Trường Đại học Thủ Dầu Một
Môn: Nguyễn Du và Truyện Kiều

GV: Lê Sỹ Đồng
Nhóm 3: Con người Nguyễn Du

Thành viên :
Huỳnh Thị Hồng Diễm (2)
Trương Lê Quỳnh Như (4)
Lê Thị Quỳnh Như (3)
Phan Thanh Thanh (1)
Đặng Thanh Quân (1)
Lê Thị Hồng Giang (2)
Phạm Nguyễn Như Quỳnh (2)
Lê Năng Long (3)
Nguyễn Bá Duy (4)
1. Kẻ sĩ đa tình
Người đa tình là người biết yêu thương, sống rất tình cảm và dễ nảy sinh tình cảm với người khác. Đây không chỉ là tình cảm nam nữ mà mở rộng là tình yêu với mọi người.
1.1. Có nhiều tình yêu với phụ nữ

Người vợ đầu của Nguyễn Du
+ Là con gái thứ sáu của Đoàn Nguyễn Thục đậu Hoàng giáp và làm quan đến chức Phó Đô ngự sử thời Lê.
+ Ông là một người rất thương vợ, lúc vợ ông mất ông thương nhớ khôn nguôi. Ông lúc nào cũng mơ thấy người vợ đã mất trở về tìm mình tại nơi đây.
Kí mộng
Nguyễn Du
Phiên âm:
Thệ thủy nhật dạ lưu 
Du tử hành vị quy 
Kinh niên bất tương kiến 
Hà dĩ úy tương ti (tư).
Dịch nghĩa:
Dòng song thề ngày đêm chạy mãi.
Du tử đi sao lại chữa về!
Bao năm vắng bóng ủ ê,
Cách gì an ủi đêm về nhớ nhau!
Mối tình của Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương.
+ Năm 1790, Nguyễn Du ở tại gác tía gần Hồ Tây của anh Nguyễn Khản.
+ Xuân Hương đang ở tuổi 16 - 17, là cô gái xinh xắn, nghịch ngợm và có phần hiếu thắng do được ông bà thầy đồ Diễn chiều chuộng.
+ Cô học chữ Hán, chữ Nôm rất nhanh, lại biết làm thơ, ứng đối thông minh, sắc sảo.
+ Xuân Hương gặp Nguyễn Du trong một lần bơi thuyền đi hái sen. Họ kết bạn và nhanh chóng cảm mến nhau. Họ quan tâm, chăm sóc nhau, cùng nhau đi chơi, thăm thú bạn bè hay luận thi ca.
+ Đặc biệt, cả hai hồn thơ lớn đều mượn thơ để nói hộ lòng.




Hỏi trăng
Hồ Xuân Hương
“Trải mấy thu nay vẫn hãy còn
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn
Hỏi con bạch thỏ đà bao tuổi
Lại chị Hằng Nga đã mấy con?
Đêm tối cớ chi soi gác tía?
Ngày xanh còn thẹn với vừng son
Năm canh lơ lửng chờ ai đó?
Hay có tình riêng với nước non?"
Thạch Đình tặng biệt
Nguyễn Du
“Đường nghĩa bấy lâu trót vẽ vời
Nước non sầu nặng muốn đi về
Cung hoàng diệu vợi đường khôn lọt
Đường nguyệt mơ màng giấc hãy mê
Đã chắc hương đâu cho lửa bén
Lệ mà hoa lại quyến xuân đi
Xanh vàng chẳng phụ lòng nhân ái
Tròn trặn gương tình cũng khó khi”.
Những người đẹp Thăng Long đi qua cuộc đời Nguyễn Du cho thấy cái tình của thi sỹ - Tấm lòng thơ vẫn tình đời chứa chan (Tố Hữu). Tuổi trẻ, thơ Nguyễn Du trong sáng, lãng mạn, gần gũi với thiên nhiên, gần gũi với những nét dân dã.
Mối tình của Nguyễn Du với Đỗ Thị Nhợt
+ Khi ông sang Nhị Hà, cô gái đó đã chở Nguyển Du sang sông. Đò vắng khách thì ông bèn trổ tài ghẹo chọc:
“Cô ơi chèo chống tôi sang
Kẻo trời trưa trật lỡ làng tôi ra
Còn nhiều qua lại lại qua
Giúp cho nhau nữa để mà.”
+Tuy nhiên, tình cảm không thể tiến đến gần hơn. Nguyễn Du cũng không thể gặp lại người tình. Ông vô cùng đau đớn:

