MƯỜI NĂM Ở HUẾ VỚI SỰ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ThS Hoàng Ngọc Vĩnh
Đại học Khoa học Huế

Năm 1858 Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Năm 1885 thất thủ kinh đô Huế. Nhưng, đến cuối thế kỷ XIX, phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam dù nổ ra rầm rộ, dần cao và lan rộng cả nước, rồi trước sau đều lần lượt thất bại vì chưa có một đường lối kháng chiến rõ ràng, còn mang nặng tư tưởng tôn quân, chưa thật tin vào lực lượng cách mạng quần chúng nhân dân.
Đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản, nhưng cũng chỉ rộ lên một thời gian ngắn rồi lần lượt bị dập tắt, do chưa lôi cuốn được quần chúng nhân dân và chủ chủ yếu vẫn do các sỹ phu phong kiến cựu học truyền bá dẫn dắt.
Tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời, trước hết là giải quyết sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, ra đời đáp ứng yêu cầu khách quan bức thiết của cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay.
Cội nguồn của tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng văn hóa truyền thống của Việt Nam, tư tưởng văn hóa phương Đông, tư tưởng văn hóa phương Tây, chủ nghĩa Mác-Lênin và những phẩm chất cá nhân của Người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự gặp gỡ giữa trí tuệ lớn của Hồ Chí Minh với trí tuệ dân tộc và trí tuệ thời đại. Hồ Chí Minh với sự khổ công rèn luyện có tri thức uyên thâm về nhiều lĩnh vực, với bộ óc phân tích tinh tế, sáng suốt, với tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, với tấm lòng yêu thương con người vô hạn, yêu nước nồng nàn, nhiệt thành cách mạng, Người đã hóa giải được tinh hoa văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, trí tuệ thời đại, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm cho dân tộc Việt Nam đang ngày càng sánh vai các cường quốc thế giới.
Ở Việt Nam, từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II (1951) của Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến nay đã liên tục khẳng định vai trò, ý nghĩa, tác dụng của đạo đức, tác phong cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) Đảng Cộng sản Việt Nam đã trân trọng ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã định hướng cho việc định nghĩa khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó, trên cơ sở những tư liệu đã thu thập được về Người, từ những kết quả nghiên cứu được trong những năm qua của nhiều ngành khoa học, đặc biệt là ngành lý luận, khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh bước đầu được định nghĩa như sau: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người”.
Cội nguồn văn hóa truyền thống dân tộc, văn hóa nhân loại và cội nguồn chủ quan thuộc về các phẩm chất đặc biệt của Hồ Chí Minh có thời điểm xuất phát rất quan trọng: mười năm Hồ Chí Minh sống và học tập tại Huế (1895-1901 và 1906-1909).
Sáu năm (1895-1901), tuổi niên thiếu của Hồ Chí Minh đã gắn bó mật thiết với Huế. Ngày ấy gia đình Người đã sống tại ngôi nhà 112 Mai Thúc Loan, mà vốn trước đó là một trại lính của Nha Hộ thành triều Nguyễn bị bỏ phế sau sự kiện thất thủ Kinh đô 1885. Nơi đây, chính giai đoạn này, Người đã chứng kiến những tháng ngày tần tảo của mẹ, lo lắng của cha, hạnh phúc và bất hạnh của gia đình, quê hương. Người thấm thía nỗi đau mất mẹ, mất em và càng thấm thía nghĩa tình sâu nặng mà bà con lao động nghèo xứ Huế đã dành cho gia đình Người.
Lần xa quê đầu tiên này, sống tại Huế, Người
nguon VI OLET