TRƯỜNG THPT CHUYÊN
THÁI NGUYÊN
CHÀO MỪNG CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN!

Tiết 23: Đọc thêm văn bản:
VỊNH KHOA THI HƯƠNG
(Tác giả: Trần Tế Xương)
BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN
(Tác giả: Chu Mạnh Trinh)

Lớp Trung 11~ Năm học 2017-2018
HỌ VÀ TÊN CÁC THÀNH VIÊN

Trịnh Thị Ngọc Diệp
Phạm Hoàng Mạnh
Phạm Ngọc Anh
Nông Trần Quỳnh Anh
Nguyễn Hà Trang
Lê Nguyễn Cẩm Ly
Trần Thị Vân Anh
Nguyễn Thị Vân Chung
Văn bản “Vịnh khoa thi Hương”
A- Văn bản “Vịnh khoa thi Hương”
I- Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Trần Tế Xương (SGK-66)
2. Tác phẩm: Vịnh khoa thi Hương
Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1897, vợ chồng quan quyền Pháp đến đã tới dự lễ xứng danh tại trường thi Hà Nam. Đó là một nỗi nhục đối với các tri thức Việt Nam. Là một nhà nho, Tú Xương cảm thấy u uất và cay đắng mà viết bài thơ này.
Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
A- Văn bản “Vịnh khoa thi Hương”
II- Hướng dẫn đọc- hiểu:
1. Hai câu đề: Chế độ thi cử
Khoa thi Hương ba năm nhà nước mới mở một lần, cho thấy tính trang trọng, nghiêm túc.
Người đi thi hỗn loạn, lẫn lộn: thí sinh trường Nam Định thi lẫn với trường Hà Nam. Tác giả dùng từ “lẫn” mà không dùng từ “cùng” để diễn tả sự lẫn lộn đó.
II- Hướng dẫn đọc- hiểu:
2. Hai câu thực: Hình ảnh sĩ tử và quan trường
Hình ảnh người sĩ tử đi thi hiện lên thật thảm hại, nhếch nhác, không xứng danh là học trò thánh hiền. Tác giả đã cố ý dùng từ “lôi thôi” và “vai đeo lọ” để nhấn mạnh điều đó.
Ngay cả quan trường- những người mà vốn cần đạo bạo, nghiêm trang thì giờ đây cũng trở thành tầm thường. Tiếng thét loa không còn dõng dạc mà thay bằng lời ậm ọe giống trẻ con tập nói.
A- Văn bản “Vịnh khoa thi Hương”
II- Hướng dẫn đọc- hiểu:
3. Hai câu luận: Hình ảnh bọn thực dân
Khung cảnh trường thi vẫn có bề ngoài hào nhoáng, thể hiện qua từ “lọng cắm rợp trời”.
Thực chất bên trong là khung cảnh mục rỗng, lố bịch vì cảnh đó bày ra để đón lũ giặc cướp nước, đó là tên quan xứ và mụ đầm Tây.
=> Tác giả sử dụng biện pháp đối lọng cắm rợp trời- váy lê quét đất, thể hiện cảnh tượng thật trớ trêu và ô nhục.
A- Văn bản “Vịnh khoa thi Hương”
II- Hướng dẫn đọc- hiểu:
4. Hai câu kết: Thái độ của tác giả
Kêu gọi, thức tỉnh nhân tài đất Bắc nói riêng & nhân tài đất Việt nói chung- những người đại diện cho nền học vấn truyền thống, niềm tự hào quốc gia. Tác giả tự hỏi rằng giờ họ đang ở đâu, tại sao lại làm ngơ trước cảnh nhục nhã: trường học vốn là nơi trang nghiêm, bộ mặt của tri thức và dân tộc, vậy mà lại để cho lũ giặc cướp nước ngang nhiên xuất hiện như thượng khách.
A- Văn bản “Vịnh khoa thi Hương”
III- Tổng kết:
1. Nội dung:
Tác phẩm vẽ lên một cách sinh động tình trạng suy đồi của Nho học lúc bấy giờ cùng những cảnh trướng gai tai mắt lúc chế độ thực dân nửa phong kiến bắt đầu xác lập ở nước ta.
