MÔN NGỮ VĂN 9
GV: VŨ HỒNG THÁI
THCS LƯƠNG ĐỊNH CỦA – TP. NHA TRANG
TIẾT 19, 20 TRUYỆN KIỀU VÀ NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ
TRONG VĂN TỰ SỰ
TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU
1. Nguồn gốc, hoàn cảnh sáng tác
2. Bố cục và Tóm tắt
Truyện Kiều – tên gốc là Đoạn trường tân thanh, là truyện thơ chữ Nôm theo thể lục bát
của Nguyễn Du, gồm 3254 câu lục bát, dựa theo tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện  của 
Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).
Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm ra đời khoảng đầu thế kỉ 19.
Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814-1820). Lại có thuyết nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-1809). Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn. Ngay sau khi ra đời, Truyện Kiều được nhiều nơi khắc in và lưu hành rộng rãi. Hai bản in xưa nhất hiện còn là bản của Liễu Văn Đường (1871) và bản của Duy Minh Thị (1872), đều ở thời vua Tự Đức.
Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều-nhân vật chính trong truyện, một cô gái “sắc nước hương trời” và có tài “ cầm ký thi họa” nhưng cuộc đời lại gặp lắm truân chuyên.
2. Bố cục: Theo kết cấu truyện: Nôm Gặp gỡ - Chia li - Đoàn tụ.
Truyện thơ Nôm hay Truyện Nôm thể thơ tiếng Việt viết bằng chữ Nôm 
(thường là thơ lục bát) để kể chuyện (trần thuật). Ðây là một loại hình tự sự có khả năng phản ánh về hiện thực của xã hội và con người với một phạm vi tương đối rộng, vì vậy có người gọi truyện thơ Nôm là trung thiên tiểu thuyết (tiểu thuyết vừa). Nội dung của truyện thơ Nôm thường phản ánh đời sống xã hội cũng như thể hiện quan niệm, lí tưởng nhân sinh của tác giả thông qua việc miêu tả và thường là miêu tả chi tiết, tường thuật lại một cách tương đối trọn vẹn cuộc đời, tính cách nhân vật bằng một cốt truyện với chuỗi các biến cố, sự kiện nổi bật. Truyện thơ Nôm tiêu biểu cho văn học cổ điển Việt Nam, nở rộ vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, do viết bằng tiếng Việt dùng chữ Nôm nên được gọi là truyện Nôm.
Phần một: Gặp gỡ và đính ước
Gia thế và tài sắc chị em Thúy Kiều
Gặp gỡ Kim Trọng
- Đính ước thề nguyền
2. Bố cục: Theo kết cấu truyện: Nôm Gặp gỡ - Chia li - Đoàn tụ
Phần hai: Gia biến và lưu lạc
- Thúy Kiều bán mình cứu cha
- Thúy Kiều rơi vào tay họ Mã
- Thúy Kiều mắc mưu Sở Khanh, vào lầu xanh lần 1
- Thúy Kiều gặp gỡ làm vợ Thúc Sinh bị Hoạn Thư đầy đoạ.
- Thúy Kiều vào lầu xanh lần 2, gặp gỡ Từ Hải.
- Thúy Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến.
- Thúy Kiều nương nhờ cửa phật.
Phần ba: Đoàn tụ
TÓM TẮT
Thúy Kiều, nhân vật chính trong Truyện Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn cao thượng. Nhận dịp du xuân, nàng gặp Kim Trọng, một thanh niên hào hoa phong nhã. Hai người yêu nhau và cùng nhau thề nguyền thủy chung. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến với Kiều. Gia đình bị nạn. Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha. Bị bọn Mã Giám Sinh và Tú Bà đưa vào lầu xanh. Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng đành chịu tiếp khách. Ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh – một kẻ giàu có say mê nàng, chuộc nàng về làm vợ lẽ. Nhưng chưa được một năm Kiều lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh, bày mưu bắt về hành hạ. Nàng bị bắt làm con ở hầu rượu gãy đàn mua vui cho vợ chồng ả. Khổ nhục quá, Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại lọt vào một lầu xanh khác.
Ở đây, nàng gặp Từ Hải và trở thành vợ người anh hùng này. Phất cờ khởi nghĩa, hùng cứ một phương, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Nhưng cũng chẳng bao lâu, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nàng khuyên Từ Hải ra hàng phục triều đình, Từ Hải bị phản bội và chết đứng. Kiều bị làm nhục và bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, nàng đã tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được  sư Giác Duyên cứu sống. Kim Trọng và gia đình Thúy Kiều đi tìm. Sau mười lăm năm trời lưu lạc, Kiều trở lại sum họp với gia đình. Nàng từ chối không chắp nối mối duyên xưa cùng Kim Trọng mà họ trở thành bạn bè để giữ tình cảm cho được trong sáng và đẹp đẽ.  
Truyện Kiều là sản phẩm sáng tạo nghệ thuật của thiên tài văn học Nguyễn Du. Là viên ngọc sáng của nền thi ca Trung đại.

