NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
( TRÍCH)
- NGUYỄN TUÂN -
Tìm hiểu chung
Đọc – hiểu văn bản
1. Lời đề từ
2. Hình tượng con Sông Đà
a. Sông Đà hung bạo, dữ dội
b. Sông Đà thơ mộng, trữ tình
3. Hình tượng người lái đò sông Đà
III. Tổng kết
CẤU TRÚC BÀI HỌC
1. Tác giả
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn xuất sắc của văn xuôi hiện đại Việt Nam
- Ông là một nhà văn, nghệ sĩ lớn suốt đời đi tìm cái đẹp
- Phong cách nghệ thuật: tài hoa, uyên bác.
1. Tác giả
(1910-1987)
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
- In trong tập tuỳ bút Sông Đà, xuất bản 1960
- Tác phẩm là kết quả chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958 của Nguyễn Tuân.
b. Mục đích sáng tác: Tìm chất vàng của vùng Tây Bắc Thiên nhiên và
Con người


c. Thể loại : Tuỳ bút
- Kết cấu tự do, phóng túng, biến hóa linh hoạt (Từ một câu chuyện, một sự việc nào đó để liên tưởng, bàn bạc, suy ngẫm...)
- Giàu chất kí và thấm đẫm yếu tố trữ tình
d. Cảm hứng chủ đạo: Ca ngợi thiên nhiên, đất nước, con người và cuộc sống mới ở vùng cao Tây Bắc.
Thượng nguồn: Vân Nam, Trung Quốc.
Độ dài : 910 k,
Diện tích lưu vực sông 52900km2
Cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng, là nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện Việt Nam.
Một số nhà máy thủy điện được xây trên sông Đà: Thủy điện Hòa Bình, Sơn La.
Một số hình ảnh về Sông Đà
Một số hình ảnh về Sông Đà
Nhìn từ trên nhà máy thuỷ điện
Một số hình ảnh về Sông Đà
Cái nhìn toàn cảnh về Sông Đà

( Mọi dòng sông đều chảy về hướng đông- Chỉ có dòng sông Đà chảy theo hướng bắc)
→ Dòng sông có hướng chảy độc đáo, đi ngược với quy luật tự nhiên. Sông Đà có tính cách độc đáo, riêng biệt.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2. Hình tượng con sông Đà
2. Hình tượng con sông Đà
a. Sông Đà hung bạo, dữ dội

Bờ đá dựng vách thành
+ Dựng vách thành, chỉ đúng ngọ mới thấy mặt trời.
* Cảnh đá bờ sông
+ “Đá .. dựng vách thành,.. Đúng ngọ mới thấy mặt trời”
+ “ Vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu”.
+ “Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá...”
+ “Có quãng con nai, con hổ đã có lần vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia…”
Diễn tả một cách hình ảnh sự nhỏ hẹp, hùng vĩ, hiểm trở của dòng sông.
- Hình ảnh so sánh, liên tưởng :
Hình ảnh mặt ghềnh Hát Loóng.
* Quãng mặt ghềnh Hát Loóng
- “ Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”
 Thủ pháp điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp
 Âm hưởng dữ dội, dồn dập, mạnh mẽ
- “ Cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy.”
 Thủ pháp điệp âm “cuồn cuộn, gùn ghè ”, so sánh, nhân hóa con sông như một kẻ chuyên đi đòi nợ dữ dằn
 Sự dữ dội của ghềnh sông.
Hút nước (xoáy nước) trên Sông Đà
Hút nước (xoáy nước) trên Sông Đà
Những cái hút nước trên sông Đà
* Những “cái hút nước”
- Những cái hút nước giống như: “ cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”, “ nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “ nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào ”  Hàng loạt các so sánh, liên tưởng độc đáo -> tô đậm mức độ khủng khiếp của những cái hút nước
“ Có những thuyền bị cái hút nước hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối...tan xác ở khuỷnh sông dưới ”
 Hình ảnh đầy chất hiện thực diễn tả sự “tàn nhẫn” của những cái hút nước Sông Đà.
Lấy hình ảnh “ ô tô sang số…bờ vực ” để ví von với cách chèo thuyền.
Tưởng tượng xuất thần về cú lia ngược của chiếc máy quay phim : “thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve…cây gậy đánh phèn ”
 Nhân hóa, so sánh, liên tưởng, vận dụng kĩ thuật đặc tả của điện ảnh để Đặc tả sự dữ dằn, ghê rợn của những hút nước quái ác  Tài hoa, uyên bác.
* Sóng nước sông Đà
 so sánh, nhân hóa: dữ dội, mạnh mẽ, nham hiểm của sông Đà
* Những thác nước
* Những thác nước
* Những thác nước

