NHÀ VẬT LÍ NIKOLA TESLA
Nikola Tesla (10 tháng 7. 1856 – 7 tháng 1. 1943) là một nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư cơ khí và kỹ sư điện người Mỹ gốc Serb. Ông sinh ra ở Smiljan, Đế quốc Áo, sau này trở thành công dân Hoa Kỳ. Tesla được biết đến với nhiều đóng góp mang tính cách mạng trong các lĩnh vực điện và từ trường trong cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20. Các phát minh của Tesla và các công trình lý thuyết đã làm nên cơ sở của hệ thống phát điện xoay chiều, bao gồm cả hệ thống phân phối điện nhiều pha và động cơ điện xoay chiều, giúp tạo ra Cách mạng công nghiệp lần 2.
Vì tính cách lập dị và những tuyên bố kỳ lạ và khó tin về sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Tesla bị cô lập và bị coi là một nhà bác học điên lúc cuối đời. Ông qua đời năm 86 tuổi trong một phòng khách sạn ở New York với một số tiền ít ỏi trong túi.

Những công trình của Tesla gần như bị lãng quên sau khi mất, nhưng kể từ những năm 1990, tên tuổi của ông mới thực sự trở nên nổi tiếng. Họ của ông được đặt làm tên của đơn vị đo cường độ cảm ứng từ tesla trong hệ đo lường quốc tế. Tesla còn thiết kế ra một loại máy phát điện ở hiệu điện thế cao dạng tháp mà ngày nay người ta gọi là tháp Tesla.
Ông đã theo học tại trường Realschule năm 1873, Viện Bách khoa Khoa học và Kỹ thuật tại Graz, Áo và Đại học Prague. Sau khi tốt nghiệp, ông tiếp tục đưa đam mê về điện của mình vào công việc, nhận làm một kỹ sư điện tại một công ty điện thoại ở Budapest hồi năm 1881.
Năm 1883, khi còn ở Strasbourg, Pháp, ông đã chế tạo thành công một motor cảm điện (một motor dòng điện xoay chiều được cung cấp năng lượng thông qua cảm điện từ) và qua thử nghiệm, ông chứng minh được là nó hoạt động.

Tuy nhiên, do không nhà đầu tư nào ở Châu Âu hứng thú với sản phẩm mới mẻ này, Tesla đã tới miền đất Mỹ đầy hứa hẹn để làm việc cho Thomas Edison ngay tại thành phố New York.
Năm 1895, ông xây dựng được nhà máy thủy điện đầu tiên tại con thác này, vươn tới giấc mơ thời thơ ấu của mình và đặt một dấu mốc chiến thắng cho dòng điện xoay chiều. Sau này, người ta dựng tượng của Tesla trên Đảo Goat, nằm trong khu vực Thác Niagara để tưởng nhớ tới nhà phát minh vĩ đại.
Năm 1891, Tesla phát triển một cuộn cảm điện có thể phát ra dòng điện xoay chiều có tấn số cao, ngày nay nó được biết tới với cái tên cuộn Tesla.

Ông sử dụng nó trong các thí nghiệm tạo sét, trong việc chế tạo tia X-quang và tìm cách truyền năng lượng mà không cần dây. Sau này, cuộn Tesla trở thành công nghệ cơ bản trong radio và TV. Hiện giờ, cuộn Tesla được sử dụng nhiều trong giáo dục và giải trí – người ta có thể tạo nhạc bằng cuộn Tesla.
Đây là phát minh nguy hiểm của Tesla trong nỗ lực chống lại chiến tranh. Death Ray - Tia chết chóc làm việc như một máy gia tốc hạt có khả năng bắn một chùm tia năng lượng cao tới khoảng cách 250 dặm để làm tan chảy mọi động cơ và máy bay chiến đấu.
Tesla đã đề xuất ý tưởng cho JP Morgan để xin tài trợ và khẳng định với dòng năng lượng 80 triệu volt, chùm tia có thể xuyên thủng bất cứ vật liệu gì.
Lập luận của ông khá thuyết phục nhưng chính phủ Anh và Mỹ đều từ chối. Nước Nga đã ủng hộ Tesla và cho chạy thử nghiệm phát minh này. Nhiều nhà lý thuyết âm mưu cho rằng chính hoạt động chế tạo này đã gây ra vụ nổ Tunguska (30/7/1908).
Một trong những thách thức lớn nhất của con người là khả năng kiểm soát thời tiết. Tesla nghĩ rằng ông có thể làm cho đất đai màu mỡ nhờ sử dụng sóng vô tuyến điện để thay đổi từ trường Trái Đất trong tầng điện ly của khí quyển, hình thành các sóng khí quyển cực mạnh điều khiển thời tiết.

Một lần nữa, thuyết âm mưu cho rằng phát minh của ông đã rơi vào tay kẻ xấu và đang được chúng sử dụng để thống trị nhân loại. Bằng chứng là sự thay đổi khí hậu, thời tiết cực đoan ngày một nhiều hiện nay.
Vào tháng 6 năm 1884, Tesla dời đến thành phố New York. Trong suốt chuyến đi vượt Đại Tây Dương, vé, tiền bạc, và một số hành lý của ông đã bị đánh cắp, và ông đã gần như bị ném xuống biển sau khi một cuộc nổi loạn nổ ra trên tàu. Ông đến chỉ có bốn xu trong túi, một lá thư giới thiệu, một vài bài thơ, và một phần đồ chưa bị đánh cắp.
nguon VI OLET