NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP ĐẢNG (1920-1930)
LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN HIỆN ĐẠI I

Giảng viên: Ngô Sỹ Tráng.
Danh Sách Thành Viên.
Nguyễn Hoàng Bích Triều K39.608.105
Nguyễn Thị Huyền Anh K40.608.005 (NT)
Võ Hồng Loan K40.608.040
Nguyễn Thị Thanh Thùy K40.608.098
Nội dung chính
I. Xuất thân của Nguyễn Ái Quốc.

Nguyễn Ái Quốc (19/5/1890-2/9/1969)
Tháng 6 năm 1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước điểm xuất phát của cuộc hành trình đó là bến cảng Nhà Rồng, Sài Gòn.
Suốt 30 năm Tìm đường cứu nước 1911-1941, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước trên thế giới.
II. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trước năm 1920.
1. Giai đoạn trước 1911:
Cụ Nguyễn Sinh Sắc: là nhà Nho yêu nước, cấp tiến, là người thầy đầu tiên của Bác
1895: vào Huế lần đầu
1901: lấy tên là Nguyễn Tất Thành
1907 – 1908: học tại trường Quốc học Huế
4/1908: tham gia phong trào chống thuế ở Trung kỳ
5/6/1911: ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu buôn của Pháp La tút sơ Tơrê vin, lấy tên Văn Ba, làm phụ bếp trên tàu
2. Giai đoạn 1911 – 1920:

6/7/1911: đặt chân đến Pháp lần đầu tiên, đến thành phố Mác xây
1912 – 1913: ở Mỹ, sống chủ yếu tại Boston
1913 – 1917: sống ở Anh, làm rất nhiều nghề: cào tuyết, đốt than, thợ ảnh…,tham gia hoạt động cách mạng lần đầu
1917 – 1920: ở Pháp:
Cuối năm 1917: trở lại Pháp, sống chủ yếu tại Pari
Đầu năm 1919: tham gia Đảng xã hội Pháp
6/1919: gửi “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đến hội nghị Véc xây.
7/1920: đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin đăng trên báo Nhân đạo(L’Humanite) đây là sự kiện đánh dấu tìm ra con đường cứu nước.
12/1920: tham gia đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tổ chức tại thành phố Tua, tại đây Người tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản => chuyển biến từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại phòng họp lớn của nhà Mane ở thành phố Tua (Tours) trong lần tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18
III. Quá trình thành lập Đảng (1920-1930).

Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam gắn bó mật thiết và trực tiếp với những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.

Quá trình này được bắt đầu từ năm 1920 khi Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mac-Lenin và trở thành người Công Sản Việt Nam đầu tiên. Quá trình kết thúc vào đầu tháng 1 năm 1930 khi Đảng ra đời.

Đảng Cộng Sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp của chủ nghĩ Mac-Lenin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Trong nước.
Các phong trào yêu nước ở nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 đều thất bại.
Tính chất xã hội thay đổi kéo theo việc hình thành các giai cấp, tầng lớp xã hội mới trong đó đặt biệt là sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam.
Thế giới.
Sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ I (1914-1918) thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 10 Nga 1917.
Sự ra đời của chủ nghĩa Mac-Lenin và quốc tế cộng sản là những sự kiện có tác động lớn đến cục diện thế giới và ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.
1.Tình hình thế giới và trong nước.

Tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng trong nước với nhiệm vụ đặt ra là đánh đuổi xâm lược, đánh đổ phong kiến giành độc lập
2. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng.


Tại Đại hội Tous tháng 12/1920 Người đã dứt khoát đứng về phía Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Inforaphic
a/Ở Pháp.
Năm 1921 Nguyễn Ái Quốc thành lập: “Hội Liên hiệp thuộc địa” nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa chống chủ nghĩ a đế quốc .
Vào năm 1922 Người viết nhiều sách báo, đặc biệt là báo “Người cùng khổ” báo Nhân đạo, báo Đời sống công nhân và quan trọng nhất là cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo đó được bí mật đưa về nước gây ảnh hưởng rất to lớn.
Bản án chế độ thực dân Pháp.
b/Ở Liên Xô.