Âm thanh: “ nghe như là oán trách ” lúc thì “ van xin ”, rồi như “ khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo ”, thế rồi bất ngờ “ nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng...”
Nhân cách hóa con sông như một sinh thể dữ dằn, gào thét trong những âm thanh ghê sợ.
- Diện mạo: Tên nào “ trông cũng ngỗ ngược ”, “ nhăn nhúm ”
Trông như những tên lính thủy hung tợn sẵn sàng giao chiến. Cả một trận địa đá sẵn sàng dìm chết con thuyền.

Sông Đà như một sinh thể có tiếng nói với nhiều cung bậc, sắc thái tâm trạng, cảm xúc…
- Đá mai phục trong lòng sông, nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền.
- Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm, méo mó.
* Ca ngợi sông Đà
 Vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau như điện ảnh, võ thuật, âm nhạc, điêu khắc, Nguyễn Tuân đã khắc họa sinh động sự hung bạo của Sông Đà với nhiều vẻ khác nhau: hiểm trở, cuộn sôi, dữ dội , mạnh mẽ, hoang dã, điên cuồng, mưu mô, xảo quyệt
Đập thủy điện trên sông Đà
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
Nguyễn Tuân
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Hình tượng con Sông Đà
b. Sụng D� hi?n hũa, tr? tỡnh ? h? luu:
Hình dáng
- Màu sắc
Dòng nước
Cảnh hai bên bờ
       Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm chợt được giật mình vì một tiếng còi xúp – lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái- Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “ Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng nghe thấy một tiếng còi sương?…”
   
( Nguyễn Tuân – Người lái đò sông Đà, Ngữ văn 12,tập 1,  trang 191, 192)
   
- Hình dáng:mềm mại kiều diễm
“ Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo và mù núi mèo đốt nương xuân ”

- Gợi cảm về màu sắc :
+ “ Mùa xuân dòng xanh ngọc bích ”
+ “ Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa … bực bội gì mỗi độ thu về”

- Gợi cảm xúc :
+ Với con người : con sông như một cố nhân “ đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân ”
+ Gợi vẻ đẹp của một áng Đường thi :“ Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu ”

- Cảnh hai bên bờ:
“ Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”(191)
 Không khí hoang dại, tĩnh lặng
“ Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà …vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”
Trù phú, đầy chất thơ
“ một nương ngô nhú lên…cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu … đàn cá dầm xanh ”
Tràn trề nhựa sống
- Ca ngợi cảnh đẹp qua câu thơ của Tản Đà
Dải sông Đà bọt nước lênh bênh
Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình
 Nhà văn đã tạo dựng nên một không gian trữ tình khiến người đọc say đắm, ngất ngây, là công trình tuyệt vời của tạo hóa
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
Sông Đà vừa hung bạo, hùng vĩ, vừa trữ tình, thơ mộng. Hai nét tính cách đối lập đó đã tạo nên bức tranh toàn cảnh về Sông Đà độc đáo, thú vị làm say đắm lòng người.
 SƠ KẾT :
Để giữ mãi vẻ đẹp của thiên nhiên, em cần phải làm gì?
Tìm hiểu chung
Đọc – hiểu văn bản
1. Lời đề từ
2. Hình tượng con Sông Đà
a. Sông Đà hung bạo, dữ dội
b. Sông Đà thơ mộng, trữ tình

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
Nguyễn Tuân
3. Hình tượng người lái đò sông Đà
3. Hình tượng người lái đò sông Đà
- Hình ảnh người lài đò chính là đối tượng của cái đẹp, lấp lánh ánh sáng của người nghệ sĩ tài hoa. Bởi lẽ, ở đây, lái đò - chở đò là cả một nghệ thuật cao cường trên sông nước.
 Nghệ thuật ấy là sự nhập thân vào cả hai phương diện tâm hồn và tính cách của ông lái.
2. Ông lái đò:
* Về lai lịch :
- Ông đò là một ông già 70 tuổi. Ông sinh ra và lớn lên ngay bên bờ sông Đà .

