Mức độ tổ chức cơ thể của động vật
Sinh viên thực hiện : Lưu Thị Như
Lớp : K24 – SHTN, STH
Trường : ĐH Sư phạm Hà Nội 2
NỘI DUNG CHÍNH
Động vật đa bào.
2. Động vật đơn bào.
1
2
3
Động vật đa bào có hai lá phôi:
Ngành ruột khoang
Mức độ tổ chức:
- Tổ chức cơ thể
Cơ thể dạng túi, thành cơ thể có cấu tạo 2 lớp tế bào và tầng keo, xoang tiêu hóa ở giữa thông với ngoài qua lỗ miệng. Mức độ tổ chức này tương đương giai đoạn phôi vị 2 lá phôi (lá phôi trong và lá phôi ngoài) trong phát triển phôi của động vật đa bào.


Mức độ tổ chức:
Có hai dạng hình thái – sinh thái ứng với sơ đồ cấu tạo hình 5.1: Dạng thủy tức thích ứng đời sống bám vào giá thể, dạng thủy mẫu thích ứng đời sống trôi nổi, di động.
Các tế bào của cơ thể bắt nguồn từ 2 lá phôi đã phân hóa theo chức năng:
- Tế bào gai: Mới gặp ở Ruột khoang, tập trung nhiều trên tua miệng.
+ Chức năng: Tấn công và tự vệ.
+ Cấu tạo: Mỗi tế bào gai có túi chứa dịch độc có bản chất là protein, khi chưa hoạt động thì có nắp đậy. Trên bờ nắp đậy có gai cảm giác. Trong túi gai có các tơ gai xếp gọn.




Mức độ tổ chức:
+ Hoạt động: Khi gai cảm giác bị kích thích (cơ học hay hoá học), nắp đậy mở ra và giải phóng tơ gai như lộn bít tất ra ngoài. Bề mặt tơ gai sau khi phóng có nhiều gai nhọn giúp cho chúng xuyên sâu và cơ thể con mồi. Mỗi tế bào gai chỉ hoạt động có một lần.
Hình 5.2. Cấu tạo và hoạt động tế bào gai của Thủy tức (theo Sunne)

- Tế bào thần kinh và tế bào cảm giác: Tế bào thần kinh có nhiều cực nối với nhau thành mạng lưới, gắn với tế bào cảm giác, rễ cơ của tế bào biểu mô cơ để hình thành cung phản xạ đơn giản giúp con vật thích ứng nhanh với sự thay đổi điều kiện sống của môi trường.
- Tế bào tuyến: Tập trung trên thành ống tiêu hóa, tiết men tiêu hóa để phân hủy con mồi nhanh chóng (Tiêu hóa ngoại bào).
- Nhiều loại tế bào còn giữ chức năng kép:
+ Tế bào mô bì cơ che chở và tế bào mô bì cơ tiêu hóa
Hình 3.2. Một số loại tế bào của Thủy tức - Nguồn: SGK Sinh học 7
+ Tế bào trung gian (tế bào mầm): Biến đổi để hình thành tế bào gai và tế bào sinh dục khi cần thiết.
Động vật đơn bào có 3 lá phôi
Ngành giun giẹp
Mức độ tổ chức
Tổ chức cơ thể:
Cơ thể giun dẹp có 3 lá phôi và chưa có thể xoang, cơ thể đối xứng hai bên, chưa xuất hiện hệ tuần hoàn và hô hấp, một số hoạt động sống tiến hành trực tiếp qua bề mặt cơ thể.
Cơ thể có dạng hai túi lồng vào nhau, có chung một lỗ miệng.



Túi ngoài bao mô bì cơ, túi trong là cơ quan tiêu hóa, giữa là nội quan nằm chìm trong nhu mô đệm.
Mức độ tổ chức cơ quan:
+ Chưa có hệ hô hấp và tuần hoàn.
+ Hệ tiêu hóa tổ chức dạng túi.
+ Hệ sinh dục có thêm các tuyến phụ, ống sinh dục.
+ Hệ thần kinh tập trung thành não phía trước với nhiều đôi dây thần kinh chạy dọc




Động vật nguyên sinh
1. Mức độ tổ chức cơ thể
Cơ thể động vật nguyên sinh là cơ thể đơn bào, chỉ có một tế bào nhân chuẩn nhưng các phần của tế bào phân hóa phức tạp thành các cơ quan tử để đảm nhận mọi chức năng sống của một cơ thể độc lập.
- Kích thước: Đa số có kích thước nhỏ (trung bình 50 - 150µm), nhỏ nhất 2 – 4µm. Tuy nhiên, cũng có một số động vật nguyên sinh có kích thước lớn như trùng có lỗ (đường kính vỏ đạt tới 5-6cm).




