PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
PGS. TS. Nguyễn Công Khanh
Tel: 0904 218 270
congkhanh6@gmail.com

Hà Nội, 7-2012
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LỰC VÀ ĐỀ XUẤT KHUNG NANG LỰC CỐT LÕI CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG SAU 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Nội dung báo cáo
I. Một số quan niệm về năng lực và năng lực của học sinh phổ thông

II. Đề xuất khung năng lực chung cốt lõi (NLCCL) của học sinh phổ thông
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Khái niệm năng lực
Năng lực là gì? Có sự phân biệt nào giữa năng lực và kỹ năng? Phạm trù năng lực thường được hiểu theo những cách khác nhau:
Năng lực (Capacity/Ability): hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng (hoặc tiềm năng) mà cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định. VD: khả năng giải toán, khả năng nói tiếng Anh, ... thường được đánh giá bằng các trắc nghiệm trí tuệ (ability tests).

Năng lực (Compentence): thường gọi là năng lực hành động: là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ/một hành động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và sự sẵn sàng hành động.
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Khái niệm kỹ năng
Có sự phân biệt nào giữa năng lực và kỹ năng?
Kĩ năng hiểu theo nghĩa hẹp là những thao tác, những cách thức thực hành, vận dụng tri thức/ kinh nghiệm thực hiện một hoạt động nào đó trong nhưng môi trường quen thuộc. Hiểu theo cách này kỹ năng có được là do kinh nghiệm, thực hành... làm nhiều thành quen... mà thiếu những hiểu biết/thiếu những tri thức... không giúp cá nhân thích ứng khi hoàn cảnh điều kiện thay đổi.

Kỹ năng hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm những kiến thức/ những hiểu biết... giúp cá nhân thích ứng khi hoàn cảnh điều kiện thay đổi, cách hiểu kỹ năng... giống như là năng lực. VD, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) định nghĩa: “Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”.
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Các định nghĩa về năng lực (1)
So sánh các định nghĩa năng lực ? Có điểm chung nào giữa các định nghĩa:
Năng lực được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị, cấu trúc như là các khả năng, hình thành qua trải nghiệm/củng cố qua kinh nghiệm, hiện thực hóa qua ý chí (John Erpenbeck 1998).

Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể” (OECD, 2002). .
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Các định nghĩa về năng lực (2)
So sánh các định nghĩa năng lực ? Có điểm chung nào giữa các định nghĩa:
Năng lực: là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể học được… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp… trong những tình huống thay đổi (Weinert, 2001).

Năng lực của HS là sự kết hợp hợp lý kiến thức, kỹ năng và sự sẵn sàng tham gia để cá nhân hành động có trách nhiệm và biết phê phán tích cực hướng tới giải pháp cho các vấn đề” (Weinert, 2001).
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Các định nghĩa về năng lực (3)
So sánh các định nghĩa năng lực ? Có điểm chung nào giữa các định nghĩa:

Năng lực: là “khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống” (Québec- Ministere de l’Education, 2004);

Năng lực: là khả năng hành động, đạt được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống” (Tremblay, 2002).
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Các định nghĩa về năng lực (4)
So sánh các định nghĩa năng lực ? Có điểm chung nào giữa các định nghĩa:
Năng lực là khả năng ứng phó thành công hay năng lực thực hiện hiệu quả một loại/lĩnh vực hoạt động nào đó trên cơ sở hiểu biết (tri thức), biết cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng/kỹ xảo… để hành động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện thực tế hay hoàn cảnh thay đổi.

Người có năng lực về một loại/lĩnh vực hoạt động nào đó cần có đủ các dấu hiệu cơ bản sau:
Có kiến thức/ hiểu biết hệ thống về loại/lĩnh vực hoạt động đó
Biết cách tiến hành hoạt động đó (kỹ năng) hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với mục đích (bao gồm xác định mục tiêu cụ thể, cách thức/hương pháp thực hiện hành động/ lựa chọn được các giải pháp phù hợp,... và cả các điều kiện, phương tiện để đạt mục đích).
Hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt hiệu quả trong những điều kiện thực tế/hoàn cảnh thay đổi (không quen thuộc).
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Đề xuất định nghĩa làm việc về năng lực
Từ những hạt nhân hợp lý của những định nghĩa trên đây chúng tôi đưa ra một định nghĩa làm việc về năng lực:

Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống.

