Nhận định pháp luật
Chúng ta biết rằng: mức độ phát triển, nhân văn_văn minh của một quốc gia được đánh giá và nghi nhận trong hệ thống Pháp luật của quốc gia đó. Xét thực đề một số quốc gia tôi đã từng sống…. Các bạn hãy đoán: 1. Đó là quốc gia nào? Các bạn thử đánh giá xem sự phát triển của Quốc gia đó như thế nào?  2. Có đúng là thực tế quốc gia đó đang sở hữu một hệ thống pháp luật thừa và phi nhân văn hay không? 3. Đội ngũ sáng tác luật, thực thi pháp luật, áp dụng pháp luật có đúng là đần độn, ăn hại hay là ăn cướp hay không? 4. Nên duy trì hệ thống pháp luật đó hay sử dụng luật giang hồ sẽ tốt hơn? Quốc gia thứ nhất:  Quy định về an toàn giao thông khắt khe, nhưng lộn xộn, đội quân thực thi ATGT thì thiếu hiểu biết về trình độ cũng như thiếu phát triển về tính người. Dẫn tới, người dân khi tham gia giao thông sợ nhất là giáp mặt với bọn này. Ngay cả bản thân tôi, mặc dù khá am hiểu về pháp luật, phương tiện tham gia đủ tiêu chuẩn và giấy tờ hợp lệ… Nhưng trên đường đi luôn cảnh giác với bọn này là số một (tránh rối rắm, không mất tiền thì cũng mất thời gian…). Đặc biệt là trên những tuyến đường thường xuyên, tôi phải nắm bắt hầu hết thời gian hoạt động, vị trí và đặc trưng của từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng chặn đón để tiện phương án khi giáp mặt. Đối mặt với chúng, lỗi nhỏ thành lỗi lớn, không có thì chúng tạo mọi điều kiện để mình có lỗi… Sau đó, chúng đem các quy định trong Luật ra hù doạ…. Cuối cùng, Luật đó trở nên thừa và vô dụng so với Luật giang hồ… Kẹp cho nó, hoặc chúng nó ít hoặc nhiều tiền là Ok!  Quốc gia thứ hai:  Quy định về đất đai cũng khắt khe, lộn xộn, và thông tin về bất động sản cũng thường ém kiến. Tiếp đó, khi bạn muốn cất một căn nhà nhỏ hoặc lớn, cũng như việc chuyển nhượng, mua bán. Bọn chúng sẽ dụng một hệ thống pháp luật đáng sợ để hù doạ và gây cản trở cho bạn.  Dĩ nhiên, Luật giang hồ trong trường hợp này hữu dụng và thực tế hơn rất nhiều. Tuỳ trường hợp và đối tượng, bạn có thể cho nhiều hoặc ít…. Các đại ca cũng sẽ tạo điều kiện cho bạn có đất, có nhà ở thôi. Quốc gia thứ ba:  Trong bất cử một vụ án hình sự, dân sự hay kinh tế… Người dân thường sợ nhất khi bọn Đội lốt nhân danh Nhà nước nhúng mũi vào vụ việc của mình. Bởi lẽ đây là cơ hội để chúng cướp bóc hợp lý nhất, tốn kém nhất, tàn khốc nhất. Ai không biết thì nghĩ đó là nơi để tìm công lý. Nhưng khi biết rồi thì tránh nó càng xa…càng xa càng tốt. Bởi những quy định dã man của nó, bảo vệ cho quyền và lợi ích của một nhóm đối tượng riêng chúng nó và những người có tiền….  Khi đối mặt với chúng nó, Luật công cũng không ăn thua gì, Luật giang hồ vẫn hữu hiệu hơn. Ví dụ: tôi xử cho anh thắng kiện, anh cắt cho tôi bao phần trăm? Mức án của vụ việc này là 10 năm tù. Muốn tự do thì anh cho tôi bao nhiêu tiền. Hay tôi muốn thằng đó phải ngồi tù 10 năm… thì bao nhiêu tiền là được?... vv. Cuối cùng, bạn có muốn sống trong một quốc gia có hệ thống và cách xử lý pháp luật như những quốc gia tôi vừa lấy ví dụ trên không. Theo bạn, các quốc gia trên nên làm gì để có một hệ thống pháp luật hiệu quả, bảo vệ được mọi người dân (không phân biệt…) và ngăn chặn được sự cướp bóc trong hệ thống pháp luật ở mức tối thiểu?
nguon VI OLET