1. Từ một tiểu thuyết chương hồi ít tiếng tăm, Nguyễn Du đã sang tạo lại bằng thể truyện thơ chữ nôm với thể thơ lục bát dân tộc kêt hợp hài hoà giữa yếu tố tự sự với trữ tình từ đó tạo ra một kiệt tác thi ca nổi tiếng giàu tính nghệ thuật
 2. Cái nhìn của Nguyễn Du với tác phẩm có sự sáng tạo lớn. Tất cả các nhân vật được bao bọc bởi cái nhìn nhân đạo của ông nên có sự thay đổi về tính cách, số phận, cách đánh giá các giá trị của nguời đời đối với nhân vật
3. Từ một câu chuyện “tình cổ” xoay quanh ba nhân vật Kim- Vân- Kiều, Nguyễn Du đã sáng tạo thành một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh với nhân vật trung tâm lý tưởng là nàng Kiều. Đồng thời Tố Như thể hiện quan niệm nhân sinh đối với những điều trông thấy:
“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
Giá trị nội dung
Giá trị hiện thực: Là bức tranh về một xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, là tiếng nói lên án những thế lực phong kiến xấu xa đặc biệt là tố cáo xã hội đồng tiền.
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật
Giá trị nội dung
Giá trị nhân đạo: Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, là tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người: Quyền sống, tự do, công lí, tình yêu, hạnh phúc.
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật
Phát hiện, trân trọng, ngợi ca những phẩm chất, giá trị tốt đẹp của con người thông qua hình tượng nhân vật Kiều. Kiều là hiện thân của tài năng, một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Kiều đẹp cả về nhan sắc và tài năng.
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”,
“Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.
Cảm thương, xót xa cho số phận đau thương của con người. Khi xây dựng nhân vật Kiều, Nguyễn Du đã lấy đúng hình tượng của những người phụ nữ “hồng nhan bạc phận” thời phong kiến. Kiều là người con hiếu thảo, cha bị tù tội do gia đình gặp biến cố, bọn tham quan hãm hại  “sạch sành vét cho đầy túi tham”. Vì cứu cha và gia đình, Kiều đã quyết định hi sinh đi hạnh phúc riêng của bản thân mình. Kiều bán mình chuộc cha. Hành động của Kiều chứa đựng tinh thần nhân đạo, sự hiếu thảo, hiếu nghĩa khiến người đọc không khỏi xúc động xót xa. 
Hạt mưa sá nghĩ phận hèn,
Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân”
hay:
“Thà rằng liều một thân con,
Hoa dù rã cánh, lá còn xanh cây”
Lên án, tố cáo những thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.
Sự thấu hiểu ước mơ, khát vọng tự do của con người.
Quyền tự do yêu đương vượt qua lễ giáo phong kiến
Dưới cầu nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không?

Quyền tự do vượt khỏi tư tưởng trung quân ái quốc
Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”.
…..Rằng: Từ là đấng anh hùng.
Dọc ngang trời rộng vẫy vùng biển khơi”.
Giá trị tư tưởng trong Truyện Kiều
Thuyết tài mệnh triết lí nhân sinh “Tài mệnh tương đố ( Khắc)”:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
Cảo thơm lần giở trước đèn
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh”
- Giá trị nghệ thuật
+ Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt đến đỉnh cao rực rỡ.
+ Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc : Dẫn chuyện, miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ tính cách, và miêu tả tâm lí con người.
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật


Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Vẻ đẹp chung của 2 chị em .

Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.


Vẻ đẹp Thuý Vân.

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.




Vẻ đẹp Thúy Kiều.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Cuộc sống của hai chị em




Đoạn trích: Hai chị em Thúy Kiều.












Chị em ThuýKiều
( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Tại sao Nguyễn Du lại tả Thuý Vân trưuớc, Thuý Kiều sau? Mục đích của việc miêu tả nhuư vậy là gỡ?Cách tả Thuý Kiều có gỡ khác với cách tả Thuý Vân?
Tác giả đã sử dụng phép đòn bẩy: Chân dung Thuý Vân đuợc miêu tả truước để làm nổi bật chân dung Thuý Kiều
- Vẻ đẹp của Thuý Vân chỉ đuược tả ở nhan sắc. Vẻ đẹp của Thuý Kiều đưuợc miêu tả cả về nhan sắc và tài nang, tâm hồn.
Nghệ thuật miêu tả ước lệ tượng trưng kết hợp các phép tu từ ẩn dụ, nhân hóa, nói quá.
Khẳng định vẻ đẹp và tài năng của người phụ nữ.
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
( TRÍCH TRUYỆN KIỀU)
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mạt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
BỐ CỤC 3 PHẦN
Đoạn 1
(6 câu đầu)
Hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi của Kiều
Đoạn 2
(8 câu tiếp)
Nỗi thương nhớ của Kiều
Đoạn 3
(8 câu cuối)
Tâm trạng buồn lo của Kiều qua cái nhìn cảnh vật

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (Trích “Truyện Kiều -Nguyễn Du)
1. Hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi của Kiều: Cảnh thiên nhiên mênh mông, bát ngát nhưng vắng vẻ, đồng điệu với tâm trạng buồn tủi cô đơn bẽ bàng của Kiều
2. Nỗi thương nhớ của Kiều: Nàng đớn đau, day dứt, ân hận nhớ nhung da diết mối tình đầu; lo lắng, đau xót khi không phụng dưỡng được cha mẹ lúc già yếu
3. Tâm trạng buồn lo của Kiều qua cái nhìn cảnh vật: Kiều cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, lo sợ, bàng hoàng trước tương lai mờ mịt; tuyệt vọng, hãi hùng trước cơn tai biến dữ dội luôn rình rập ập xuống đời nàng
Đoạn trích khắc họa hình tượng Thúy Kiều trong tâm trạng cô đơn, tràn ngập chua xót về mối tình tan vỡ, nỗi đau buồn vì cách biệt cha mẹ, lo sợ hãi hùng trước cơn tai biến dữ dội như sắp ập lên cuộc đời nàng
Nghệ thuật miêu tả nội tâm, diễn biến tâm trạng qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
1. Nội dung
2. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: là mượn cảnh vật để (ngụ) gửi gắm tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là tâm trạng của con người. Cảnh là phương tiện để miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả.
- Độc thoại nội tâm: Là lời nói thầm bên trong, nhân vật tự nói với chính mình.
nguon VI OLET