CHỦ ĐỀ:
NHẢY CAO

BÀI 41+42: NHẢY CAO- CHẠY BỀN
Giáo viên: Nguyễn Quốc Anh
1. Kiến thức: Trang bị cho HS những hiểu biết cần thiết về kĩ thuật nhảy cao “Bước qua” để tiếp tục rèn luyện sức mạnh chân, nâng cao thành tích. Biết cách thực hiện chạy bền trên địa hình tự nhiên

2. Kỹ năng: Làm quen với kĩ thuật nhảy cao kiểu “ Bước qua”. Biết và thực hiện tương đối đúng các giai đoạn chạy đà, giậm nhảy và trên không. Thực hiện được chạy bền trên địa hình tự nhiên, duy trì và nâng cao sức bền.


I/. MỤC TIÊU
II/. NỘI DUNG
1. Khởi động:
*Chung:
- Xoay các khớp: cổ, khuỷu tay, cánh tay, hông, gối.
- Các động tác: Đánh tay cao thấp, tay ngực, tay này chạm mũi chân kia, gập duỗi, xoạc dọc, xoạc ngang.
* Chuyên môn: Chạy bước nhỏ - nâng cao đùi – gót chạm mông- chạy đạp sau.
2. Nhảy cao kiểu bước qua: gồm 4 giai đoạn
- Chạy đà
- Giậm nhảy
- Trên không
- Tiếp nệm
- Xác định điểm giậm nhảy và hướng chạy đà
- Chạy đà đặt chân giậm vào điểm giậm nhảy
- Đà 1 bước giậm nhảy đá lăng
- Giai đoạn trên không - qua xà
Nội dung hôm nay các em cần nắm là:
Như vậy, điểm chạm đất của bàn chân chính là điểm giậm nhảy.
Nếu đưa chân lăng ra trước lên cao chân lăng chạm vào xà thì tốc độ chạy quá lớn, nên cần điều chỉnh tốc độ chạy bằng cách xoay mũi chân giậm nhảy ra bên ngoài.
Khi điểm giậm nhảy đã xác định đúng vị trí, hợp lý: chân lăng ra trước lên cao không chạm vào xà và cách xà khoảng 0.01m là phù hợp nhất. Như vậy, điểm chậm đất chính là điểm giậm nhảy.



