TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
HỒ CHÍ MINH
Phần I/ TÁC GIẢ
I. Vài nét về tiểu sử:
Sinh 19 – 5 – 1890, mất 2 – 9 – 1969
Gia đình nhà Nho yêu nước
Quê Nam Đàn, Nghệ An
Học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp
Từng dạy học ở trường Dục Thanh
* Cuộc đời hoạt động CM
I. Vài nét về tiểu sử:
BẾN NHÀ RỒNG – NƠI BÁC HỒ RA ĐI
TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC NĂM 1911

Năm 1919, Người gửi tới Hội nghị hòa bình ở vec- xay (Pháp)bản Yêu sách của nhân dân An Nam.
Năm 1920, Người dự đại hội Tua và trở thành một trong những thành viên sáng lập ĐCS Pháp.
Từ 1923-1941, tham gia hoạt động cách mạng ở Pháp, Liên Xô (cũ), Trung Quốc, Thái Lan)
1925, tham gia thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội
1930, chủ trì thống nhất các Đảng cộng sản trong nước tại Hương Cảng (Hồng Kông), thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
1941, Người về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945
Bác đã về đây ,Tổ Quốc ơi!
Nhớ thương hòn đất ấm hơi Người.
Ba mươi năm ấy chân không nghỉ
Mà đến bây giờ mới tới nơi!
(Tố Hữu)
Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào Quốc tế cộng sản
Người còn để lại sự nghiệp văn học to lớn
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
1 Quan điểm sáng tác:
Người coi văn học là vũ khí chiến đấu; nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng
Luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của tác phẩm văn học
Xuất phát từ mục đích (viết để làm gì), đối tượng tiếp nhận (viết cho ai) để quyết định nội dung (viết cái gì) và hình thức của tác phẩm (viết như thế nào)
2. Di sản văn học
a/ Văn chính luận:
Mục đích::
Đấu tranh chính trị, tấn công trực diện vào kẻ thù, thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc
Nội dung:
Lên án những chính sách toàn bạo của chế độ thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa,kêu gọi những người nô lệ bị áp bức đoàn kết đấu tranh
Nghệ thuật:Được viết bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, trái tim vĩ đại,lời văn chặt chẽ ,súc tích
Những tác phẩm tiêu biểu: sgk tr.25-26


b/ Truyện và kí:
Nội dung:Tố cáo tội ác dã man,bản chất tàn bạo, xảo trá của TDP…
Nghệ thuât: Bút pháp hiện đại, nghệ thuật trần thuật linh hoạt,tình huống truyện độc đáo,…
Cây bút văn xuôi tài năng với trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hóa sâu rộng, trí tuệ sắc sảo, trái tim tràn đầy nhiệt tình yêu nước và cách mạng
Những tác phẩm chính: ( sgk/26)
c/Thơ ca: :
Tập thơ “Nhật kí trong tù”
Bút tích trang bìa và trang cuối của”Ngục trung nhật kí”
c/ Thơ ca
Nhật kí trong tù (134 bài):
Thơ HCM (86 bài), Thơ chữ Hán HCM (36 bài):
=> Lĩnh vực có giá trị nổi bật
3. Phong cách nghệ thuật
a. Văn chính luận:
- Ngắn gọn, tư duy sắc sảo.
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục.
- Giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
b. Truyện và kí:
- Vẻ đẹp rất hiện đại.
- Tính chiến đấu mạnh mẽ.
- Nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, thâm thuý của phương Đông; vừa hài hước, hóm hỉnh của phương Tây
c. Thơ ca:
Lời thơ giản dị, mộc mạc, mang màu sắc dân gian hiện đại,
- Những bài thơ nghệ thuật viết theo hình thức cổ thi hàm súc, mang vẻ đẹp hàm súc, có sự hài hoà độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất trữ tình (“tình”) và tính chiến đấu (“thép”).
4. Kết luận
- Thơ văn Hồ Chí Minh là một bộ phận gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Người; không thể hiểu thấu hết thơ văn của Người nếu tách rời sự nghiệp cách mạng của Người.
- Qua sự nghiệp CM và di sản văn chương vô giá, HCM xứng đáng là ‘một tâm hồn vĩ đại của bậc trí đại nhân, đại dũng”
nguon VI OLET