“Yêu nhau những muốn gần nhau
Bể sâu trăm trượng tình sâu gấp mười
Vì đâu cách trở đôi nơi
Bến nay còn đó, nào người năm xưa.”
Một chàng trai rất đỗi đa tình, là tình của một người tài tử, cái tình gắn với ca dao thôn dã chứ không phải là cái tình trong gia pháp uy nghiêm.
Nàng ca nữ (Cô Cầm)
+ Lúc nhỏ nàng học đàn Nguyễn nơi đội nữ nhạc trong cung vua Lê. Binh Tây Sơn dấy lên, các đội nhạc cũ lớp chết lớp bỏ đi. Nàng lưu lạc ở các chợ, ôm đàn gảy dạo.
+ Cầm vừa là ca nương, vừa có ngón đàn điêu luyện cuốn hút hồn người. Cô rất xinh, lại rất đường hoàng, bản lĩnh.
+ Nguyễn Du thì cảm nhận, dường như con người này đang là hiện thân của một sự đoạn tuyệt mơ hồ.
+ Vào năm 1791, khi Tố Như 26 tuổi, cô Cầm 21 tuổi. Hơn hai chục năm sau, Nguyễn Du gặp lại cô Cầm trong một tiệc rượu khác tại Thăng Long nhưng không tài nào nhận ra vì trước mặt ông chỉ là một người đàn bà gầy gò, tiều tụy, mặc áo vá, lẫn trong một đoàn nữ nhạc, không nói, không cười.
+ Bài thơ “Long thành cầm giả ca” ra đời không chỉ là nỗi cảm thương với một thân phận tài hoa mệnh bạc, một tài nữ kỳ diệu bậc nhất kinh đô một thời.
1.2. Nhiều tình cảm với mọi người
Chia tay với bạn, ông mượn hình ảnh mặt trăng để an ủi, làm chỗ nương tựa cho nhau :
“Cao sơn lưu thủy vô nhân thức
Hải giác thiên nhai hà xứ tầm?
Lưu thủ giang Nam nhất phiến nguyệt,
Dạ lai thường chiếu lưỡng nhân tâm .”
(Lưu biệt Nguyễn Đại Lang)
Nguyễn Du là một người đa tình, nhưng tình của ông còn trải rộng hơn trước các hạng người và vật.

Ông gắn bó với cả mộ phu xe bắt gặp trên đường đi xứ của mình :
“Hà xứ thôi xa hán
Tương khan lục lục đồng”
(Hà Nam đạo trung khốc lửa)
Gặp một ông già mù hát rong ở châu Thái Bình:
“Quan giả thập sổ tịnh vô ngữ
Đãn kiến giang phong tiêu tiêu giang nguyệt minh.”
(Thái bình mại ca giả)



Gặp bác tiều phu :
“ Dã túc phùng tiều giả
Tương liên bất tại đồng ”
(Phượng hoàng lộ thượng tảo hoành)
Ông thương người mẹ lang thang cầu bơ cầu bất lê mình để đi xin ăn cho ba đứa con nhỏ, thương người ca kỹ đất kinh thành, thương người hát rong ở Thái Bình…
Trái tim Nguyễn Du đã phẫn nộ trước thế lực tàn bạo của những kẻ đã hủy hoại tài năng, số phận của con người.

