Chủ đề: NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG




Sinh viên: PHẠM THỊ THẮM
Địa chỉ: TP Hưng Yên – Hưng Yên
SĐT: 0976518220
1.1. Năng lượng
Từ điển BKVN : "độ đo định lượng chung cho mọi dạng vận động khác nhau của vật chất“.
Từ điển tiếng Việt và Từ điển vật lý PT: "đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật“.
Nghị định số 102/2003/NĐ-CP "dạng vật chất có khả năng sinh công, bao gồm nguồn năng lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp là nhiệt năng, điện năng được sinh ra thông qua quá trình chuyển hoá năng lượng sơ cấp“.
(Trong tài liệu này, với mục tiêu phổ cập giáo dục học sinh phổ thông về sử dụng năng lượng TK&HQ phù hợp với thực tiễn lao động sản xuất và cuộc sống, chúng ta sẽ sử dụng thường xuyên khái niệm năng lượng theo NĐ 102/2003/NĐ-CP)

I. NĂNG LƯỢNG VÀ ĐỜI SỐNG
1.2. Các dạng năng lượng
1.2.1. Phân loại theo vật lý - kỹ thuật .
- Cơ năng.
- Nội năng.
- Điện năng.
- Quang năng.
- Hoá năng.
- Năng lượng hạt nhân (năng lượng nguyên tử).
3
1.2.2. Phân loại theo nguồn gốc năng lượng
- Năng lượng vật chất chuyển hoá toàn phần
gồm năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (hay nhiên liệu thiên nhiên) như than bùn, than nâu, than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên và năng lượng từ nhiên liệu nguyên tử.
Năng lượng tái sinh (hay năng lượng tái tạo)
Là nguồn năng lượng có thể được hồi phục theo chu trình biến đổi của thiên nhiên, mà theo quan niệm của con người là vô hạn. Các dạng năng lượng này gồm: năng lượng mặt trời, năng lượng của gió, thế năng của nước, năng lượng sóng biển, năng lượng thuỷ triều, năng lượng địa nhiệt.
Năng lượng không tái sinh là nguồn năng lượng không hồi phục khi khai thác và sử dụng. Gồm: than nâu, than đá, than bùn, dầu lửa, khí tự nhiên,..
Năng lượng sinh khối (biomass): sinh ra do đốt trực tiếp hoặc chuyển đổi nhiệt hóa học, chuyển đổi nhiệt sinh hóa các vật liệu có nguồn gốc hữu cơ (trừ than, dầu mỏ…). Nguồn năng lượng sinh khối dạng rắn gồm có gỗ, củi, các phụ phẩm nông nghiệp như trấu, rơm rạ, cây ngô, bã mía, các loại vỏ, thân cây thảo mộc; năng lượng sinh khối dạng lỏng như nhiên liệu sinh học (biofuel), dạng khí như biogas.
- Năng lượng cơ bắp:
Sức cơ bắp của người, trâu, bò, ngựa, voi…
4
1.2.3. Phân loại theo dòng biến đổi năng lượng
Theo QT từ khai thác, biến đổi, truyền tải và SD NL người ta chia ra các dạng NL:

Năng lượng sơ cấp
Là các nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên như than, dầu thô, khí tự nhiên, năng lượng nguyên tử, thuỷ năng, củi gỗ.
Năng lượng thứ cấp
là nguồn năng lượng đã được biến đổi từ những dạng năng lượng khác như điện năng, hơi nước của các lò hơi, sản phẩm cracking dầu mỏ.
Năng lượng cuối cùng
Là năng lượng sau khâu truyền tải, vận chuyển được cấp tới nơi tiêu thụ, người sử dụng.
Năng lượng hữu ích
là năng lượng cuối cùng được sử dụng sau khi bỏ qua các tổn thất của thiết bị sử dụng năng lượng.
5