- Hình dạng: Không có hình dạng nhất định, hình thoi, hình chiếc giày, hình chuông, hình trứng, hình búp chỉ, hình chai, hình cầu hay có hình thù kỳ dị…- Kiểu đối xứng: Từ không đối xứng (trùng chân giả) đến đối xứng mặt trời (trùng phóng xạ, trùng mặt trời), đối xứng tỏa tròn (amips có vỏ), đối xứng hai bên (zygomorphic), mất đối xứng (asymmetry)
Cấu trúc tế bào: Gồm màng tế bào, tế bào chất, nhân
+ Màng: Do lớp ngoài tế bào chất tạo nên: thường là màng phim (pellicula), một số động vật nguyên sinh là màng cuticula (đôi khi thấm thêm SiO2, CaCO3…) như trùng lỗ, một số động vật nguyên sinh có vỏ cellulose điển hình như thực vật
+ Tế bào chất: Lớp ngoài (ngoại chất) quánh và đồng nhất, hình thành màng tế bào. Lớp trong (nội chất) lỏng và dạng hạt, chứa nhiều cơ quan tử, trong đó quan trọng nhất là nhân.+ Nhân: Có màng nhân bao quanh và trên màng nhân có nhiều lỗ hổng thông với tế bào chất, trong nhân còn có hạch nhân, nơi hình thành các ribosome. Thông thường động vật nguyên sinh chỉ có một nhân nhưng một số nhóm co hai hay nhiều nhân (Trùng đế giày).


Mức độ tổ chức cơ quan:
Bài tiết: cấu tạo của không bào co bóp: Đó là một túi chứa, có thể tích lũy nước và chất cặn bã. Quá trình này làm cho không bào co bóp lớn dần lên, khi đạt đến một kích thước nhất định chúng sẽ di chuyển ra phía màng tế bào vỡ ra, tống nước và chất thải ra ngoài.
Hô hấp: Chưa có cơ quan hô hấp, trao đổi khí qua màng.


Hình thành tập đoàn
- Hiện tượng hình thành tập đoàn khá phổ biến ở Ruột khoang, do quá trình sinh sản vô tính từ một cơ thể gốc đã hình thành tập đoàn. Ở Ruột khoang có thể thấy tập đoàn đơn hình hay đa hình 5.3







Các cơ thể trong tập đoàn ít nhiều có mối quan hệ với nhau về cấu tạo và hoạt động sống theo quá trình phân hoá về chức năng. Mở đầu là sự phân hoá thành cơ thể dinh dưỡng và sinh sản hình 5.3 B, tiếp đến thêm các cá thể có chức năng khác như phao bơi, chuông bơi, tua bắt mồi...Hình 5.3 CE
- Khuynh hướng biến đổi tiến hóa của tập đoàn là tăng tính thống nhất của cả tập đoàn, hoặc nhờ một cá thể ưu thế lấn át các cá thể khác hình 5.3 E, hoặc nhờ các nhóm cá thể cùng phát triển giữ đầy đủ tất cả các chức năng tạo thành các đơn vị tổ chức giống nhau của tập đoàn hình 5.3 D.
Hình thành tập đoàn
Các kiểu đối xứng
Cơ thể ruột khoang có các kiểu đối xứng gắn liền với lối sống và cách lấy thức ăn của từng nhóm ruột khoang:
- Đối xứng tỏa tròn là chủ yếu (đối xứng qua một trục): Trục đối xứng đi qua cực sinh dưỡng và sinh học của trứng, cực miệng và đối miệng của ấu trùng planula, ruột của con trưởng thành. Trong quá trình phát triển cá thể hoặc tiến hóa của từng nhóm, ruột khoang có xu thế giảm dần bậc đối xứng từ ∞ đến 2.

Hình thành tập đoàn
 Đối xứng hai bên (đối xứng qua một mặt phẳng): Gặp ở một số ruột khoang, phổ biến ở san hô do có sự xuất hiện các gờ cơ trên vách ngăn và các rãnh thông nước trong vùng hầu. Mặt phẳng đối xứng tương đồng chứa rãnh hầu, điều này thể hiện sự xuất hiện đối xứng hai bên trên nền đối xứng tỏa tròn ở san hô là một chiều hướng tiến hóa chung cho lớp.

nguon VI OLET