Ông khuyên hồn của Khuất Nguyên đừng ở lại nơi đây mà hãy mau mau yên lòng thu tinh thần về với thái hư. Do:
“Đời sao ai ai cũng là thượng quan
Mặt đất đâu đâu cũng là sống Mịch La
Cá rồng không ăn thịt, hùm sói cùng ăn mất.”
Cái tâm của ông đã cho ta thấy những thân phận bi kịch của người đàn bà tài sắc, những kẻ hồng nhan bạc mệnh, tài hoa mà chẳng có được sự an yên.
Viết về những con người với số phận đau đớn như thế, Nguyễn Du coi đó cũng như viết về chính mình “cùng một lứa bên trời lận đận”. 
Nguyễn Du không thể không trăn trở, tủi hờn, đau xót vì nông nỗi sống chửa nên danh, thư kiếm không thành...
Thương thân, xót thân là một nguồn cảm hứng lớn và được thể hiện nhất quán trong sáng tác của Nguyễn Du.
Một quan niệm hết sức tiến bộ: Thương nhau không cứ ở chỗ giống nhau.
1.3. Đa tình với quê hương
Ông đã dành cho quê một tình cảm sâu sắc, thiết tha:
“Hồng Sơn cao ngất mấy trùng
Đò cài mấy trượng thì lòng bấy nhiêu. ”
(Thác lời trai phường nón)
Một mình giữa đêm xuân, ông cảm thấy cô đơn, buồn tủi, bật lên tiếng khóc nhớ quê :
“Ký lữ đa niên đăng hạ lệ
Gia hương thiên lý nguyệt trung tâm
Nam Đài thôn ngoại, long giang thúy
Nhất phiến hàn thanh tống cổ cam (kim).”
(Xuân dạ)
Những hình ảnh quê hương trở nên gần gũi, thân thiết là yếu tố giúp nhà thơ có những cảm xúc dạt dào về quê hương, viết nên những bài thơ trữ tình sâu lắng thiết tha. Một chùm “mây trắng từ nghìn dặm đang bay”, “một đàn bạch âu bên bãi sông Long vĩ”, “một buổi sáng nhìn ra sông Lam nước mùa thu đậy nhợn”,.. đã làm cho ông say mê, lưu luyến :

“Hồng sơn nhất sắc lâm bình
Thanh tịnh khả vi hàn sĩ ”
(Tạp ngâm II)
Khi xa quê, không biết bao lần ông đã làm thơ về nỗi nhớ quê hương , trong đó bài “Nễ Giang khẩu hương vọng” , ông viết trong năm làm cai bạ ở Quảng Bình :

“Vọng vọng gia hương tự nhật biên
Hoành sơn chỉ cách nhất sơn điên
Khả liên quy lộ tài tam nhật
Độc bão hương tâm dĩ tứ niên.”
Tiểu kết: Cuộc đời của Nguyễn Du trải qua bao thăng trầm, chịu nhiều cô đơn, thiếu thốn tình cảm. Chính vì thế, ông luôn cố gắng bồi đắp cho những thứ tình cảm ấy đã làm cho ông trở thành một kẻ đa tình.
II. Nguyễn Du
- kẻ sĩ đa mang
Kẻ sĩ đa mang:
Được hiểu là người trí thức mang trong mình nhiều mối suy tư, trăn trở, bận tâm, lo lắng về nhiều thứ, kể cả là những việc không liên quan đến mình để rồi phải dằn vặt, vấn vương khó dứt ra được.
Nguyễn Du có học vấn uyên bác, sinh ra trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” có nhiều đời làm quan lớn. Kẻ sĩ ấy đứng trước bao biến cố của gia đình và thời cuộc nên dường như ông không lúc nào bằng lòng với cuộc đời mình. Chính những nốt thăng trầm ấy, thi nhân họ Nguyễn đến gần hơn với cuộc sống của quần chúng nhân dân.
“Ông mang những vấn đề của ngàn năm, của triệu người, nên cái đau khổ của ông là một đau khổ lớn, có tính cách đại diện cho nhân loại’ (Xuân Diệu).
“Nguyễn Du viết thơ dưới sự thôi thúc của những nỗi niềm không nói ra không được” (Hoài Thanh)
1. Nỗi đau buồn của con người trước bi kịch cá nhân


“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.”
(Độc Tiểu Thanh ký)









- Đổi thay xã hội trong thời đại ấy đã không cho kẻ sĩ tìm ra hướng giải quyết cho mình, dần dà tích lại thành nỗi u uất trong tâm hồn.


“Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên,
Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên.”
(Tạp thi kỳ I)
Trải qua thời ly loạn, nhà thơ chịu biết bao cơ cực, thì việc tự vấn bản thân là điều không tránh khỏi
“Tảo hàn dĩ giác vô y khổ
Hà xứ không khuê thôi mộ châm?”
(Mới rét đã khổ vì không áo
Mà hơi đâu tiếng đập vải của người khuê phụ rộn rã chiều hôm?)
(Thu dạ kì 2 - Đêm thu)

- Gia đình riêng gặp cảnh bần hàn, cuộc đời thiếu thốn, tham khổ của ông từ triều Lê:

Hay:
“Bạch đầu sở kế duy y thực”
(Tóc bạc còn loay hoay vì cơm áo)
(Dạ tọa - Ngồi trong đêm)

- Dưới triều Nguyễn, ông bệnh liên miên mà không có thuốc uống, không ai hỏi thăm, đi lang thang khắp nơi mà túi vẫn rỗng không, phải đi săn, câu cá và giao du với bà con để đỡ cô đơn.
- Những thiếu thốn, phiêu bạt ấy càng khiến ông thấu hiểu hơn cho những kiếp người tài hoa bạc mệnh, những con người lao khổ.

