong 4 năm 2000 - 2004, trung bình thế giới có 326 thiên tai mỗi năm với khoảng 262 triệu người bị ảnh hưởng, trong đó hơn 98% ở các nước đang phát triển. Mức chênh lệch rủi ro giữa các nước phát triển và đang phát triển là 79 lần. 
Theo tính toán, ngân quỹ Cac-bon cho toàn thế kỉ 21 sẽ có thể cạn kiệt váo năm 2032.
Trong thế kỉ 21, nhiệt độ thế giới có thể tăng thêm 5?C, tương đương với sự thay đổi nhiệt độ từ thời kì băng hà, thời kì phần lớn Châu Âu và Bắc Mĩ còn nằm dưới lớp băng dầy 1km. Trong khi đó, những biến đổi khí hậu nguy hiểm là tăng thêm 2 ?C. Nếu vượt quá ngưỡng 2 độ này, kết quả phát triển con người sẽ bị đẩy lùi trên quy mô lớn. Các thảm hoạ sing thaí không thể đảo ngược sẽ xảy ra.


Biến đổi khí hậu có thể gây ra những thảm hoạ toàn cầu về thiên nhiên, môi trường,đe doạ mạng sống của hàng triệu con người, làm bùng nổ làn sóng di dư.
Theo UNEP (Chương trình môi trường liên hiệp quốc), dự báo đến năm 2005, khoảng 5 tỉ người có thể sẽ sống trong những khu vực căng thẳng, xung đột có liên quan đến sự khan hiếm nước và lương thực.
Đến năm 2050, có khoảng 150 triệu người phải dời khỏi những khu vực duyên hải do nước biển dâng, bão lụt hoặc nước ngọt bị nhiễm mặn...

Nếu như ngay từ lúc này, nhân loại  dừng phát thải khí nhà kính thì nhiệt độ bề mặt Trái đất vẫn tiếp tục nóng lên, nước biển vẫn tiếp tục dâng lên trong vòng 50 năm nữa. Nhiệt độ trái đất nóng lên làm cho băng của các dãy Himalaya và Nam cực, Bắc cực và các vùng khác tan chảy. Những núi băng này tan chảy sẽ làm cho mực nước biển tăng lên.

Mực nước biển dâng lên từ 28 - 43 cm. Nhưng có thể mực nước biển này còn cao hơn nữa tùy theo sự phát thải của hiệu ứng nhà kính và tác động của con người gây ra

Riêng ở Việt Nam, biến đổi khí hậu đã có những "lời chào" rất rõ rệt trong những năm trở lại đây:
Khởi đầu từ cuối năm 2007 và kéo dài sang đầu năm mới là đợt rét bất thường ở các tỉnh phía Bắc
Thủ đô Hà nội cũng phải hứng chịu đợt rét dài cả tháng, cây cối trụi lá, rau xanh, hoa màu thất bát.
=>Trâu bò chết, người già và trẻ em mắc các bệnh về đường hô hấp.
Khi những hậu của cơn lũ miền núi phía Bắc chưa kịp khắc phục thì Thủ đô Hà Nội lại bất ngờ ngập chìm trong nước. Có nơi như Hà Đông mưa suốt ngày với lượng mưa gần một met nước.
Trong khi đó, Tp Hồ Chí Minh lại thường phải gánh chịu những đợt chiều cường. Cuộc sống của người dân ở nhiều nơi bị đảo lộn, muỗi gây bệnh sinh sôi mạnh, bệnh sốt xuất huyết liên tục gia tăng.
Tất cả những hiện tượng bất thường do biến đổi khí hậu trong năm qua cũng mới chỉ là lời cảnh báo ban đầu của thiên nhiên. Viễn cảnh có lẽ sẽ còn khốc liệt hơn nhiều.


Phần IV:
Nguyên nhân

10 nguyên nhân gây ô nhiễm nhất
Tổ chức Bảo vệ môi trường Green Cross của Thụy Sỹ và Viện Blacksmith của Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu, đưa ra 10 nguyên nhân ô nhiễm môi trường gây tác hại nghiêm trọng trên thế giới. Sự xếp hạng này nhằm định hướng dư luận chú ý đến những sự việc đang diễn ra hằng ngày nhưng thường bị lãng quên khi đề cập đến các vấn đề bảo vệ khí hậu và môi trường.
10 nguyên nhân đó là:


1. Khai thác vàng thủ công:
Với các phương tiện đơn giản nhất như: quặng vàng trộn lẫn với thủy ngân sau đó hỗn hợp này sẽ được nung chảy, thủy ngân bốc hơi, chất còn lại là vàng. Hậu quả, người khai thác thì hít khí độc còn chất thải thủy ngân thì gây ô nhiễm môi trường, tích tụ trong cây cối, động vật và từ đó lan sang chuỗi thực phẩm.
2. Ô nhiễm mặt nước:
Mỗi người mỗi ngày cần khoảng 20 lít nước ngọt để ăn, uống và từ 50-150 lít nước để sinh hoạt. Dân số ngày một tăng, nông nghiệp ngày một phát triển vì thế tài nguyên nước ngày càng khan hiếm và ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Con người bị nhiễm độc có thể do uống phải nước hoặc ăn thức ăn bị nhiễm độc. Cây trồng và các loại thủy sản cũng có thể bị nhiễm chất độc trong nước nhiễm độc.
3. Ô nhiễm nước ngầm:
Nước ngầm là nguồn nước quan trọng nhất. Tại các khu đô thị, việc chọn vị trí đổ chất thải hoặc bể phốt làm không tốt nên chất độc cũng như các tác nhân gây bệnh có thể ngấm vào nguồn nước ngầm. Ngoài ra, các loại dầu máy thải, chất tẩy rửa từ các hộ gia đình hoặc thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học dùng trong nông nghiệp cũng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Do sự di chuyển của nước ngầm rất chậm nên sự nhiễm chất độc có thời gian tích tụ lâu dài, thậm chí sau nhiều năm mới thâm nhập vào nguồn nước ăn.
4. Ô nhiễm không khí trong căn hộ chật chội:
Hơn 50% dân số thế giới, chủ yếu ở các nước đang phát triển, sử dụng than, củi và rơm rạ để đun nấu. Riêng tại Trung Quốc, Ấn Độ và miền Nam châu Phi, 80% hộ gia đình vẫn phải đun nấu, sưởi ấm theo hình thức này. Đây là nguyên nhân gây 3 triệu ca tử vong hằng năm trên thế giới và 4% trường hợp bị đau ốm. Việc đun nấu thường diễn ra ở một khu vực chật chội, không có hệ thống thoát khí. Không khí bị ô nhiễm không những gây hại đối với người đun nấu, chủ yếu là phụ nữ, mà còn với cả các thành viên khác trong gia đình do điều kiện sống chật chội.
5. Khai khoáng công nghiệp:
Khó khăn lớn nhất là xử lý chất thải dưới dạng đất đá và bùn. Chất thải này có thể có các hóa chất độc hại mà người ta sử dụng để tách quặng khỏi đất đá. Chất thải ở các mỏ thường có các hợp chất sulfid-kim loại, chúng có thể tạo thành axít, với khối lượng lớn chúng có thể gây hại đối với đồng ruộng và nguồn nước ở xung quanh. Bùn từ các khu mỏ chảy ra sông suối có thể gây ùn tắc dòng chảy từ đó gây lũ lụt.
6. Các lò nung và chế biến hợp kim:
Trong quá trình sản xuất và chế biến các loại kim loại như đồng, Nicken, kẽm, bạc, Kobalt, vàng và Kadmium, môi trường bị ảnh hưởng nặng bởi các chất thải như: Hydrofluor, Sunfua-dioxit, Nitơ-oxit khói độc cũng như các kim loại nặng như chì, Arsen, Chrom, Kadmium, Nicken, đồng và kẽm. Một lượng lớn axít-sunfuaric được sử dụng để chế biến. Chất thải rắn độc hại cũng gây hại đến môi trường. Thông thường con người hít thở các chất độc hại này hoặc chúng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm. Bụi mịn gây hại nặng nề và ảnh hưởng tới nguồn nước.
7. Chất thải phóng xạ và chất thải từ việc khai thác Urani:
Chất phóng xạ được sử dụng để sản xuất điện, dùng trong lĩnh vực Quân sự và Y học. Việc xử lý chất thải phóng xạ từ các lò phản ứng dưới dạng thanh đốt vô cùng khó khăn. Việc chôn vĩnh viễn loại chất thải này hầu như là chuyện không thể. Quá trình khai thác Urani tuy không tạo ra chất thải phóng xạ nguy hiểm, nhưng lại tạo ra một lượng lớn chất thải có lượng phóng xạ tương đối thấp. Tại những nước sản xuất Urani với khối lượng lớn,quy định về bảo vệ môi trường và an toàn thường không thực hiện nghiêm chỉnh.
8. Nước thải không được xử lý:
Ở nhiều vùng nghèo khổ trên thế giới, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Nước thải không được xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại. Theo WHO, trong năm 2008, có khoảng 2,6 tỷ người không được tiếp cận với các công trình vệ sinh. Đây chính là nguyên nhân vì sao ở các thành phố nước bị ô nhiễm nặng nề bởi chất bài tiết của con người.

