CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BUỔI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 5
Đề tài:
Những mặt trái của vấn đề đô thị hóa Việt Nam hiện nay và đóng góp của nhân học
Bố cục bài thuyết trình:
I. Khái niệm đô thị hóa
1. Khái niệm
2. Đặc điểm của đô thị hóa
II. Ảnh hưởng của vấn đề đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay
1. Tích cực
2. Tiêu cực
III. Đóng góp của nhân học
IV. Kết luận
I. Khái niệm đô thị hóa
1. Khái niệm
- Khái niệm đô thị hóa là khái niệm phức tạp và có những sự biến đổi theo sự thay đổi của các bối cảnh lịch sử kinh tế xã hội
- Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa
Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống
Đô thị hóa ở Việt Nam
2. Đặc điểm của đô thị hóa
- Qúa trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp, tỉ lệ dân số đô thị dao động trên dưới 20% dân số toàn quốc
- Về cơ bản, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Các đô thị ra đời và phát triển trên cơ sở của sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, hành chính. Rất ít đô thị phát triển mạnh mẽ dựa vào sản xuất công nghiệp. Tác phong và lối sống nông nghiệp vẫn còn phổ biến trong dân cư đô thị, nhất là ở các đô thị vừa và nhỏ
- Các đô thị vừa và nhỏ được hình thành chủ yếu bởi chức năng hành chính, văn hóa hơn là chức năng kinh tế
- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường của các đô thị còn yếu kém. Điều đó đã làm cho các đô thị này luôn chịu áp lực của việc gia tăng dân số, đồng thời lại chịu sức ép của việc phát triển kinh tế
- Đô thị Việt Nam có quy mô hạn chế, phân bố phân tán, đa phần là đô thị nhỏ, nửa đô thị nửa nông thôn. Sự rải đều của các đô thị làm hạn chế khả năng đầu tư và phát triển kinh tế, đô thị không đủ sức phát triển
=> Bước vào thời kì CNH – HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế và trước các tác động của tiến trình toàn cầu hóa, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra khá nhanh, các đô thị Việt Nam đã có những bước phát triển rõ rệt, làm biến đổi ít nhiều bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước, nhung vẫn chưa đạt yêu cầu của cuộc sống đô thị
II. Ảnh hưởng của vấn đề đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay
1. Tích cực
* Về văn hóa – xã hội:
- Đô thị hóa đang làm thay đổi bộ mặt đất nước trên nhiều phương diện. Quá trình đô thị hóa cũng đang làm thay đổi văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa đô thị nói riêng như:
+ Thúc đẩy nhanh quá trình dân chủ trong lĩnh vực văn hóa, ngày càng chú trọng đến chất lượng các loại hình dịch vụ văn hóa
+ Người dân đô thị dần dần hình thành được ý thức chấp hành pháp luật, ý thức của mình
+ Làm thay đổi thái độ đối với lao động của người thành thị
- Dân số và lao động đô thị tăng nhanh, chủ yếu do 2 dòng di cư:
+ Lao động từ các nông thôn đổ về các đô thị để tìm việc làm
+ Sinh viên các trường ĐH, CĐ sau khi học xong ở lại đô thị hoặc đến các đô thị khác tìm kiếm việc làm



* Về kinh tế:
- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ cao tăng thu nhập của người lao động, tăng tích lũy của doanh nghiệp, nâng cao đời sống dân cư
- Đô thị hóa khiến một bộ phận nông dân mất đất hoặc thiếu đất sản xuất, do đó nhu cầu tìm việc làm ngày càng tăng cao. Đây là cơ hội để chuyển đổi lao động dư thừa ở khu vực nông thôn sang những ngành sản xuất phi nông nghiệp, tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong thời kì nông nhàn
- Sự phát triển của một số ngành công nghiệp, hình thành khu công nghiệp, khu chế xuất, gia tăng mạnh mẽ các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài
Các khu công nghiệp được hình thành
Tạo việc làm cho công nhân
2. Tiêu cực:
* Về kinh tế:
- Cơ sở kinh tế - kĩ thuật, động lực phát triển đô thị còn yếu, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn so với tỉ lệ tăng dân số ở đô thị; tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động không có việc làm ở khu vực thành thị còn cao
VD: Ở thành phố Hồ Chí Minh có trên 2 triệu người nhập cư là những nông dân chân lấm tay bùn vào các đô thị kiếm việc làm và những thanh niên trẻ ở lại thành thị lập nghiệp và làm việc sau thời gian học tập
Dự báo, đến năm 2020, dân số khu vực đô thị sẽ vào khoảng 46 triệu, chiếm 45% dân số cả nước. Trong khi vấn đề về lao động, việc làm ở đô thị chưa được giải quyết, thì tình trạng đô thị hóa nhanh đã đẩy một bộ phận lao động dư thừa từ nông thôn ra thành thị, tạo thêm gánh nặng cho khu vực đô thị

- Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị Việt Nam còn rất yếu kém, lạc hậu, không đảm bảo các tiêu chuẩn đô thị hiện đại thời kì CNH – HĐH, nhất là hệ thống cấp thoát nước, giao thông đô thị và vấn đề nhà ở
VD: + Mạng lưới giao thông đô thị chưa phát triển, gây trở ngại cho sự giao thông giữa các địa phương, tỷ lệ đất dành cho giao thông, nhất là giao thông tĩnh ở các đô thị nước ta vào loại thấp nhất thế giới
+ Hệ thống thoát nước cũ kỹ, lạc hậu thường xuyên gây ra tình trạng úng lụt vào mùa mưa bão và rất mất vệ sinh do nước thải chưa được xử lý
* Về văn hóa:
- Sự chênh lệch về văn hóa và mức sống giữa các tầng lớp cư dân đô thị ngày càng lớn, dẫn đến sự mất cân bằng trong sinh thái đô thị, nhất là giữa dân số và việc làm, giữa dân số và thu nhập, giữa dân số và kết cấu hạ tầng
VD: Một bộ phận dân cư giàu nhanh chóng bên cạnh các tầng lớp nghèo, lang thang cơ nhỡ, sống tạm bợ trong các khu nhà ổ chuột, thiếu các điều kiện tối thiểu, không có cơ hội được hưởng đầy đủ các chính sách an ninh xã hội
Hệ thống xử lý nước thải cũ kỹ, lạc hậu của một Doanh nghiệp dệt nhuộm


Sự phân hóa giàu nghèo
- Tình trạng văn hóa đọc, viết đang bị mai một
- Sự nảy sinh và phát triển chủ nghĩa cá nhân, nhiều mối quan hệ chỉ được giải quyết thông qua giá trị của đồng tiền, kể cả quan hệ ruột thịt trong một gia đình. Một bộ phận cư dân có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống
* Về xã hội:
- Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang thúc đẩy nhanh tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu chế xuất
VD: Ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mức độ ô nhiễm môi trường đã vượt ngưỡng cho phép nhiều lần. Còn có khá nhiều nhà máy, xí nghiệp, làng nghề gây ô nhiễm trầm trọng nguồn nước, mặt đất và không khí
- Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng, trật tự đô thị chưa được đảm bảo
VD: Theo thống kê của các cơ quan bảo vệ pháp luật, tỷ lệ tội phạm xảy ra ở khu vực thành thị trung bình hằng năm ở vào khoảng 70 – 75% so với cả nước
- Trật tự và văn minh đô thị chưa được lập lại, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, vệ sinh công cộng còn rất phổ biến. Nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, không gian văn hóa đô thị bị phá vỡ
Tình trạng ô nhiễm môi trường
Tình trạng lấn chiếm vỉa hè
Việc quản lí trật tự, an ninh phức tạp
Ô nhiễm trầm trọng nuồn nước từ các khu công nghiệp
III. Đóng góp của nhân học:
- Ngày nay nhân học ứng dụng được nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm góp phần phát triển đời sống của con người trong xã hội hiện đại. Đối với vấn đề đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay, nhân học ứng dụng nghiên cứu trong lĩnh vực đô thị. Đô thị phát triển mạnh và trở thành một trong những nhân tố quan trọng đánh giá sự phát triển của đất nước. Trong quá trình đó đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp cần nghiên cứu, giải quyết
- Nhân học đô thị nhằm mục đích tìm hiểu và phân tích những động thái trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa, những đặc điểm của đô thị, lối sống văn hóa của cư dân
- Với tư cách là những chuyên gia văn hóa, các nhà nhân học có trách nhiệm nghiên cứu các đô thị trong mối liên hệ qua lại giữa văn hóa, hành vi, thiết chế và các cấu trúc xã hội


- Một trong những đóng góp của nhân học đối với việc nghiên cứu đô thị phải kể đến những công trình nghiên cứu về tiếp biến văn hóa và nhân học ứng dụng gắn liền với nghiên cứu các xã hội hiện đại
- Nhân học đô thị góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu về vấn đề đô thị góp phần giải quyết những vấn đề về cuộc sống của con người:
+ Nghiên cứu lịch sử di dân và hình thành các khu định cư của các nhóm dân cư địa phương, nhóm tộc người…
+ Nghiên cứu những mô thức văn hóa hòa nhập và những xu hướng thích nghi văn hóa của những nhóm di dân vào đô thị
+ Nghiên cứu các loại hình kinh tế phi chính thức và vị trí của nó trong nền kinh tế đô thị hiện đại
+ Nghiên cứu quá trình hình thành các loại hình công ty có vốn đầu tư trong và nước ngoài hoạt động trên địa bàn đô thị

+ Nghiên cứu những đặc trưng văn hóa, sinh hoạt và phong cách sống, các phong trào xã hội lớn của các tôn giáo có tác động đến đời sống dân cư đô thị
+ Nghiên cứu sự tác động và nhu cầu các loại hình văn hóa giải trí đến quá trình hình thành nhân cách và đạo dức của các tầng lớp thị dân trong xã hội đô thị
+ Nghiên cứu những phong tục tập quán cũ và mới đang tồn tại trong đời sống đô thị
+ Nghiên cứu những loại hình cấu trúc gia đình, cách thu nhập, cách chi tiêu của hộ gia đình…
IV. Kết luận
- Đô thị hóa là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên Thế giới, đặc biệt là các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, nâng cao đời sống nhân dân.
- Nhân học đô thị là một trong những phân ngành nhỏ và quan trọng của nhân học ứng dụng. Nó xuất hiện và phát triển theo nhu cầu phát triển của xã hội. Đến nay, nhân học đô thị đã góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu, giải quyết những vấn đề về cuộc sống cuả con người trong đô thị và trở thành một trong những ngành nghiên cứu không thể thiếu được trong xã hội hiện đại.
nguon VI OLET