Hendrik Antoon Lorentz
NHÓM 1
NHÀ VẬT LÍ
01
Hendrik Antoon Lorentz sinh ra tại Arnhem, Hà Lan, vào ngày 18 tháng 7 năm 1853, là con trai của ông chủ nhà trẻ Gerrit Frederik Lorentz và vợ ông là bà Geertruida van Ginkel. Khi ông lên 4 tuổi, mẹ của ông qua đời, và vào năm 1862 cha của ông cưới bà Luberta Hupkes. Vào những ngày ấy, trường học không chỉ dạy vào buổi sáng và chiều, mà còn cả vào buổi tối, khi việc dạy học được tự do hơn (theo xu hướng giống như phương pháp Dalton)..
02
ĐẠI HỌC LEYDEN (HÀ LAN)
03
Từ khi bắt đầu công việc nghiên cứu khoa học của mình, Lorentz đã xem nhiệm vụ của ông là mở rộng lí thuyết của James Clerk Maxwell về điện và về ánh sáng. Ngay trong luận án tiến sĩ của mình, ông đã xem xét hiện tượng phản xạ và khúc xạ ánh sáng từ lập trường này, khi đó còn khá mới. Công trình nghiên cứu cơ bản của ông trong các lĩnh vực quang học và điện học đã cách mạng hóa những quan niệm đương thời về bản chất của vật chất.

Năm 1878, ông cho xuất bản một chuyên luận về mối quan hệ giữa vận tốc ánh sáng trong một môi trường và mật độ và thành phần của môi trường đó. Công thức thu được, được đề xuất gần như đồng thời bởi nhà vật lí người Đan Mạch Lorenz, trở nên nổi tiếng với tên gọi là công thức Lorenz-Lorentz.
04
Lorentz cũng có những đóng góp cơ bản cho nghiên cứu các hiện tượng về vật chuyển động. Trong một chuyên luận mở rộng về sự quang sai của ánh sáng và các vấn đề phát sinh đi cùng với nó, ông đã đi theo giả thuyết của A.J. Fresnel về sự tồn tại của một chất ether bất động, chất tự do thấm đẫm mọi vật thể. Giả thuyết này hình thành nên cơ sở của một lí thuyết tổng quát về các hiện tượng điện và quang của những vật thể đang chuyển động.

Từ khi Lorentz đẩy lùi quan niệm electron; quan điểm của ông rằng hạt tích điện, nhỏ bé của ông giữ vai trò trong các hiện tượng điện từ trong vật chất cân được khiến cho người ta có thể áp dụng lí thuyết phân tử cho lí thuyết điện, và cho giải thích hành trạng của sóng ánh sáng đi qua các vật trong suốt đang chuyển động.
Cái gọi là phép biến đổi Lorentz (1904) dựa trên thực tế là lực điện từ giữa các điện tích là đối tượng cho những biến đổi nhỏ do chuyển động của chúng, mang lại một sự co nhỏ ở kích thước của các vật đang chuyển động. Nó không những giải thích thỏa đáng sự vắng mặt biểu kiến của chuyển động tương đối của Trái đất so với ether, như xác nhận bởi các thí nghiệm của Michelson và Morley, mà còn đặt nền tảng cho lí thuyết tương đối đặc biệt của Einstein.
06
07
Cũng có thể nói rằng Lorentz được tất cả các nhà vật lí lí thuyết xem là có tinh thần hàng đầu thế giới, người đã hoàn thành cái còn để lại không hoàn chỉnh bởi người tiền nhiệm của ông và chuẩn bị nền tảng cho sự tiếp nhận thành công những ý tưởng mới dựa trên thuyết lượng tử.

Năm 1919, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban có nhiệm vụ nghiên cứu sự vận động của nước biển có thể trông đợi trong và sau khi cải tạo xứ Zuyderzee ở Hà Lan, một trong những công trình vĩ đại nhất của mọi thời đại về kĩ thuật dẫn nước. Những kết quả tính toán lí thuyết của ông, kết quả của tám năm nghiên cứu tiên phong, đã được xác nhận trong thực tiễn theo kiểu gây ấn tượng nhất, và kể từ đó có giá trị vĩnh cửu cho khoa thủy lực học.
Vô số danh dự và danh hiệu từ khắp thế giới đã trao cho Lorentz. Các cuộc gặp quốc tế đã được ông chủ trì với kĩ năng ngoại hạng, cả ở nhân cách nhã nhặn và nghiêm túc của ông lẫn quyền làm chủ tài tình về ngôn ngữ. Cho đến khi ông qua đời, ông là chủ tịch của tất cả các Hội nghị Solvay, và năm 1923 ông được bầu làm thành viên của “Ủy ban quốc tế về hợp tác trí tuệ” thuộc Liên hiệp quốc. Trong Ủy ban này, gồm chỉ bảy vị học giả lỗi lạc nhất thế giới, ông trở thành chủ tịch vào năm 1925.