- Thiếu thốn về vật chất có là gì so với nỗi khổ tâm trong tinh thần:
“Anh hùng tâm sự hoang trì sính,
Danh lợi doanh trường lụy tiếu tần.”
(Xuân tiêu lữ thứ - Đêm xuân lữ thứ)

Chí anh hùng dường như không còn tha thiết nữa, một nụ cười gượng, một cái nhăn mặt cũng phải dò xét trước sau.

- Trong cảnh gia đình li tán, ông bặt tin anh em máu mủ ruột rà:
“Cố hương đê muội, âm hao tuyệt.
Bất kiến bình an nhất chỉ thư”
(Sơn cư mạn hứng)

- Nỗi nhớ gia đình kéo theo nỗi nhớ quê hương. Khi làm cai bạ ở Quảng Bình, nhiều năm không về được quê hương dù chỉ cách xa hơn trăm cây số mà phải ôm nỗi nhớ trằn trọc suốt bốn năm trời “Nễ Giang khấu hương vọng”.
Thậm chí, có những đêm, người chồng đa mang gặp vợ mình trong mộng. Nhưng rồi:
“Mộng lai cô đăng thanh,
Mộng khứ hàn phong xuy.
Mỹ nhân bất tương kiến,
Như tình loạn như ty.
Không ốc lậu tà nguyệt,
Chiếu ngã đan thường y.”
(Ký mộng)
Nguyễn Du bạc đầu khi chỉ mới ngoài 30 tuổi:

“Trời phú cho cái cốt tướng kém cỏi
Tuổi tác lại trả cho cái râu mày già nua
Trận gió tây dào dạt, một cây cỏ bồng dứt gốc này
Không biết rồi bay về tận đâu?”
(Tự thán I)

 

Cây cỏ bồng như sự ý thức số phận nhỏ bé của mình, ông khóc cho bản thân chẳng thấy được hướng đi cho cuộc đời mình.
 

Thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đại thay thế nhau liên tiếp từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX hầu như không rõ ràng.
2. Những buồn phiền chốn quan trường, sự đổi thay của thế sự
- Gia đình vốn là quan lại nhà Lê, từng chống lại Tây Sơn,cuối cùng Nguyễn Du lại ra làm quan cho nhà Nguyễn. Nguyễn Du thường cảm thấy đau xót khi nhớ tiếc nhà Lê:
“Cù hạng tứ khai mê cựu tích
Quản huyền nhất biến tạp tân thanh.”
(Đường phố mở mang ngang dọc làm mờ cả dấu vết cũ,
Tiếng đàn tiếng sáo cũng đổi thay vì lẫn với những âm điệu mới)
- Nhân lần ghé qua mộ Phạm Tăng, ông viết như nói về chính mình:
Đãn đắc thử tâm vô phụ Sở
Bất tri thiên mệnh dĩ quy Lưu...
Đa thiếu nhất tâm trung sở sự,
Mỗi vi thiên hạ tiếu kỳ ngu.