Từ giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động trong Quốc tế cộng sản, tham gia nhiều hội nghị quốc tế quan trọng như Đại hội quốc tế Cộng sản lần thứ V.
Người tìm hiểu chế độ Xô Viết, nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức Đảng kiểu mới của Lenin, tiếp tục tuyên truyền các quan điểm của Lenin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Viết bài cho báo Sự Thật, tạp chí thư tín quốc tế.
Đặc biệt, bản báo cáo của Người tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V đã phác họa ra những nét cơ bản của phương hướng chiến lược trong cách mạng giải phóng dân tộc.
c/Ở Trung Quốc.

Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về đến Trung Quốc.
Tháng 6/1925, Người sáng lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có hạt nhân là tổ chức Cộng sản đoàn. Đó là tổ chức tiền thân của Đảng, chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập Đảng ta sau này.
Người sáng lập báo Thanh niên.
Thông qua hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, chủ nghĩa Mac Lenin đã tiếp tục được truyền bá vào trong nước.
Phong trào cách mạng nước ta phát triển sôi nổi, một đội ngũ cách mạng những người kiểu mới do Nguyễn Ái Quốc đào tạo đã trưởng thành.
Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã gây tiếng vang to lớn, ảnh hưởng tới cả các tổ chức yêu nước khác.

Inforaphic
3.Cuộc đấu tranh trực tiếp đưa đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

1919 – 1925, công nhân đã bãi công để đưa những yêu cầu và những quyền lợi cụ thể của mình đến giới chủ, nhưng còn rời rạc.
1926 – 1929, các cuộc bãi công đã vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, một địa phương, một ngành và đã có sự liên kết thành phong trào chung.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân, phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân khác cũng diễn ra mạnh mẽ.
Chủ nghĩa Mac Lenin được tuyên truyền ngày càng mạnh vào Việt Nam
Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập và phát triển tổ chức trên cả 3 kỳ.

Năm 1929 phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước ngày càng phát triển liên kết thành làn sóng dân tộc, dân chủ mạnh mẽ, yêu cầu phải thành lập Đảng cộng sản.

Trước tình hình đó, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ngày càng bộc lộ hạn chế , không làm tròn vai trò lãnh đạo phong trào được nữa và dẫn đến nội bộ bị phân hóa kết quả là sự ra đời của 3 tổ chức Đảng cộng sản.
3 Tổ chức Đảng cộng sản.
17/6/1929, đại biểu các tổ chức cộng sản ở miền Bắc quyết định thành lập Đông Dương Công sản Đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ của Đảng, ra báo Búa liềm cơ làm quan ngôn luận.

Tháng 8/1929, Tổng bộ và Kì bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kì quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng.

Tháng 9/1929, những người cộng sản trong Tân Việt tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
Tuy nhiên, sự hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau của ba tổ chức cộng sản Việt Nam ra đời năm 1929 gây nên những tác động không tốt đến phong trào cách mạng trong cả nước. Đặt ra yêu cầu phải có một Đảng thống nhất để lãnh đạo cách mạng.

Được tin hội cách mạng thanh niên phân liệt thành hai tổ chức cộng sản, Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan trở về Trung Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất Đảng.

Với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (6/1/1930- 8/2/1930, tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc)
Kết quả:

3 tổ chức cách mạng thống nhất thành 1 Đảng dủy nhất lấy tên là thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt…sau này được xem là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tranh sơn dầu của Phan Kế An
IV. Công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tìm ra con đường cứu nước là tiền đề phát triển của dân tộc Việt Nam, đóng góp to lớn, thiết thực chuẩn bị cho việc mở ra một giai đoạn phát triển mới của phong trào cách mạng vô sản, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.
Hai thập niên đầu thể kỉ XX, với những hoạt động cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩa Mác-LêNin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng. Đồng thời, Người đã thành công trong việc hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
V. Ý nghĩa của việc thành lập Đảng đối với cách mạng Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.
Đảng ra đời đã vạch ra được phương pháp cách mạng đúng đắn: cách mạng bằng bạo lực…
Làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt Nam, được mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Đại cương lịch sử Việt Nam tập II – GS.Đinh Xuân Lâm, NXB Giáo Dục.
Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - PGS.TS Đinh Xuân Lý, NXB Chính trị quốc gia.
Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, tập 2.
http://www.baotanghochiminh-nr.vn/tieu-su-su-nghiep.html
http://songoaivu.binhphuoc.gov.vn/3cms/nguyen-ai-quoc-thanh-lap-dang-cong-san-viet-nam.htm

Tài liệu tham khảo.
Infographic
nguon VI OLET