ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
1.Vài nét về tác phẩm
a .Xuất xứ
- Bài văn trích trong báo cáo chính trị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh tại Đại Hội lần thứ II,tháng 2 năm 1951của Đảng Lao Động Việt Nam.
b. Kiểu văn bản và hệ thống luận điểm
* Kiểu văn bản: Nghị luận xã hội - chứng minh một vấn đề chính trị - xã hội
* Hệ thống luận điểm:
- Vấn đề nghị luận:Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Luận cứ:
          + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong lịch sử chống ngoại xâm.
          + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống TD Pháp.
* Lập luận: Dùng bằng chứng xác thực, toàn diện để làm sáng tỏ vấn đề
* Nghệ thuật:Là một văn bản nghị luận mẫu mực về phép lập luận chứng minh.
I. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
2/ Định hướng phân tích
a.Nhận định chung về lòng yêu nước
- Mở đầu văn bản tác giả khẳng định và nêu rõ vấn đề phải chứng minh: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”  Luận điểm xuất phát được trình bày bằng câu khẳng định, ngắn gọn
- Hai câu tiếp theo làm nổi bật luận đề. Lòng yêu nước của dân ta là “một truyền thống quý báu” và tinh thần yêu nước kết thành làn sóng có sức mạnh “vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
 Tác giả sử dung một loạt động từ với hình thức tăng tiến “Sôi nổi, lướt qua, nhấn chìm” và hình ảnh so sánh tinh thần yêu nước với “làn sóng mạnh mẽ và to lớn” làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước.
ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
2/ Định hướng phân tích
b.Phần thứ hai văn ban, tác giả nêu lên hàng loạt dẫn chứng lịch sử và xã hội để chứng minh, làm sáng tỏ lòng nồng nàn yêu nước của dân ta.
* Tinh thần yêu nước được biểu hiện trong quá khứ thời phong kiến
- Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…
=> Lấy dẫn chứng hết sức tiêu biểu, mỗi một nhân vật lịch sử gắn liền với một chiến công hiển háchlàm cho người đọc thấy rõ được lòng yêu nước của tổ tiên, ông cha.
ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
2/ Định hướng phân tích
b.Phần thứ hai văn ban, tác giả nêu lên hàng loạt dẫn chứng lịch sử và xã hội để chứng minh, làm sáng tỏ lòng nồng nàn yêu nước của dân ta.
* Từ lịch sử quá khứ, Hồ Chủ tịch nêu nhiều dẫn chứng để chứng minh lòng nồng nàn yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Câu chuyển ý, chuyển đoạn rất khéo: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.
- Biểu hiện của lòng yêu nước được chứng minh trên nhiều phương diện:
+ Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ, từ kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm chiếm …ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc
   + Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc
   + Những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội
   + Những phụ nữ khuyên chồng tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải
   + Những bà mẹ yêu thương bộ đội như con đẻ của mình
   + Nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tăng gia sản xuất
   + Những đồng bào điền chủ quyên ruộng cho Chính phủ…
⇒ Tất cả những việc làm đó đều xuất phát từ lòng yêu nước
2/ Định hướng phân tích
b.Phần thứ hai văn ban, tác giả nêu lên hàng loạt dẫn chứng lịch sử và xã hội để chứng minh, làm sáng tỏ lòng nồng nàn yêu nước của dân ta.
* Từ lịch sử quá khứ, Hồ Chủ tịch nêu nhiều dẫn chứng để chứng minh lòng nồng nàn yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Biểu hiện của lòng yêu nước được chứng minh trên nhiều phương diện:
=>  Các dẫn chứng vừa cụ thể vừa khái quát, vừa điển hình vừa toàn diện, đầy sức thuyết phục càng tô đậm truyền thống yêu nước, thể hiện sự ngưỡng mộ, cảm phục tinh thần yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
2/ Định hướng phân tích
c.   Nhiệm vụ của chúng ta
- Tác giả ví lòng yêu nước như các thứ của quý và nêu hai dạng tồn tại của nó trong nhân dân: có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước
Bác đề ra nhiệm vụ cho các bộ Đảng viên đó là: động viên, tổ chức, khích lệ tiềm năng yêu nước của mọi người được thực hành vào công việc yêu nước, công cuộc kháng chiến.
 Tác giả sử dụng phép liệt kê diễn tả đầy đủ sâu sắc các nhiệm vụ phải làm để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân.
 Cách kết thúc vấn đề giản dị, rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ, đầy sức thuyết phục, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người
ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
II. Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ
1.Vài nét về tác giả, tác phẩm
Tác giả:  
+Phạm Văn Đồng là nhà cách mạng nổi tiếng, là nhà văn hóa lớn
+ Là học trò, là cộng sự gần gũi với Bác Hồ.
+ Nhiều năm là Thủ tướng chính phủ
- Xuất xứ: VB trích từ bài “ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” (1970)
- Kiểu văn bản : Nghị luận
 - Nội dung, nghệ thuật:
          + Nội dung: Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
        + Nghệ thuật:Bài văn vừa có những chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành.
ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
II. Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ
2/ Định hướng phân tích văn bản
a. Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ:
Câu văn “Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất và đời sống bình thường vô cùng giản dị của Bác” là câu nêu luận điểm của văn bản  Câu văn có hai vế vừa đối lập, vừa bổ sung cho nhau giúp người đọc hiểu Bác vừa là bậc vĩ nhân, phi thường, vừa là người bình thường gần gũi.
Đoan 2, tác giả giải thích, bình luận mở rộng vấn đề : Trong 60 năm của cuộc đời đầy sóng gió, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của người chiến sĩ cách mạng vì nước, vì dân, vì sự nghiệp trong sáng thanh bạch
=>Cách nêu vấn đề trực tiếp, ngắn gọn, sâu sắc, làm nổi bật đức tính giản dị của Bác Hồ.
ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
II.Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ
2/ Định hướng phân tích văn bản
b. Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác Hồ:
* Giản dị trong tác phong sinh hoạt + làm việc
- Bữa cơm
+ Chỉ vẻn vẹn vài ba món
+ Lúc ăn không đề rơi vãi một hạt cơm
+ Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
=> Bữa ăn của Bác đạm bạc, tiết kiệm. Qua đó Bác thể hiệnthái độ quý trọng đối với người lao động và kính trọng người phục vụ.
Nơi ở:
+Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng...
+ Căn nhà đó “luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn”
=> Căn nhà của Bác đơn sơ nhưng thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên
ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
II.Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ
2/ Định hướng phân tích văn bản
b. Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác Hồ:
* Giản dị trong tác phong sinh hoạt + làm việc
Trong công việc:
+ Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc lớn... đến việc rất nhỏ
+ Việc gì tự làm, Bác không cần người giúp
+ Người giúp việc, phục vụ Bác đếm trên đầu ngón tay
Bác làm việc tỉ mỉ, cần mẫn và tận tâm
 Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, rất đời thường, gần gũi với mọi người nên dễ hiểu, dễ thuyết phục làm nổi bật lối sống giản dị hàng ngày của Bác.
ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
II/ Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ
2. Định hướng phân tích văn bản
b. Những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ:
* Giản dị trong quan hệ với mọi người:
+ Viết thư cho một đồng chí
+ Nói chuyện với các cháu miền Nam
+ Đi thăm nhà tập thể của công nhân từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn.
+ Việc gì tự làm được thì không cần người khác giúp
+ Đặt tên cho người phục vụ: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.
 dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, giản dị kết hợp với bình luận, biểu cảm
 Thể hiện sự quan tâm, trân trọng và yêu quí tất cả mọi người.
ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
II/ Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ
2. Định hướng phân tích văn bản
b. Những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ:
* Giản dị trong cách nói và viết:
- Dẫn những câu nói của Bác: Không có gì quý hơn độc lập tự do; Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.
 Bác nói và viết ngắn gọn, nhưng dễ hiểu. Cách nói và viết đó xuất phát từ tấm lòng Bác: muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được
ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
III. Văn bản “Ý nghĩa của văn chương” – Hoài Thanh
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả: Hoài Thanh (1909-1982) là một trong những nhà văn - nhà phê bình văn học lớn của nước ta.
b. Tác phẩm:
* Xuất xứ: Sáng tác 1936, in trong “Văn chương và hành động”.
* Bố cục:
- Phần 1 Từ đầu … “muôn vật muôn loài”: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương (nêu vấn đề):
- Phần 2: Còn lại: Ý nghĩa và công dụng của văn chương (phân tích, chứng minh ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống con người)
+ Văn chương khơi dậy lòng nhân ái
+ Văn chương làm giàu cho sự sống (còn lại)
* Thể loại: Nghị luận văn chương
*Nội Dung và nghệ thuật :
- Nội Dung: Nguồn gốc của văn chương là lòng thương người, thương muôn vật muôn loài. Văn chương hình dung , sáng tạo ra sự sống, văn chương nuôi dưỡng và làm giàu tình cảm con người.
- Nghệ thuật: Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, giản dị; Lí lẽ sắc xảo kết hợp với cảm xúc, văn giàu hình ảnh




2. Định hướng phân tích
a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương :
- Kể câu chuyện thi sĩ Ấn Độ khóc nức nở khi thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân => Tác giả mượn câu chuyện này để cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương. Văn chương thực sự chỉ xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một con người hoặc một hiện tượng nào đó trong cuộc sống.
- Tác giả kết luận: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Theo Hoài Thanh thì lòng nhân ái bao la chính là nguồn gốc của văn chương.