(Miễn là lòng này không phụ nước Sở,
Không biết mệnh trời đã hướng về họ Lưu...
Những người cứ một lòng trung thành với kẻ mình giúp việc,
Thường để người đời chê cười cho là ngu)
(Á Phụ mộ)
- Ông hết lời ca ngợi tiếng đàn của nàng Cầm vốn được học trong cung vua Lê, đồng thời cũng tỏ giọng kính phục khi nói về thái độ nghe đàn say sưa của tướng tá Tây Sơn:
“Hào hoa ý khí lăng vương hầu,
Ngũ Lăng thiếu niên bất túc dao.”
(Ý khí hào hoa của họ át của bậc vương hầu,
Bọn thiếu niên đất Ngũ Lăng không thấm vào đâu.)
- Ngậm ngùi hơn là sự tiêu vong của cơ nghiệp Tây Sơn:
“Thành quách suy di nhân sự cải,
Kỷ xứ tang điền biến thương hải,
Tây Sơn cơ nghiệp tận tiêu vong,
Ca vũ không di nhất nhân tại.
(Thành quách thay dời việc người biến đổi,
Mấy nơi nương dâu biến thương hải,
Cơ nghiệp Tây Sơn tiêu vong hết rồi,
Chỉ còn sót lại một người trong nghề ca múa)
Tâm tình của Nguyễn Du cũng rối ren.
Khi nhận lệnh đi sứ là đặc ân to lớn vua ban :
Chiếu của nhà vua từ tầng mây năm sắc ban xuống
Trên đường muôn dặm, chiếc xe lẻ loi vượt Hán quan.
Suốt dọc đường cùng ta chỉ có mái tóc bạc
Cả hai mươi ngày chỉ thấy một màu núi xanh
Ơn vua như biển chưa mảy may báo đáp
Mưa xuân như mỡ lạnh buốt xương
(Nam Quan đạo trung - Trên đường qua ải Nam Quan)
Ví von mưa như mỡ, ám chỉ ơn vua ban chẳng khác gì ơn móc béo bở chỉ khiến tôi lạnh toát
- Ông có ý mỉa mai khinh bỉ vô cùng những kẻ chạy theo mộng làm quan mà tấm lòng giả tạo:
“Thanh thời đa thiểu tu như kích
Thuyết hiếu đàm trung các tự tôn.

(Lúc thanh bình biết bao kẻ vểnh râu,
Nói hiếu bàn trung để tự tôn mình).
- Trong bài “Phản chiêu hồn”, ông đã vẽ ra trước mắt những cảnh đối lập:
“Thành quách vẫn như cũ, nhân dân thì khác rồi
Cái lầm bụi đọng nhơ nhớp cả quần áo người
Họ ra ngoài ngựa ngựa xe xe, họ ngồi nhà vênh vênh váo váo,
Họ đứng ngồi bàn tán y như ông Cao, ông Quỳ.
Họ không để lộ vuốt nanh và nọc độc,
Nhưng họ nhai xé thịt người thì ngọt xớt như đường.”
Rõ ràng thái độ nhà thơ đầy nỗi phẫn uất đối với những bọn bất nhân đường đường quyền thế chà đạp lên kiếp sống người khác, trong khi ngoài kia, bao con người phải chịu số phận cơ cực khổ đau. Vậy thì kẻ sĩ có tấm lòng nhân đạo ấy liệu có thể nào không khỏi ghê tởm mà sinh đa mang, liệu có thể nào cảm thấy vui vẻ giữa chốn quan trường cho cam.
3. Cảm thương
những kiếp người đau khổ

3.1. Đồng cảm cho những anh hùng thất thế
“Vô cùng kim cổ thương tâm xứ”
(Chuyện xưa nay biết bao là nỗi đau lòng)
(Mạn hứng II)
Ông thương tấm lòng cô trung của Văn Thiên Tường đời Tống đã khởi binh chống lại quân Nguyên, dù bị bắt giam bốn năm nhưng thà chết vẫn không khuất phục (Độ Hoài hữu cảm Văn thừa tướng); thăm mộ Âu Dương Tu, một nhà văn sống trung trực đời Đường (Âu Dương Văn Trung Công mộ); tiếc thương Phạm Tăng mưu lược trung quân nhưng thất thế...
Nhìn thấy mộ Đỗ Phủ, ông ứa nước mắt khóc thương:
Dị đại tương liên không hữu lệ
Nhất cùng chí thử khởi công thi?
(Ở hai thời đại khác nhau, thương nhau, luống rơi lệ
Cùng khổ đến thế há phải bởi tại thơ hay?)
(Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ)
Nhiều đời người ta gọi hồn Khuất Nguyên mà hồn vẫn không về, nhìn lại thời thế bấy giờ, Nguyễn Du viết:
“Hồn nhược quy lai dã vô thác,
Long xà quỷ quắc biến nhân gian.”
(Hồn mà trổ về thì cũng không biết nương tựa vào đâu,
Khắp trên cõi người đầy những loài rắn rồng quỷ quái)
(Ngũ nguyệt quan cạnh đô)
Ông bảo hồn đừng trở về cõi đời này vì cuộc đời quá ghê tởm, bởi:
“Hậu thế nhân nhân giai Thượng Quan,
Đại địa xứ xứ giai Mịch La.”
(Người đời sau, ai nấy đều dòng dõi Thượng Quan,
Trên mặt đất, chỗ nào cũng đều là sông Mịch La)
Cõi trần gian với Nguyễn Du thật nghẹt thở, nơi đây sẽ không ngừng giáng những tấn bi kịch lên những con người tài hoa, trung chính. Một tâm hồn thi nhân lạc lõng giữa đời như Nguyễn Du lại đứng trước bao số kiếp buồn thương kim cổ thì khó tránh khỏi bao ưu sầu, suy tưởng.
- Nguyễn Du để mắt đến cha con người hát rong ở thuyền gần đó. Người cha già mắt mù vừa múa, vừa hát nhằm xin tiền để “ăn bữa sớm mai” trong khi ngoài trời thì đã tối Tác giả thì theo dõi từng cử chỉ của cụ:
“Khẩu phún bạch mạt thủ loan súc,
Khước tọa liễm huyền cáo chung khúc.”
(Miệng sùi bọt mép, tay mỏi rã rời,
Ông già ngồi xuống, xếp đàn, ngỏ lời đã đàn hát xong)