Năng lực là một cấu trúc động (trìu tượng), có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng,... mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội... thể hiện ở tính sẵn sàng hành động phù hợp với điều kiện thực tế, hoàn cảnh thay đổi.
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Đặc điểm và các nguyên tắc
phát triển năng lực (1)
Mỗi cá nhân để thành công học đường, thành đạt, hạnh phúc cần sở hữu nhiều loại năng lực khác nhau.
Năng lực của cá nhân thể hiện qua hoạt động (có thể quan sát được ở các tình huống, hoàn cảnh khác nhau) và có thể đo lường/ đánh giá được.
Năng lực của mỗi cá nhân là một phổ từ năng lực bậc thấp như nhận biết/ tìm kiếm thông tin (tái tạo)... tới năng lực bậc cao (khái quát hóa/phản ánh). VD, theo nghiên cứu của OECD (2004) thì có 3 lĩnh năng lực từ thấp đến cao: (1) lĩnh vực năng lực I: Tái tạo; (2) Lĩnh vực năng lực II: Kết nối; (3) Lĩnh vực năng lực III: Khái quát hóa/phản ánh.
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Đặc điểm và các nguyên tắc
phát triển năng lực (2)
Năng lực thường tồn tại dưới hai hình thức: năng lực chung (key competencies) và năng lực chuyên biệt (domain-specific competencies). Năng lực chung là những năng lực cần thiết để cá nhân có thể tham gia hiệu quả trong nhiều loại hoạt động và các bối cảnh khác nhau của đời sống XH. Năng lực chung cần thiết cho mọi người. Năng lực chuyên biệt (VD: năng lực biểu diễn kịch câm; năng lực nhảy dancesport;...) chỉ cần thiết đối với một số người hoặc cần thiết ở những bối cảnh nhất định. Các năng lực chuyên biệt không thể thay thế các năng lực chung.
Năng lực và các thành tố của nó không bất biến mà được hình thành và biến đổi liên tục trong suốt cuộc sống của mỗi cá nhân.
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Định nghĩa làm việc về
năng lực của HSPT
Từ định nghĩa làm việc về năng lực của một cá nhân đã được đề xuất ở phần trên chúng tôi cho rằng:
Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống.
Năng lực của HS là một cấu trúc động (trìu tượng), có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng,... mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội... thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội.
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Đặc điểm và các nguyên tắc
phát triển năng lực của HSPT (2)
Mỗi cá nhân để thành công học đường, thành đạt, hạnh phúc cần sở hữu nhiều loại năng lực khác nhau.
Năng lực thường tồn tại dưới hai hình thức: năng lực chung (key competencies) và năng lực chuyên biệt (domain-specific competencies). Năng lực chung là những năng lực cần thiết để cá nhân có thể tham gia hiệu quả trong nhiều loại hoạt động và các bối cảnh khác nhau của đời sống XH. Năng lực chung cần thiết cho mọi người. Năng lực chuyên biệt (VD: năng lực biểu diễn kịch câm; năng lực nhảy dancesport;...) chỉ cần thiết đối với một số người hoặc cần thiết ở những bối cảnh nhất định. Các năng lực chuyên biệt không thể thay thế các năng lực chung.
Năng lực được hình thành, phát triển ở trong và ngoài nhà trường. Nhà trường đuợc coi là môi trường giáo dục chính thống giúp học sinh hình thành những năng lực chung, cần thiết, song đó không phải là nơi duy nhất. Những môi trường khác như: gia đình, cộng đồng,... cùng góp phần bổ sung và hoàn thiện các năng lực cá nhân. .
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Năng lực của HSPT
Năng lực của HS gồm: năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Năng lực chung của HS lại có thể phân thành 2 nhóm:
(1) nhóm các năng lực nhận thức: đó là các năng lực thuần tâm thần gắn liền với các quá trình tư duy (quá trình nhận thức) như năng lực ngôn ngữ; năng lực tính toán và suy luận logíc/tư duy trìu tượng; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tri giác không gian; năng lực sáng tạo; năng lực cảm xúc; năng lực tương tác; năng lực ghi nhớ, năng lực tự học; năng lực ngoại ngữ; năng lực công nghệ... và năng lực nghĩ về cách suy nghĩ – siêu nhận thức). Mỗi năng lực nhận thức này lại gồm một nhóm các năng lực cụ thể/ năng lực thành phần.
(2) nhóm các năng lực phi nhận thức: đó là các năng lực không thuần tâm thần, mà có sự pha trộn các nét/phẩm chất nhân cách như năng lực vựợt khó; năng lực thích ứng; năng lực thay đổi suy nghĩ /tạo niềm tin tích cực; năng lực ứng phó stress,... năng lực quan sát; năng lực tập trung chú ý; năng lực quản lý/lãnh đạo/phát triển bản thân).
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Cơ sở thực tiễn và lý luận để xây dựng khung năng lực của HSPT sau 2015
Những cơ sở thực tiễn và lý luận...?
Những yêu cầu của thực tiễn xã hội đối với giáo dục phổ thông của VN sau 2015
Những xu thế quốc tế của phát triển chương trình giáo dục phổ thông hiện nay
Các lý thuyết tâm lý về sự phát triển nhận thức /nhân cách của trẻ em


PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Trẻ em học bằng cách nào?
Trẻ em học khác gì với người lớn học?
Theo các nhà tâm lý học, giáo dục học: Hoạt động học tập ở trẻ em là hoạt động có mục đích, trực tiếp hướng vào việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực... và nhằm làm thay đổi chủ thể của hoạt động đó.
Mỗi trẻ em thông minh theo những cách khác nhau, trẻ em học theo những phong cách khác nhau... Do vậy để giúp HS học hiệu quả, GV cần hiểu việc học của trẻ em diễn ra thế nào? Các công trình nghiên cứu cho thấy:
Trẻ em học qua bắt trước,
Trẻ em học qua quan sát
Trẻ em học qua phơi nhiễm
Trẻ em học qua tập nhiễm
Trẻ em học qua trải nghiệm (trải nghiệm thực tế và trải nghiệm cảm xúc)
Trẻ em học qua tương tác
Trẻ em học qua trò chơi
...???
... Việc học ở trẻ em chỉ thành công/hiệu quả khi trong quá trình học: trẻ hứng thú, tích cực khám phá, thường xuyên được trải nghiệm và giầu tương tác.
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Khung năng lực cốt lõi của HSPT sau 2015
Những cơ sở thực tiễn và lý luận...?
Những yêu cầu của thực tiễn xã hội đối với giáo dục phổ thông của VN sau 2015
Những xu thế quốc tế của phát triển chương trình giáo dục phổ thông hiện nay
Các lý thuyết tâm lý về sự phát triển nhận thức /nhân cách của trẻ em


PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Bản chất của dạy học
hiệu quả và tích cực
Dạy học chỉ được coi là hiệu quả và tích cực khi quá trình này dẫn đến sự thành công hay hiệu quả của quá trình học thể hiện ở vai trò tổ chức của thầy, tính tích cực của trò, tạo ra sự thông hiểu kiến thức, thành thạo kỹ năng, phát triển năng lực và tạo dựng được niềm tin, hứng thú cho người học.
Dạy học thành công nếu tạo ra được những thay đổi tích cực ở người học ở các góc độ nhận thức (kiến thức, kỹ năng, năng lực… theo chuẩn/ mục tiêu đã đề ra), tình cảm/thái độ (hứng thú, động cơ, niềm tin…).
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Dạy học theo cách tiếp cận năng lực
Xu hướng chung của dạy học trên thế giới hiện nay là chuyển từ mục tiêu cung cấp tri thức sang hình thành các năng lực ở người học, hoạt động dạy định hướng vào tích cực hóa người học (học thế nào).
Năng lực của HS không chỉ là tái hiện tri thức, thông hiểu tri thức mà quan trọng là khả năng hành động, ứng dụng/vận dụng tri thức để giải quyết những vấn đề của cuộc sống.
Năng lực không chỉ là tri thức, kỹ năng, thái độ mà là sự kết hợp của cả 3 yếu tố này thể hiện ở khả năng hành động (thực hiện), muốn hành động và sẵn sàng hành động (gồm động cơ, ý chí, tự tin, trách nhiệm xã hội...).
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Các định nghĩa về năng lực
So sánh các định nghĩa năng lực ? Có điểm chung nào giữa các định nghĩa:
Năng lực được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị, cấu trúc như là các khả năng, hình thành qua trải nghiệm/củng cố qua kinh nghiệm, hiện thực hóa qua ý chí (John Erpenbeck 1998).
Năng lực: là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể học được… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp… trong những tình huống thay đổi (Weinert, 2001).
Năng lực của học sinh là sự kết hợp hợp lý kiến thức, kỹ năng và sự sẵn sàng tham gia để cá nhân hành động có trách nhiệm và biết phê phán tích cực hướng tới giải pháp cho các vấn đề” (Weinert, 2001).
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Dạy học theo cách tiếp cận năng lực (2)
Năng lực của HS gồm các năng lực nhận thức (ngôn ngữ, tính toán, suy luận logíc, tri giác không gian... năng lực nghĩ về cách suy nghĩ – siêu nhận thức) và các năng lực phi nhận thức (năng lực vựợt khó, thích ứng, thay đổi/tạo niềm tin tích cực, ứng phó stress, ... quản lý/lãnh đạo/phát triển bản thân).
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Thế nào là một giờ/tiết dạy thiết kế
theo cách tiếp cận năng lực?
Theo các chuyên gia một giờ/tiết dạy thiết kế theo cách tiếp cận năng lực khi:
Mục tiêu của bài học định hướng vào việc mô tả các năng lực cần đạt, chứ không phải là nội dung kiến thức được GV truyền thụ.
Năng lực được hình thành ở HS được xác định một cách rõ ràng. Chúng được xem là tiêu chuẩn đánh giá kết quả (đầu ra).
Tập trung vào sự tương tác giữa GV-HS và giữa HS-HS.
Nhấn mạnh vào việc hiểu, khám phá, đặc biệt là vận dụng kiến thức bài học trong những tình huống/ bối cảnh khác nhau.
Bài giảng nhấn mạnh vào các hoạt động học (thực hành, trải nghiệm, giải quyết vấn đề, tìm kiếm/xử lý thông tin... tự học).
Vai trò GV là làm thay đổi HS ở các góc độ sẵn sàng tiếp thu các khái niệm mới, tích cực thể hiện, tích cực tương tác, nghĩ về cách nghĩ… tăng cường hứng thú, sự tự tin, kích thích tư duy sáng tạo của HS.
...???
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Những đặc điểm của một giờ dạy/
bài dạy thành công
Thế nào là một giờ/tiết dạy hay bài dạy thành công? Theo các chuyên gia một giờ/tiết dạy thành công khi:
Xác định mục tiêu bài học rõ ràng, rõ trọng tâm
Dạy học hướng vào HS, lấy HS làm trung tâm:
Nội dung giảng dạy đảm bảo tính chuẩn xác, tính khoa học;
Phương pháp DH đa dạng, tích cực hoá người học, kích thích tự học;
Tạo bầu không khí tin cậy, thúc đẩy tương tác GV-HS/HS-HS. Khuyến khích HS trao đổi/tranh luận, đánh giá, chia sẻ quan điểm/kinh nghiệm, thúc đẩy/cổ vũ tinh thần hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm;
Tạo dựng môi trường học tập thân thiện, HS cảm thấy thoải mái (không bị áp đặt, được khuyến khích phát biểu/tự do bày tỏ quan điểm cá nhân, HS cảm thấy ý kiến của mình được thừa nhận, được tôn trọng...), hứng thú, tự tin;
Nuôi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy phản biện, sáng tạo, nghĩ về cách suy nghĩ;
...???
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Đặc điểm của dạy học tích cực
Theo các chuyên gia một giờ/tiết dạy học tích cực khi:
Tương tác GV-HS/HS-HS đóng vai trò nền tảng trong việc phát triển nhận thức nói riêng, nhân cách nói chung.
Việc học tập tích cực chỉ diễn ra trên nền của những cảm xúc tích cực, được liên hệ với những kinh nghiệm đã có của HS và cách sử dụng những kinh nghiệm đó để tiếp thu bài học. Kinh nghiệm học tập được hiểu trước hết là các phương pháp... năng lực tự học.
Việc học tâp tích cực không thực hiện từng nội dung riêng rẽ, cô lập mà được tích hợp trong các mối quan hệ mang tính toàn thể hướng đến giáo dục, phát triển hoàn thiện bản thân.
Các lý thuyết dạy học hiện đại đều dựa trên những nguyên tắc tích cực hoá HS. GV trở thành người tổ chức và hướng dẫn, HS giữ vai trò chủ thể trong quá trình học tập.
HS được hướng dẫn, biết cách xác định mục tiêu và nội dung học tập. Qua đó toàn bộ quá trình học tập được đặc trưng bởi những hoạt động tìm kiếm, khám phá...sáng tạo và tự kiểm soát.
… ???
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Cơ sở phương pháp luận của khoa học đo lường và đánh giá
Tính chuẩn của bộ công cụ:
Một bộ công cụ đánh giá chuẩn phải được xây dựng dựa trên những cơ sở lý luận đáng tin cậy, có quy trình thiết kế thích hợp được kiểm soát chặt chẽ.

Một bộ công cụ đánh giá giờ dạy của GV (Phiếu đánh giá giờ dạy) được chuẩn hóa phải đáp ứng các đặc tính (tiêu chuẩn) thiết kế và các đặc tính đo lường. Cụ thể: … ???
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Các đặc tính thiết kế
Xác định rõ mục tiêu đo lường, nội dung đo lường, trọng số các tiêu chí, kiểu thang đo, kiểu cho điểm... Một bộ công cụ được thiết kế chuẩn phải có tính bao quát đo được các dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất của cái cần đo.