Nêu vấn đề tự nhiên, hấp dẫn, từ việc kể một câu chuyện đời xưa dẫn đến kết luận. Đây là quan niệm đúng đắn, có lí song không phải là quan niệm duy nhất
2/ Định hướng phân tích
b. Nhiệm vụ và công dụng của văn chương:
* Nhiệm vụ của văn chương
- Văn chương là sự hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng ⇒ Văn chương phản ánh hiện thực phong phú, đa dạng của cuộc sống
- Văn chương sáng tạo ta sự sống ⇒ Văn chương đưa ra, dựng lên hình ảnh, ý tưởng, một thế giới mơ ước mà con người luôn khát khao đạt đến.

2/ Định hướng phân tích
b. Nhiệm vụ và công dụng của văn chương:
* Công dụng của văn chương
- Khơi dậy những trạng thái cảm xúc khác nhau của con người, “gợi tình cảm và lòng vị tha” ⇒ Văn chương có sức cảm hóa lạ lùng
- Gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có
+ Gây những tình cảm ta không có: cho những tình cảm chưa từng trải qua
+ Luyện những tình cảm ta sẵn có: sâu đậm thêm những tình cảm sẵn có
Nghĩa là văn chương có thể khơi gợi, hình thành trong con người những ước mơ, hoài bão và khát vọng lớn lao, đẹp đẽ, những tình cảm như: lòng thương người, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, say mê học tập và lao động ... Văn chương bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho ta, làm giàu thêm cho thế giới tâm hồn ta.
- Cho ta biết cảm nhận cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên
- Lưu giữ lại dấu vết, lịch sử văn hóa của loài người
⇒ Văn chương giúp con người có đời sống tinh thần phong phú, giúp khơi gợi ở con người tình cảm, cảm xúc chân thật

IV. Luyện tập
Bài tập 1: Cho đoạn văn:
“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
a, Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b,Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn ? Cho biết phép lập luận chính của văn bản?
c, Tìm câu nêu luận điểm và vai trò của nó trong đoạn văn?
ĐÁP ÁN
a.Đoạn văn trên trích trong văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” . Tác giả Hồ Chí Minh.
b. Phương thức biểu đạt nghị luận. Phép lập luận chính là chứng minh.
c. Câu nêu luận điểm: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đây là luận điểm xuất phát nêu lên vấn đề nghị luận. Các câu sau làm sáng tỏ câu nêu luận điểm.
IV. Luyện tập
Bài tập 2. Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
a.Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
b.Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào?
c.Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích?
d.Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau?
“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”
ĐÁP ÁN
a. - Xác định được đúng văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Nêu đúng tác giả: Hồ Chí Minh
- Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
b. Xác định đúng ba câu rút gọn.
+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
+ Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
+ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.
- Thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ
c. - Xác định đúng phép liệt kê trong câu: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo...
d. - Xác định được cụm C- V dùng để mở rộng
- Phân tích:
Bổn phận của chúng ta // là làm cho những của quý kín đáo ấy / đều được đưa ra trưng bày.
ĐT C V
=> Mở rộng phần phụ sau cụm động từ.
IV. Luyện tập
Bài tập 2.
ĐÁP ÁN
a. - Xác định được đúng văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Nêu đúng tác giả: Hồ Chí Minh
- Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
b. Xác định đúng ba câu rút gọn.
+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
+ Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
+ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.
- Thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ
c. - Xác định đúng phép liệt kê trong câu: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo...
d. - Xác định được cụm C- V dùng để mở rộng
- Phân tích:
Bổn phận của chúng ta // là làm cho những của quý kín đáo ấy / đều được đưa ra trưng bày.
ĐT C V
=> Mở rộng phần phụ sau cụm động từ.
III. Luyện tập
Bài tập 3:Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
“…. Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết, bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong , cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”
                                                                   ( Ngữ văn 7 – Tập 2, NXBGD)
a.Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu văn: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết, bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống”
c. Từ nội dung đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân( trả lời bằng 1 đoạn văn ngắn 5 – 7 câu)
III. Luyện tập
Bài tập 3:Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
Gợi ý:
a.
Tên tác phẩm: Đức tính giản dị của Bác Hồ
 Tác giả : Phạm Văn Đồng
b.
- Phép liệt kê: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống
- Tác dụng của phép liệt kê trong câu văn:  Diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt.
c. Đoạn văn về đức tính giản dị học tập từ Bác Hồ
Yêu cầu đảm bảo các ý sau:
   - Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt là tấm gương sáng cho mọi người học tập, noi theo.
  - Liên hệ bản thân: Là Hs cần học tập đức tính giản dị của Bác
   + Ăn uống không quá cầu kì, ăn mặc giản dị, đúng quy định khi đến trường, phù hợp với môi trường, hoàn cảnh, điều kiện.
   + Không ăn uống lãng phí, đua đòi các kiểu quần áo thời trang, không chạy theo mốt.
+ Trong quan hệ với mọi người, cần ăn nói nhã nhặn, lịch sự, sống hoà đồng.
+ Trong lời nói, bài viết : Nói ngắn gọn, dể hiểu. Viết cô đọng súc tích. Tránh lối nói, viết cầu kì không sử dụng tiếng nước ngoài một cách tùy tiện
nguon VI OLET