Xác định điểm giậm nhảy và hướng chạy đà

Để xác định điểm giậm nhảy chuẩn xác nhất thì người tập phải đứng thẳng, mặt, thân quay chếch vào 1/3 độ dài của xà cùng bên với chân lăng đưa sang ngang còn tay chạm nhẹ vào xà.
Nếu đá chân lăng ra trước lên cao chân lăng chạm vào xà thì gốc độ chạy đà quá lớn (Điều chỉnh: Xoay mũi chân giậm nhảy ra ngoài)
  Điểm giậm nhảy hợp lí: Chân lăng, lăng ra trước lên cao không chạm xà và cách xà 0.10m là hợp lí.
- Chạy đà đặt chân giậm vào điểm giậm nhảy
Kỹ thuật chạy đà
Khi chạy đà bạn cần thực hiện động tác đo đà. Xác định các bước chạy đà, ở 3 bước chạy đà vuối cùng thì bạn cần tăng tốc độ cho từng bước chạy bằng cách đạp về phía sau kết hợp với nâng thân. Sau đó tiếp tục duy trì tốc độ này cho tới khi thực hiện động tác giậm nhảy. Một số bước chạy đà bằng đầu tốc độ, độ dài bằng nữa bàn chân trước. Riêng ở 3 bước chạy đà cuối cùng thì chân bằng gót bàn chân.
Bước 1: Đưa chân giậm nhảy ra trước dài hơn các bước trước đó và đặt gót bàn chân chạm đất trước.
Bước 2: Xong bước chạy đầu tiên thì bạn cần đưa thật nhanh chân lăng ra phía trước để thực hiện bước chạy đà thứ 2, bước chạy này dài nhất trong 3 bước chạy cuối cùng.
Bước 3: Bạn chủ động đưa chân giậm nhảy cùng với phần hông cùng bên vươn nhanh về phía trước và đặt phần gót chân xuống đúng vị trí giậm nhảy để chuẩn bị giậm nhảy.
Đặt chân giậm vào điểm giậm nhảy
Bàn chân giậm nhảy ở bước chạy đà cuối cùng bạn chạm đất bằng gót bàn chần, rồi sau đó nhanh chóng chuyển sang cả 2 bàn chân. Khi thực hiện động tác giậm nhảy thì bạn hơi chùng gối xuống để tạo thế co cơ khi giậm nhảy. Dùng sức lực của chân đạp thật mạnh xuống đất để lấy đà bật người lên cao, đồng thời đa chân lăng thật mạnh từ phía sau lên phía trước, 2 tay đánh từ sau ra trước lên cao hướng khuỷu tay sang 2 bên và dừng đột ngột ở độ cao ngang vai giúp tạo lực nâng cơ thể lên cao.
Đà 1 bước giậm nhảy đá lăng.
Đứng chân trước chân sau: Chân lăng trước chân giậm phía sau. Bước dài chân giậm từ sau ra trước tiếp đất bằng gót khuỵu gối. Khi thực hiện động tác giậm nhảy thì bạn hơi chùng gối xuống để tạo thế co cơ khi giậm nhảy. Dùng sức lực của chân đạp thật mạnh xuống đất để lấy đà bật người lên cao, đồng thời đưa chân lăng thật mạnh từ phía sau duỗi ra phía trước, 2 tay đánh từ sau ra trước lên cao hướng khuỷu tay sang 2 bên và dừng đột ngột ở độ cao ngang vai giúp tạo lực nâng cơ thể lên cao.
Giai đoạn trên không - qua xà
Khi chân lăng đang ở trên xà thì bạn phải thực hiện nhanh chóng hạ chân lăng xuống phía bên kia xà, thân trên ngả về phía trước để tạo điều kiện cho chân giậm nhảy nâng lên.
Sau khi cơ thể được nâng qua xà thì chân lăng sẽ tiếp đất trước bằng 2 bàn chân hay cả bàn, tiếp đến là chân giậm nhảy, lúc này chùng gối 2 chân xuống để giảm chấn động. Còn phần tay sẽ giúp giữ thăng bằng.
CỦNG CỐ
Nêu những sai lầm hường mắc và cách sửa
Sai: chân giậm không đúng điểm giậm và chủ động ngả thân ra sau ở bước đà cuối và đặt cả bàn chân
Cách sửa: Đo lại đà và tập chạy đà nhiều lần để điều chỉnh đà, tập lại động tác vào điểm giậm nhảy
* Giai đoạn chạy đà
* Giai đoạn giậm nhảy
Sai: Giậm nhảy gần hoặc quá xa, gốc độ chạy đà và điểm giậm nhảy lớn hoặc quá nhỏ
Cách sửa: Đo và chỉnh lại cự li hướng chạy đà, điểm giậm nhảy, tập đặt chân vào điểm giậm nhảy và đá lăng
Giai đoạn qua xà:
Sai: chân lăng đá không ích cực, không cao hoặc bị co. Bị “tụt mông” do giậm nhảy không ích cực
Cách sửa: tập đánh tay kế hợp giậm nhảy. Tập mô phỏng động tác qua xà
Giáo viên đặt câu hỏi
Câu1: Kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua có mấy giai đoạn? Em hãy kể tên các giai đoạn.
Câu 2: Trong các giai đoạn nêu trên theo em giai đoạn nào quan trọng nhất? Vì sao?

3. Chạy bền:
Chạy trên địa hình tự nhiên duy trùy và nâng cao sức khỏe
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
nguon VI OLET