9. Ô nhiễm không khí ở các đô thị:
Khí thải từ xe máy, ôtô, các nhà máy điện, khu công nghiệp chứa nhiều hợp chất độc hại và bụi mịn. Những chất này khi phản ứng với ánh sáng mặt trời hình thành những hợp chất mới, ví dụ Ozon, loại khí này ở gần mặt đất rất độc hại.
Theo dự đoán của WHO, mỗi năm có khoảng 865.000 trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí gây nên.
10. Sử dụng lại bình ắc quy:
Ắc quy ôtô có nhiều tấm chì ngâm trong axít có thể nạp điện để sử dụng nhiều lần. Những bình ắc quy cũ này thường được vận chuyển từ các nước giàu sang các nước nghèo thuộc thế giới thứ ba để tái sử dụng. Việc tháo gỡ các bình ắc quy này được thực hiện hết sức thủ công và không bảo đảm điều kiện an toàn nên thường xảy ra các vụ ngộ độc chì đối với những lao động tiếp xúc trực tiếp với bình ắc quy cũ. Ngoài ra, về lâu dài, nó còn gây ngộ độc mãn tính: chì tích tụ dần do khối lượng rất nhỏ qua hệ thống hô hấp và tích tụ ở xương.
Phần V:
Giải pháp

_Tại một cuộc họp hồi gần đây, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đã nhận bản báo cáo của Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) mà nội dung cho thấy, hầu hết các nhà khoa học trên thế giới đều nhất trí bản báo cáo đã thể hiện đúng hiện trạng biến đổi khí hậu hiện trạng hiện nay.
Giới khoa học, nói chung đã đồng lòng và  nhất trí trong việc nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp nhằm giải quyết vấn đề này.
Nhân loại không thiếu tiền, công nghệ, chất xám nhưng vấn đề là ở chỗ: Quyết tâm chính trị của tất cả các nước có nhất trí để giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu không? Tổng thư ký Liên hiệp quốc đã kêu gọi tất cả các quốc gia hãy đồng tâm nhất trí để giải quyết vấn đề này.
Thực tế là, khi ký Hiệp ước Kyoto, đã có nước đứng ngoài cuộc, có nước gây ra những cản trở này khác, có nhiều nước vẫn cố tình gây ra các chất phát thải gây hiệu ứng nhà kính... Một số nước trên thế giới còn thiếu quyết tâm chính trị và thiếu sự hợp tác trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
_Có hai vấn đề cần đặt ra. Đó là  là làm giảm tác động biến đổi khí hậu và thứ hai là thích ứng với biến đổi khí hậu.
Để làm giảm tốc độ của biến đổi khí hậu có liên quan đến nhiều lĩnh vực như nền kinh tế chúng ta phải làm. Hiện nay tất cả các nước trên thế giới đang sử dụng nguồn nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch như dầu lửa, than đá... Cần phải sử dụng nhiên liệu hóa thạch một cách hợp lý để giảm khí thải nhà kính.
Trong nông nghiệp và lâm nghiệp sử dụng nhiều phân bón hữu cơ để tránh phát thải khí metan rất nhiều. Có rất nhiều các biện pháp liên ngành và đòi hỏi các chính sách phù hợp với từng nước và từng địa phương với mục tiêu tối đa.
Tích cực trồng rừng phủ xanh đất trống, đòi núi trọc, trồng rừng ngoài đê chắn sóng...

Mặt khác, chúng ta phải làm sao có những biện pháp đối phó thích nghi sống cùng biến đối khí hậu và tránh thiệt hại tối đa, chính sách, truyền thông các biện pháp ứng phó. Khi chúng ta đắp đê biển chúng ta trồng rừng ngập mặn ở phía ngoài để bảo vệ.

Đối với mỗi cá nhân chúng ta phải có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Bao gồm giữ gìn môi trường, sử dụng giao thông tốt nhất như đi nhiều người một xe, dùng bóng đèn tiết kiệm, ra khỏi phòng tắt điện ngay, tắt máy tính khi không dùng. Mỗi cá nhân phải nhận thức rằng năng lượng và sự bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng sẽ làm cho thế giới tốt hơn. 
Trước khi tìm hiểu về môi trường, chúng ta sẽ tìm hiểu sự hình thành và phát triển của loài người trong môi trường ...

nguon VI OLET