Nhờ uy tín lớn của ông trong giới chính khách ở nước ông, Lorentz có thể thuyết phục họ về tầm quan trọng của khoa học đối với nền sản suất quốc gia. Từ đó, ông đã khởi xướng các bước cuối cùng đưa đến sự hình thành của tổ chức ngày nay thường được biết tới dưới cái tên viết tắt T.N.O. (Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Ứng dụng Hà Lan).
Lorentz là một người có nhân cách rất tốt. Là một người vị tha, đầy chân thật với những ai từng tiếp xúc với ông, ông được quý mến với tư cách vừa là nhà lãnh đạo của thời ông vừa là một công dân gương mẫu.

Năm 1881, Lorentz cưới bà Aletta Catharina Kaiser, con gái của J.W. Kaiser, vị giáo sư tại Viện Hàn lâm nghệ thuật tinh tế, giám đốc viện bảo tàng sau này trở nên nổi tiếng là Rijksmuseum (Bảo tàng quốc gia) Amsterdam, người thiết kế những con tem bưu chính đầu tiên của Hà Lan. Họ có hai người con gái và một con trai và cuộc hôn nhân này. Người con gái lớn, tiến sĩ Geertruida Luberta Lorentz, là một nhà vật lí độc lập và kết hôn cùng giáo sư W.J. de Haas, giám đốc Phòng thí nghiệm nghiên cứu kĩ thuật đông lạnh (Phòng thí nghiệm Kamerlingh Onnes) thuộc trường đại học Leyden.
GIỚI THIỆU THÊM
10
Ngay chính giữa bức hình hàng đầu tiên là Albert Einstein đang ngồi. Và nếu là một người am tường về lịch sử, bạn sẽ nhận ra rằng xung quanh ông cũng toàn những nhân vật kiệt xuất trong giới khoa học của thế kỷ 20. Max Planck, Marie Curie, Hendrik Lorentz… tất cả đều có thể xem là những thiên tài với chỉ số IQ trên 180.

Tấm hình được chụp vào tháng 10 năm 1927, tại Hội nghị Solvay lần thứ 5 được tổ chức tại Brussels (Bỉ). Hội nghị trực thuộc Viện Vật lý và Hóa học Quốc tế Solvay do Ernest Solvay - một nhà công nghiệp người Bỉ vào năm 1912.
Bức ảnh nhiều `não` nhất mọi thời đại: Nguyên một hội bạn gia thế khủng toàn thiên tài IQ trên 180
11
Viện Solvay sẽ đứng ra tổ chức các buổi hội nghị, tọa đàm, hội thảo… Hội nghị Solvay là một trong số đó, với tần suất 3 năm 1 lần. Mục đích của hội nghị là để cho những chuyên gia đầu ngành thảo luận công khai về các vấn đề liên vật lý và hóa học đương thời. Những vấn đề được nêu ra đều là nổi cộm, mang tính chất cách mạng và có khả năng thay đổi nền tảng tư duy của nhân loại khi ấy.

Tổng cộng có 29 người tham dự (đều có mặt trong ảnh), thì có đến 17 người giành được giải Nobel. Đặc biệt, Marie Curie là người duy nhất có 2 giải Nobel ở 2 lĩnh vực khác nhau là vật lý và hóa học.
Bức ảnh nhiều `não` nhất mọi thời đại: Nguyên một hội bạn gia thế khủng toàn thiên tài IQ trên 180
12
GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG CỰC QUANG
13
Từ Mặt Trời, luôn luôn có dòng hạt mang điện, chủ yếu là electron và proton, bay đến Trái Đất. Dưới tác dụng của lực Lorentz, các hạt mang điện này chuyển động theo quỹ đạo xoắn ốc quanh các đường sức từ của Trái Đất tạo thành vành đai Van Allen. Khi có sự hoạt động mạnh ở Mặt Trời, thì mật độ hạt mang điện ở gần từ cực của Trái Đất tăng lên rất lớn. Vì vậy, ở đó các electron bị đẩy ra xa từ cực. Các hạt này va chạm với các phân tử khí làm cho chúng phát quang
14
nguon VI OLET