(Thái Bình mại ca giả)
2.2. Thương xót cho người lao khổ
Tuy ông đã tận tâm tận lực hát gần một trống canh, ấy vậy mà chỉ được ném cho năm sáu đồng tiền!


“Đàn tận tâm lực cơ nhất canh
Sở đắc đồng tiền cận ngũ lục”
(Gắng hết tâm sức gần một trống canh
Mà chỉ được năm sáu đồng tiền)
Giữa không gian trầm mặc của cảnh sắc, hình dáng ông lão hiện lên như càng khắc sâu vào cõi đa mang của tác giả. Cuộc hát kết thúc, một sự thật trần trụi hiện ra đến ngao ngán cho kiếp người.
“Tiểu nhi dẫn đắc hạ thuyền lai,
Do thả hồi cố đảo đa phúc.”
(Đứa bé đã dẫn ông ra khỏi thuyền,
Ông còn quay lại ngỏ lời chúc tụng)

(Thái Bình mại ca giả)
Cái quay lại ấy như cách mà một con người sống bằng tất cả lương tâm lại ngậm ngùi chấp nhận cái hiện thực phũ phàng. Trước cảm cảnh ấy, Nguyễn Du chua xót mà thốt rằng:
“Phàm nhân nguyện tử bất nguyện bần”
(Sống chi quá khổ chết thì sướng hơn)
Nổi buồn cơ cực khiến nhà thơ vương lòng không dứt được nên gửi gắm suy tư cả vào thơ. Trong “Sở kiến hành” (Những điều trông thấy), cái cảnh ảm đạm của đời người lại khiến nhà thơ đau như cắt:
“Mẫu tử bất túc tuất
Phủ nhi tăng đoạn trường
Kỳ thống tại tâm đầu,
Thiên nhật giai vị hoàng.”
(Mẹ chết đã đành rồi
Trông con thêm đứt ruột.
Nỗi lòng đau đớn lạ thường
Mặt trời cũng vì người mà vàng úa)
Nhà thơ chứng kiến cảnh sống ấy, nhìn thấy rõ cám cảnh “nhãn hạ ủy câu hác”. Rồi Nguyễn Du lại nhớ đến cảnh yến tiệc linh đình mà mình dự tối qua bày đầy của ngon vật lạ:
“Trưởng quan bất hạ trợ,
Tiểu môn chỉ lược thường.
Bát khí vô cô tích,
Lân cẩu yếm cao lương”