- Phần lớn cuộc đời ông dành cho nghề lái đò dọc trên sông Đà – một nghề đầy gia khổ và hiểm nguy.
“Quê ông ở ngay chỗ ngã tư sông sát tỉnh”.
* Về hình dáng:
- Cái gian nan, khổ cực của nghề lái đò như “ chạm khắc”, làm nên một hình dáng rất đặc biệt của ông lái .
 Chỉ một vài nét, Nguyễn Tuân đã tạc nên một bức chân dung của lái đò không chỉ hình dáng bề ngoài mà cả nội tâm, phong thái của một người lao động có tâm hồn.
“ Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng. Giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt gềnh… Nhỡn giới ông vòi vọi ….Cái đầu quắc thước…đặt trên một thân hình cao to và gọn quánh như chất sừng, chất mun.”
* Tài năng và tâm hồn:
+ Trong thời gian hơn chục năm “trên sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần…chính tay ông giữ lái độ sáu chục lần”…
+ Ông am hiểu tường tận về con sông, về phương tiện đi lại, ông dùng mắt “mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở”;
Ông thuộc dòng sông như thuộc “ một trường thiên anh hùng ca…”
 Là người từng trải, hiểu biết và rất thành thạo trong nghề lài đò.
- Bình tĩnh, ung dung đối đầu với những cơn cuồng bạo của thác gềnh (nén đau, giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo lần lượt vượt qua các vòng vây của thủy trận sông Đà).
- Xử lý các tình huống nguy hiểm một cách tài tình, linh hoạt “nắm chắc binh pháp của thần sông, thần núi…”.
- Động tác điêu luyện “cỡi đúng ngay lên bờm sóng luồng nước, phóng thẳng thuyền vào giữa thác…”
=> Là người mưu trí, dũng cảm; bản lĩnh cao cường và tài ba.
- Ông không thích lái đò trên những khúc sông bằng phẳng. Ông bảo “Chạy thuyền trên khúc sông không có thác, nó dễ dại tay dại chân và buồn ngủ”.
- Ông thích chạy đò qua những khúc sông có nhiều gềnh thác vì ông cảm nhận rằng “hết gềnh thác, hình như sông Đà hết đậm đà với nhà đò”.
- Người lái đò coi việc chiến thắng thủy trận sông Đà là chiến công mà chỉ là một chuyện thường, là điều tất nhiên “ đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ đầm xanh…”
Hình ảnh minh họa ông lái đò nghỉ ngơi
khi dừng chèo
Tóm lại
- Ông lái đò là hình ảnh tuyệt đẹp về người lao động bình thường nhưng tài ba, trí dũng. Nhân vật ông lái được xây dựng trong mối tương quan với hoàn cảnh
(cuộc đối đầu dữ dội với sông Đà) để làm bật nổi phẩm chất và tính cách.
- Nét độc đáo là Nguyễn Tuân đã sử dụng tri thức hội họa , điện ảnh, võ thuật, quân sự một cách tài hoa – uyên bác để diễn tả sinh động tài nghệ của nhân vật.
 Qua đó , nhà văn đã dành cho nhân vật những tình cảm yêu mến và trân trọng, ngợi ca.
- Qua bài tùy bút, ta thấy rõ phong cách của Nguyễn Tuân:
+ Cách nhìn và tả cảnh thiên nhiên thật đẹp
(thiên nhiên sông Đà vừa mang một vẻ đẹp dữ dội “như thiên anh hùng ca”, vừa mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng…)
 Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, vốn ngôn ngữ cực kỳ phong phú của nhà văn.
* Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua bài tùy bút:
+ Cách nhìn và miêu tả con người lao động của nhà văn chú trong vào vẻ đẹp trí tuệ , tài năng và tâm hồn (tấm lòng ông lái và cô lái đò thật chân chất, đôn hậu).
- Nghệ thuật viết tùy bút của Nguyễn Tuân thật đặc sắc :
+ Lối ví von độc đáo, bất ngờ, chính xác.
+ Chi tiết chân thực và hóm hỉnh.
+Cách viết phóng túng, ngôn ngữ điêu luyện.
+ Sự hiểu biết khoa học cặn kẽ, sức tưởng tượng phong phú, cảm xúc sâu lắng. Đặc biệt là lòng yêu thương và tự hào về con người và đất nước.
nguon VI OLET