2. Nghệ thuật:
Sử dụng các từ ngữ phong phú, giàu sức biểu cảm
Sử dụng biện pháp đối lập.
A- Văn bản “Vịnh khoa thi Hương”
Văn bản “Bài ca phong cảnh Hương Sơn”
B- Văn bản “ Bài ca phong cảnh Hương Sơn”
I- Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Chu Mạnh Trinh
- 1862- 1905
- Quê ở xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Sau khi cáo quan, vì yêu mến phong cảnh Hương Sơn, tác giả cùng các nhà từ thiện trung tu tôn tạo chùa Thiên Trù, sáng tác bài thơ này.
Thể thơ: Hát nói
Bố cục: 3 phần
Phần 1 (4 câu đầu): Giới thiệu Hương Sơn.
Phần 2 (10 câu tiếp): Tả cảnh Hương Sơn.
Phần 3 (còn lại): Suy niệm của tác giả.
1. Giới thiệu Hương Sơn:
Câu mở đầu: “Bầu trời cảnh Bụt”, thể hiện cảnh đẹp của Hương Sơn là cảnh của chốn linh thiêng, cảnh của cõi Phật.
Non non Tạo nên sự mênh mông của cảnh
Nước nước vật, bộc lộ sự háo hức trong
Mây mây lòng người.
- Câu hỏi tu từ thể hiện sự ngỡ ngàng trước cảnh non nước trời mây, bộc lộ sự khao khát của tác giả đồng thời thể hiện vẻ đẹp của Hương Sơn.
B- Văn bản “ Bài ca phong cảnh Hương Sơn”
II- Hướng dẫn đọc- hiểu:
B- Văn bản “ Bài ca phong cảnh Hương Sơn”
II- Hướng dẫn đọc- hiểu:
2. Tả cảnh Hương Sơn:
Biện pháp đảo ngữ và nhân hóa => nhấn mạnh vẻ sinh động của sự vật.
Con người và cảnh vật đều đắm chìm trong không khí tâm linh nơi đây. Mọi âm thanh đều lắng xuống, nhường chỗ cho âm thanh vi thiền, tạo khoảnh khắc thanh thản trong tâm hồn.
Biện pháp liệt kê và điệp ngữ (này suối, này chùa, này hang, này động) vẽ ra quần thể cảnh vật phong phú của Hương Sơn.
Nhịp thơ khoan thai, liền mạch thể hiện sự sảng khoái của du khách.
3. Suy niệm của tác giả:
- Bài thơ không chỉ thể hiện niềm ao ước được tìm đến và chiêm ngưỡng thiên nhiên của tác giả, mà còn thể hiện sự hòa quyện, đắm chìm của con người vào thiên nhiên cảnh vật, thể hiện tình yêu quê hương đất nước. Câu thơ “Chừng giang sơn còn đợi ai đây” ý nói rằng thiên nhiên cũng đang đợi con người, đợi một người tri âm.
- Bài thơ phảng phất vẻ đẹp lãng mạn, khác với bút pháp tả cảnh ngụ tình trong văn học trung đại.
B- Văn bản “ Bài ca phong cảnh Hương Sơn”
II- Hướng dẫn đọc- hiểu:
III- Tổng kết:
1. Nội dung:
Bài thơ là bức tranh sinh động giàu hình ảnh gợi tả, giàu màu sắc, âm thanh và cảnh đẹp thiên nhiên tại Hương Sơn. Qua đó thể hiện lòng say mê thiên nhiên của tác giả, thể hiện mong muốn sống thanh thản, hòa mình vào thế giới thanh thoát, ngỡ như hóa khách non tiên.
2. Nghệ thuật:
Sử dụng các biện pháp tu từ: đảo ngữ, liệt kê, điệp từ, nhân hóa
Sử dụng câu hỏi tu từ.
Ngôn ngữ giàu hình ảnh, gợi sức biểu cảm.
CẢM ƠN CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN
ĐÃ THEO DÕI
BÀI BÁO CÁO CỦA NHÓM!

谢谢大家!

Lớp Trung 11 ~ Năm học 2016-2017
nguon VI OLET