(Quan trên không chọc đũa
Kẻ dưới chỉ nếm qua
Đồ bỏ không đoái tiếc
Chó hàng xóm chán cao lương)
Trước những cái bất công đầy rẫy của xã hội. Bức tranh kết thúc bằng tiếng thán đau đời vò xé tâm hồn nhà thơ, bật thành câu hỏi đầy hàm ý phê phán sâu sắc:
“Thùy nhân tả thử đồ
Trì dĩ phụng quân vương”
(Ai vẽ bức tranh này,
Dâng lên nhà vua rõ!)
Sự thật đau lòng về quyền sống của những con người lao khổ nhỏ bé dưới đáy xã hội và phê phán bọn vua quan vô trách nhiệm.
Ta thấy, Nguyễn Du như “đã đặt ngón tay vào tận trong vết thương lở loét của xã hội”. Chuyện bày ra trước mắt, Nguyễn Du chạnh lòng như chuyện đau khổ của mình, ấy gọi là đa mang vậy.
- Nguyễn Du bộc lộ tình cảm trân trọng, nâng niu nhan sắc và tài năng của người phụ nữ.
“Xuân phong yểm ánh đào hoa diện
Ðà nhan hám thái tối nghi nhân”
(Áo hồng ánh lên mặt hoa đào,
Má hừng rượu, vẻ ngây thơ, rất dễ thương)
(Long Thành Cầm giả ca)
2.3. Cảm thông cho số phận người phụ nữ
Hay vẻ đẹp của người ca nữ La Thành “Như cánh hoa thắm từ cõi tiên xuống/Sắc đẹp uyển chuyển làm rung động sáu thành” trong “Điếu La Thành ca giả”. Còn nàng Tiểu Thanh, sắc đẹp của nàng lại phong lưu, kiều diễm khiến hậu thế động lòng.
- Họ không những đẹp về dáng vẻ bên ngoài, mà còn là những người có tài năng nghệ thuật: nàng Tiểu Thanh có tài làm thơ, cô Cầm có tài đàn, cô gái La Thành có tài ca hát.
Nguyễn Du trân trọng nhan sắc và tài năng của người phụ nữ, cảm thông cho cả những người mà thi nhân không hề quen biết đã lưu lại trong tâm thức nhà thơ những nét đẹp sâu đậm.
- Nguyễn Du thương tiếc một tiểu Thanh chịu kiếp vợ lẽ:
“Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư”
(Những mối hận cổ kim, khó mà hỏi trời được
Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã)
(Độc Tiểu Thanh ký)
=>Điều này thể hiện tư tưởng bình đẳng, bình quyền với người phụ nữ, nâng đỡ người phụ nữ trở thành một người tri âm, tri kỷ với mình.
Khác với nàng Tiểu Thanh, cô Cầm và người ca nữ đất La Thành là những kỷ nữ. Xã hội xưa thường gán cho họ cái nhìn khinh miệt là “xướng ca vô loài”.
=> Nguyễn Du lại trân trọng họ, xem họ là những người nghệ sĩ tài hoa điêu luyện.
“Hoãn như luơng phong độ tùng lâm
Thanh như chích hạc minh tại âm
Liệt như Tiến Phúc bi đầu toái phích lịch
Ai như Trang Tích bịnh trung vi Việt ngâm”
(Khoan như gió nhẹ lướt qua rừng thông
Trong như tiếng hạc kêu nơi xa xăm
Mạnh như tiếng sét đánh vào bia Tiến Phúc vỡ tan
Buồn như tiếng rên của Trang Tích, ốm nhưng giọng quê vẫn không quên)
(Long Thành Cầm giả ca)
- Sau nhiều năm gặp lại, tiếng đàn người kỹ nữ vẫn hay như xưa, nhưng giờ đây nhan sắc đã không còn như trước nữa:
“Ca kỹ trẻ xinh cả một đám
Chỉ có một kẽ tóc hoa râm ngồi cuối phòng
Mặt xấu, sắc khô, người hơi nhỏ
Mày phờ phạc không điểm phấn tô son
Sao mà đoán được người này là đệ nhất danh ca một thời.”
(Long Thành Cầm giả ca)
Số phận nàng ca nữ trong “Điếu La Thành ca giả” còn nghiệt ngã hơn, sống thì vang danh sáu cõi, thác lại chẳng ai đoái hoài, nhà thơ cũng đau lòng mà tự hỏi
“Thiên hạ hà nhân liên bạc mệnh ?”
(Thiên hạ ai kẻ thương người bạc mệnh).
Với ông, tài năng của họ cũng hoàn toàn xứng đáng được hưởng vinh danh thay vì phải chịu nhiều thiệt thòi, đớn đau như thế.
Có thể thấy, trong thơ của Nguyễn Du, khi viết về người phụ nữ, ông đã thể hiện nỗi niềm tự vương, khiến ông phải bận lòng nhiều và khó dứt được.
Ông đã vượt qua hệ tư tưởng phong kiến, bày tỏ thiện chí, thể hiện thái độ vô cùng trân trọng và nâng niu vẻ đẹp mong manh của những người hồng nhan, dẫu họ chỉ là những người thuộc tầng lớp “dưới đáy” của xã hội xưa.
Thank you
nguon VI OLET