TIẾT 2, 3
ÔN TẬP
ĐỌC HIỂU VÀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI



Người soạn: Phạm Lan Hương
Môn: Ngữ văn
Lớp: 12C8
I. Những yêu cầu khi thực hiện đề Đọc hiểu
1. Những dạng câu hỏi thường sử dụng ở phần Đọc hiểu
a. Dạng câu hỏi nhận biết: Thường hỏi xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, tìm từ ngữ, hình ảnh, xác định cách trình bày văn bản…
b. Dạng câu hỏi thông hiểu: Thường hỏi học sinh hiểu như thế nào về một câu nói trong văn bản; hỏi vì sao tác giả lại cho rằng, nói rằng…(xem TS và tác giả có đồng quan điểm hay không); Kiểu câu hỏi theo tác giả… Ba kiểu hỏi này thường lặp đi lặp lại.
c. Dạng câu hỏi vận dụng: Thường yêu cầu TS rút ra thông điệp có ý nghĩa, điều tâm đắc hoặc chỉ ra những việc làm cụ thể của bản thân.
I. Những yêu cầu khi thực hiện đề Đọc hiểu
2. Các bước khi làm phần Đọc – hiểu
Bước 1: Đọc kỹ, đọc thuộc đề bài rồi làm từng câu, dễ trước khó sau.
Thí sinh cần nắm vững những kiến thức cơ bản sau:
- Nhận biết 6 phong cách ngôn ngữ văn bản. Dựa vào phần xuất xứ để nhận diện: Báo chí, Văn chương nghệ thuật, Khoa học, Chính luận, Khẩu ngữ hay Hành chính công vụ.
- Xác định 5 phương thức biểu đạt của văn bản dựa vào các từ ngữ hay cách trình bày. Đoạn trích thấy có sự việc diễn biến (Tự sự), nhiều từ biểu lộ xúc động (Biểu cảm), nhiều từ khen chê, bộc lộ thái độ (Nghị luận), nhiều từ thuyết trình, giới thiệu về đối tượng (Thuyết minh) và có nhiều từ láy, từ gợi tả sự vật, sự việc (Miêu tả).
- Nhận biết các phép tu từ từ vựng (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, lặp từ, nói quá, nói giảm, chơi chữ…); tu từ cú pháp (lặp cấu trúc câu, giống kiểu câu trước; đảo ngữ; câu hỏi tu từ; liệt kê).
- Các biện pháp tu từ có tác dụng làm rõ đối tượng nói đến, tăng thêm gợi cảm, gợi hình ảnh, âm thanh, màu sắc, làm đối tượng hấp dẫn, sâu sắc.
- Đối với, các văn bản trong đề chưa thấy bao giờ, học sinh cần đọc nhiều lần để hiểu từng câu, từng từ, hiểu nghĩa và biểu tượng qua cách trình bày văn bản, liên kết câu, cách ngắt dòng… để có thể trả lời những câu hỏi: Nội dung chính của văn bản, tư tưởng của tác giả gửi gắm trong văn bản.,thông điệp rút ra từ văn bản…




2. Các bước khi làm phần Đọc – hiểu

Bước 2: Đọc các yêu cầu, gạch chân các từ ngữ quan trọng, câu quan trọng. Việc làm này giúp các em lí giải được yêu cầu của dề bài và xác định hướng đi đúng cho bài làm, tránh lan man, lạc đề.
Bước 3: Luôn đặt câu hỏi và tìm cách trả lời: Ai? Cái gì? Là gì? Như thế nào? Kiến thức nào? Để bài làm được trọn vẹn hơn, khoa học hơn tránh trường hợp trả lời thiếu.
Bước 4: Trả lời tách bạch các câu, các ý. Chọn từ ngữ, viết câu và viết cẩn thận từng chữ.
Bước 5: Đọc lại và sửa chữa chuẩn xác từng câu trả lời. Không bỏ trống câu nào, dòng nào.




Một số lưu ý trong quá trình làm bài
Viết đúng từ ngữ, trình bày rõ ràng, đúng chính tả, dấu câu, không viết dài.
Chỉ dùng thời gian khoảng 30 phút làm câu hỏi đọc hiểu. Trả lời đúng câu hỏi của đề.
Làm trọn vẹn từng câu, không bỏ ý, không viết vội vàng để giành chắc chắn từng 0,25 điểm bài.
II. Những lưu ý khi làm bài NLXH
1. Về hình thức
Viết thành đoạn văn khoảng 200 chữ (khoảng 2/3 trang giấy); không viết thành bài văn. Trình bày đầy đủ các yêu cầu sau:


II. Những lưu ý khi làm bài NLXH
2. Về nội dung:
- Bám sát yêu cầu của đề, đọc kĩ phần đọc hiểu để làm bài văn cho phù hợp
- Có thể sử dụng dẫn chứng ngay trong phần đọc hiểu
III. Đề minh họa và bài tập ôn luyện
1. Đề minh họa
Phân tích đề minh họa năm 2021
2. Bài tập ôn luyện
GV ra một số đề Đọc hiểu kết hợp NLXH cho học sinh tự làm ở nhà.

nguon VI OLET