Phần đọc hiểu văn bản (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên                                                  
Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.
 
…ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
giọt nước mắt già nua không ứa nổi
ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình
ta vẫn thản nhiên?
(Mẹ – Đỗ Trung Quân)
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt có trong văn bản?

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu ;
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
  Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua

Câu 3: Nhà thơ đã nhận ra được điều gì trong những câu thơ sau:
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm


Câu 4: Tình cảm, suy tư nào của nhà thơ được bộc lộ trong đoạn thơ trên khiến em đồng cảm sâu sắc nhất?

Phần tạo lập văn bản (7 điểm)


Câu 1( 3 điểm)


Từ lối sống vô tình, thản nhiên, em hãy viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ mình về lối sống thờ ơ vô cảm với những người thân xung quanh mình của giới trẻ trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Câu 2 (4 điểm)
Hãy kể một câu chuyện cảm động mà bản thân em từng chứng kiến hoặc được đọc qua sách báo đã để lại trong em những bài học , những suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống. ( câu chuyện về long nhân ái).
I. Mở bài
Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Trong cuộc sống hiện nay tồn tại nhiều căn bệnh nguy hiểm mà cách chữa chỉ có một, đó chính là sự thay đổi suy nghĩ từ chính bản thân mỗi người.
Nêu vấn đề cần nghị luận đặt ra ở đề bài: Bệnh vô cảm chính là một trong những căn bệnh nguy hiểm đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay.
II. Thân bài
1. Giải thích khái niệm
2. Thực trạng, biểu hiện của căn bệnh vô cảm trong cuộc sống
3. Phân tích nguyên nhân
4. Bình luận về tác hại của hiện tượng
5. Đề xuất các giải pháp phù hợp
6. Liên hệ bản thân:
Cần lưu ý liên hệ những hành vi, biểu hiện của căn bệnh vô cảm trong chính môi trường học đường để hiểu và tránh.
II. Kết bài
Khẳng định lại về hiện tượng đời sống đã bàn luận: Vô cảm là căn bệnh nguy hiểm, để lại hậu quả nghiêm trọng mà mỗi người cần tránh.
Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người: Mọi người cần chung tay đẩy lùi căn bệnh này.
II. Thân bài
1. Giải thích khái niệm
2. Thực trạng, biểu hiện của căn bệnh vô cảm trong cuộc sống
3. Phân tích nguyên nhân
4. Bình luận về tác hại của hiện tượng
5. Đề xuất các giải pháp phù hợp
6. Liên hệ bản thân:
Cần lưu ý liên hệ những hành vi, biểu hiện của căn bệnh vô cảm trong chính môi trường học đường để hiểu và tránh.
II. Thân bài
1. Giải thích khái niệm
+ “Vô cảm”: “Vô” (tức “không”), “cảm” (tình cảm, cảm xúc), “vô cảm” có thể hiểu là không có tình cảm, cảm xúc ⇒ căn bệnh này có thể hiểu là sự thờ ơ, không quan tâm đến những sự vật, sự việc xung quanh mình.
2. Thực trạng, biểu hiện của căn bệnh vô cảm trong cuộc sống
- Căn bệnh vô cảm ngày càng phổ biến, lan rộng trong xã hội (kết hợp lồng các dẫn chứng trong quá trình phân tích):
Thờ ơ, vô cảm với những hiện tượng trái đạo lí, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội: Hiện tượng livestream trên mạng xã hội (hiện tượng học sinh cấp 2 tại Hải Dương), bắt gặp hiện tượng trộm cắp thì im lặng, học sinh thấy các hiện tượng tiêu cực như quay cóp, bạo lực học đường thì coi như không biết …
Thờ ơ, vô cảm với những nỗi buồn, nỗi đau của chính những người đồng bào: Gặp người tai nạn bị tai nạn giao thông xúm vào bàn bạc, quay phim, chụp ảnh. Bỏ qua những lời kêu gọi giúp đỡ của đồng bào miền Trung bão lũ,…
+Thờ ơ, vô cảm với những vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước: Thờ ơ với những cảnh đẹp quê hương, thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh tại các điểm du lịch…
Thờ ơ, vô cảm với chính cuộc sống của bản thân mình: Hiện tượng học sinh đi học muộn, không chú ý học tập. Hiện tượng sinh viên thức rất khuya sử dụng smartphone, thể hiện sự thờ ơ với chính sức khỏe của bản thân…
3. Phân tích nguyên nhân
Sự phát triển nhanh chóng của cuộc sống khiến con người phải sống nhanh hơn, không còn thời gian để ý tới những gì xung quanh
Sự bùng nổ mạnh mẽ của những thiết bị thông minh dẫn đến sự ra đời của các trang mạng xã hội ⇒ con người ngày càng ít giao tiếp trong đời thực
Sự chiều chuộng, chăm sóc, bao bọc quá kĩ lưỡng cha mẹ đối với con cái ⇒ coi mình là trung tâm, không để ý đến điều gì khác nữa
Sự ích kỉ của chính bản thân mỗi người
4. Bình luận về tác hại của hiện tượng
Hậu quả vô cùng to lớn: con người mất đi những chỗ dựa mỗi lúc khó khăn, xã hội tràn đầy những điều xấu, điều ác
Xa hơn, con người đánh mất đi những giá trị người tốt đẹp của dân tộc, ảnh hưởng, làm lệch lạc những suy nghĩ của thế hệ tương lai.
5. Đề xuất các giải pháp phù hợp
Lên án, phê phán những hành vi tiêu cực, thờ ơ vô cảm đối với đời sống xung quanh
Hạn chế phụ thuộc vào các thiết bị thông minh, thế giới ảo…
Rèn luyện lối sống lành mạnh: Yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mọi người…
Tăng cường thực hành, trải nghiệm thực tiễn trong các môn học: Đạo đức, giáo dục công dân để học sinh học cách yêu thương, chia sẻ
6. Liên hệ bản thân:
Cần lưu ý liên hệ những hành vi, biểu hiện của căn bệnh vô cảm trong chính môi trường học đường để hiểu và tránh.