Bảng trọng số các tiêu chí của phép đo:
- (I) Xác định mục tiêu bài học (10%);
- (II) Chuẩn bị giáo án và phương tiện/đồ dùng dạy học (10%);
- (III) Nội dung dạy học trong tiết học (20%);
- (IV) Tổ chức hoạt động dạy học trong tiết học (40%);
- (V) Tạo trường môi học tập thân thiện, tích cực (20%).

PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Các đặc tính thiết kế (2)
Phiếu đánh giá này có 20 item (câu), mỗi item có điểm tối đa (5đ).
Tổng điểm tối đa: 100đ. Cách cho điểm từng câu:
Đạt điểm 5 ở mỗi câu đòi hỏi phải có bằng chứng rõ ràng, đầy đủ cho tất cả các yêu cầu trong câu
Đạt điểm 3 ở mỗi câu nếu có bằng chứng rõ ràng cho việc đạt được khoảng 50% các yêu cầu trong câu
Cho điểm 1 ở mỗi câu khi không có bằng chứng cho việc đạt được yêu cầu nào trong câu.
- 86-100 điểm: Giỏi/A (tiêu chí I,II,III,IV,V không có câu nào dưới 4đ)
- 71-85 điểm: Khá/B (tiêu chí I,III,IV,V không có câu nào dưới 3đ)
- 55-70 điểm: Đạt/C (tiêu chí I,III,IV,V không có câu nào dưới 2đ)
Dưới 55 điểm: cần cố gắng! .
(Có thể có mức xuất sắc (A+) nếu đạt từ 95 điểm trở lên).

Ngoài ra Phiếu đánh giá này còn có các câu hỏi mở (định tính) nhận xét chung về tiết dạy (cảm nhận, ấn tượng thành công nhất, khó khăn của GV...).
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Các đặc tính đo lường
Đó là độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt, độ hiệu lực (giá trị). Các đặc tính đo lường này của Phiếu đánh giá giờ dạy phải đạt các tiêu chuẩn chuẩn hóa, tức là sau khi thiết kế xong, phiếu đánh giá này cần được thử nhiệm trên các mẫu thử nghiệm đủ lớn, có tính đại diện/đặc trưng và các chỉ số độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt, độ hiệu lực trên các mẫu thử nghiệm hẹp, thử nghiệm trên phạm vi rộng phải đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định thống kê.
Căn cứ vào kết quả thử nghiệm để sửa chữa, căn chỉnh lại Phiếu đánh giá, hướng dẫn cách đánh giá trước khi được triển khai áp dụng đại trà cho giáo viên trung học trên cả nước.
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
Cơ sở thực tiễn
Giờ/tiêt dạy/bài dạy không thành công
1. Đa số HS không hiểu bài, không nắm vững hay tiếp thu được nội dung kiến thức
2. HS chưa nắm được kiến thức, chưa có khả năng làm các bài tập vận dụng
3. GV không đạt được mục tiêu bài học, dạy không đúng trọng tâm, truyền tải không đủ kiến thức
4. HS không phối hợp trong giờ học, thụ động, lười tư duy
5. HS không hứng thú tiếp thu kiến thức, không tích cực trong giờ học
6. GV không đảm bảo được thời gian, giờ dạy, cháy giáo án
7. Phương pháp dạy học đơn điệu, không đổi mới phương pháp dạy học, không tích hợp được kiến thức
8. Truyền tải 1 chiều, không sinh động, áp đặt học sinh
9. GV dạy chay, thiếu đồ dùng DH
10. …. ???
Giờ/tiêt dạy/bài dạy thành công
1. HS nhớ - hiểu kiến thức/nắm vững kiến thức
2. HS hứng thú, tích cực, tập trung tham gia giờ học
3. GV truyền đạt kiến thức đầy đủ, chính xác, khoa học, có trọng tâm
4. HS biết vận dụng kiến thức vào giải bài tập
5. HS biết vận dụng kiến thức, liên hệ vào thực tế cuộc sống
6. Bài học được thực hiện với nhiều phương tiện, phương pháp hỗ trợ phù hợp, linh hoạt, có tính tích hợp, lồng ghép kiến thức thực tế
7. Giờ học sinh động, hấp dẫn, sôi nổi, không khí thân thiện, bài giảng lôi cuốn
8. Phát huy tính sáng tạo, chủ động, tư duy độc lập của HS
9. Giáo viên đạt được mục tiêu kiến thức-kỹ năng của bài dạy
10… ???
PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
PHIẾU ĐÁNH GIÁ

PGS.TS. Nguyên Công Khanh
Mobil: 0904 218 270
Email: congkhanh6@gmail.com
THẢO LUẬN

nguon VI OLET