GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Chủ Đề Hoạt Động Tháng 3
THANH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP
Hoạt động 2 : TÌM HIỂU VỀ CÁC NGÀNH NGHỀ
Tiết 2 : NĂNG LỰC BẢN THÂN VỚI NGHỀ NGHIỆP

I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG.
Học sinh có được những hiểu biết về một số ngành nghề, nhất là những ngành nghề mà bản thân đang có định hướng, có dự định tiếp cận để tìm hiểu rõ hơn.
Hình thành thái độ tích cực trong việc tìm hiểu ngành nghề phù hợp với bản thân.
Biết phân tích, so sánh tính chất, đặc điểm của các ngành nghề khác nhau, từ đó định hướng cho việc chọn nghề của bản thân.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên.
Tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội để có tư liệu giới thiệu cho học sinh. Tìm hiểu thêm tài liệu sinh hoạt hướng nghiệp.
Gợi ý để học sinh tự tìm đọc sách báo, tài liệu có đề cập đến các ngành nghề khác nhau, hoặc tìm hiểu thêm trên các phương tiện thông tin đại chúng (Truyền hình, báo chí, internet…).
Xây dựng một số câu hỏi thảo luận.
2. Học sinh
Mỗi học sinh tự tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội để chuẩn bị ý kiến phát biểu, hoặc xây dựng cho mình ước mơ về một nghề trong tương lai.
Mỗi tổ cử 2 đến 3 bạn làm nòng cốt trong quá trình hoạt động thi tìm hiểu này. Mỗi thành viên đại diện phải chuẩn bị tốt ý kiến của mình.
Cử một thư kí ghi chép.
Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ về đề tài nghề nghiệp.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC.
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung

5’
Hoạt động 1 : Vai trò của năng lực đối với nghề nghiệp.
* Giáo viên trình bày về :
Ýù nghĩa của việc chọn nghề phù hợp với năng lực.


Yêu cầu công việc đòi hỏi đối với người lao động.


Vấn đề đặt ra đối với bản thân cá nhân khi lựa chọn một công việc phù hợp với bản thân.




* Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ.

1. Vai trò của năng lực bản thân trong việc lựa chọn nghề nghiệp.
Mỗi nghề có những yêu cầu, đặc điểm và những điều kiện riêng của nó. Dù nghề đó có đơn giản đến mấy cũng có những yêu cầu riêng đối với người lao động.
Trước hết, nói đến nghề nghiệp là nói đến 3 yếu tố, ba yêu cầu : Đạo đức nghề nghiệp, năng lực nghề nghiệp, sức khỏe người lao động. Ba yếu tố đó liên kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy khi tìm hiểu, chọn nghề. Chúng ta hãy tự nhìn nhận bản thân, tự đánh giá khả năng đáp ứng nghề nghiệp của bản thân để xác định chính xác nghề trong tương lai của mình.
Phải làm gì để có đủ các điều kiện chuẩn bị cho việc lựa chọn nghề, giúp cá nhân lập thân, lập nghiệp ? Đây là nội dung mở để tự mỗi bản thân cá nhân tự tìm cách trả lời cho riêng mình. Và trong phạm vi của chúng ta thì vấn đề này cần phải gắn với nhiệm vụ học tập là nhiệm vụ cơ bản nhất của người học sinh.

30’
Hoạt động 2 : Thảo luận về nội dung “Năng lực bản thân với nghề nghiệp”.
Giáo viên chia lớp thành 4 tổ mỗi tổ 13 thành viên, trong đó tổ trưởng làm nhiệm vụ trưởng nhóm thảo luận.
Cử một thư kí theo phân công trước đó làm nhiệm vụ ghi lại nội dung buổi thảo luận.
Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận.
* Tiến trình buổi thảo luận :
Thảo luận theo nhóm, sau đó trưởng nhóm thu thập kết quả thảo luận từ các thành viên giao cho thư ký. Đồng thời cử một thành viên làm nhiệm vụ phát biểu ý kiến cho nhóm.
Cán bộ lớp nêu tóm tắt một vài kết quả thảo luận từ các tổ có nội dung trọng tâm, giúp lớp thảo luận tốt hơn.
Mỗi nhóm cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm. Các nhóm khác lắng nghe và đưa ra ý kiến của mình. Mỗi cá nhân đều có quyền đưa ra ý kiến của mình về vấn đề mà tổ trình bày nêu lên.
2. Năng lực bản thân với nghề nghiệp.
* Câu hỏi thảo luận :
Câu 1 : Bạn hiểu thế nào là một nghề ?
Câu 2 : Mỗi nghề có lợi ích gì cho bản thân người lao động ?
Câu 3 : Bạn hãy nêu tên một số nghề trong xã hội mà bạn biết ?
Câu 4 : Ước mơ của bạn là sau này sẽ làm nghề gì ? Vì sao bạn chọn nghề đó ?
Câu 5 : Mỗi nghề có yêu cầu gì đối với người lao động ?
Câu 6 : Trước mắt chúng ta phải làm gì để có thể
nguon VI OLET