“Một thử thách cũng có thể trở thành một cơ hội vàng khi ta biết nắm bắt và xoay chuyển nó” - Khuyết danh

I. Mở bài
Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao quý của con người.
Vậy lòng nhân ái đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
II. Thân bài
1. Giải thích
Lòng nhân ái là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa con người và con người.
2. Chứng minh
- Tại sao chúng ta phải có lòng nhân ái?
Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có.
Khi thể hiện tình yêu thương, nó mang đến cho chúng ta suy nghĩ, dư âm ngọt ngào và bình yên trong tâm hồn.
Là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người.
Lòng nhân ái có khả năng giúp đỡ con người qua cơn khốn khó, mang đến cho họ suối nguồn của tình thương con người.
Lòng nhân ái còn giúp cho những con người đang lầm đường lỡ bước quay lại với con đường chân chính.
Yêu thương thật sự đem lại hạnh phúc cho mọi người không chỉ riêng ta mà là cả nhân loại.
- Dẫn chứng: Nêu ra những con người thể hiện sự yêu thương trong xã hội mà người học biết (thông qua sách báo, truyền hình…).
3. Bình luận 
- Phê phán những con người có hành động coi thường, khinh rẻ những người nghèo khó cần được sự giúp đỡ, yêu thương đặc biệt là người nghèo, trẻ em cơ nhỡ.
- Những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về lòng nhân ái:
Lòng nhân ái chỉ trở thành giá trị đạo đức khi chính nó là một sự hi sinh vị tha. (Đen-bôn)
Thấy người hoạn nạn thì thương.
Thấy người cùng khổ lại càng thương hơn.
Thương người như thể thương thân. (tục ngữ)
III. Kết bài
Lòng nhân ái là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người.
Cần mở rộng tấm lòng của mình ra xung quanh cuộc sống để thấy rằng xung quanh ta còn có rất
nguon VI OLET