NĂNG LƯỢNG VÀ ĐỜI SỐNG

NL có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống của con người.
+ Con người sử dụng NL cho các hoạt động sản xuất, đi lại, xây dựng và đời sống hàng ngày…
+ Khủng hoảng NL thường có tác động rất lớn tới kinh tế và xã hội của các nước trên thế giới.
+ Vấn đề NL thành quốc sách, đặt thành vấn đề " an ninh năng lượng" đối với sự phát triển của quốc gia.
6
Vai trò của năng lượng đối với con người
Việt Nam:
sản lượng điện thương phẩm cuối năm 2007 là 66,8 tỷ kWh, tăng 2,5 lần so với năm 2000 (26,6 tỷ kWh) [2], trong đó thủy điện khoảng 64 %, than nhiệt điện khoảng 34%, ... ); tiêu thụ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng chiến 46,97%, lĩnh vực quản lý - tiêu dùng- dân cư 47,14%.
Năng lượng dùng cho tiện nghi nhà ở có ba mục đích:
nấu thức ăn; đun nước nóng sinh hoạt và điều hoà không khí; chạy các thiết bị cơ điện nội thất, chiếu sáng, thiết bị điện tử,…
Trong lĩnh vực tiện nghi nhà: năng lượng tái tạo hơn 40%, sử dụng khí đốt và điện gần bằng nhau (khoảng hơn 20%), năng lượng than và hơi nước nóng chiếm khoảng 7 %, sản phẩm dầu khoảng 10 %,...
7
Vai trò của năng lượng đối với con người
- Nhu cầu năng lượng ngày càng cao do nhu cầu tăng trưởng kinh tế, phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, GTVT và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Nguồn năng lượng được sử dụng chủ yếu vẫn là các nguồn năng lượng hoá thạch (than đá, dầu, khí tự nhiên...)
Điện năng là dạng năng lượng có nhiều ưu điểm vì nó dễ dàng được chuyển hoá từ các dạng năng lượng khác khi sản xuất điện năng, đồng thời khi sử dụng, nó cũng dễ dàng chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác.
Sản xuất và sử dụng điện năng có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược năng lượng của mỗi quốc gia.
8
“sử dụng NLTK&HQ là sử dụng NL một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ NL, giảm chi phí NL cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử dụng NL mà vẫn đảm bảo nhu cầu NL cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt”
(nghị định SỐ 102/2003/NĐ-CP)
Giảm chi phí NL trên một đơn vị sản phẩm .
Nâng cao hiệu suất sử dụng NL/công nghệ.
Sử dụng thiết bị, phương tiện tiêu thụ ít NL.
Tính đủ chi phí cho SX điện năng/phí MT.
9
10
Mặt Trời được hình thành cách đây khoảng 4,57 tỉ năm khi đám mây phân tử hydro tích tụ dần lại. Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt Trời.Trái Đất và các thiên thể khác như các hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi, và bụi quay quanh Mặt Trời. Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149,6 triệu kilômét (1 Đơn vị thiên văn AU).
Mặt trời có dạng hình cầu gần hoàn hảo.
Phần có thể nhìn thấy của Mặt Trời có nhiệt độ khoảng 5.500 độ C, trong khi nhiệt độ ở lõi đạt tới hơn 15 triệu độ C, được tạo ra từ những phản ứng hạt nhân.
11
Khi Trái đất ngày càng nóng lên thì việc sản xuất và sử dụng điện năng có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược năng lượng của mỗi quốc gia từ nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời lại hết sức có ý nghĩa với vấn đề môi trường của nhân loại.
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI ( Xem video khoa học về Mặt trời)
1. NHIỆT MẶT TRỜI
a) Nước nóng :
Hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời sử dụng ánh sáng mặt trời để làm nóng nước. 
b) Hệ thống sưởi ấm, làm mát và thông gió :
c) Xử lí nước :
d) Nấu ăn
2. ĐIỆN MẶT TRỜI
Điện mặt trời là việc chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện, hoặc trực tiếp bằng cách sử dụng quang điện (PV), hoặc gián tiếp bằng cách sử dụng điện mặt trời tập trung (CSP). Hệ thống CSP sử dụng ống kính, gương và các hệ thống theo dõi để tập trung một khu vực rộng lớn của ánh sáng mặt trời vào một chùm nhỏ. PV chuyển đổi ánh sáng thành dòng điện bằng cách sử dụng hiệu ứng quang điện.
* Pin mặt trời, hay tế bào quang điện (PV), tế bào năng lượng mặt trời là một thiết bị chuyển đổi ánh sáng thành dòng điện bằng cách sử dụng hiệu ứng quang điện.  Xem video “ Nguyên lí hoạt động của Pin mặt trời”
3. HÓA NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Quá trình hóa học năng lượng mặt trời sử dụng năng lượng mặt trời để dẫn dắt phản ứng hóa học. Các quá trình này đã bù đắp năng lượng mà nếu không sẽ phải đến từ nguồn nhiên liệu hóa thạch và cũng có thể chuyển đổi năng lượng mặt trời thành nhiên liệu thỏa mãn điều kiện lưu trữ và vận chuyển. Năng lượng mặt trời gây ra các phản ứng hóa học có thể được chia thành nhiệt hóa hoặc quang hóa. Một loạt nhiên liệu có thể được sản xuất bởi quang hợp nhân tạo
Xin chân thành cảm ơn!
nguon VI OLET