HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Em hãy nhắc lại nội dung đã học từ dầu năm học, em đã học những chủ đề đạo đức nào?
Tiết 7 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Tự trọng
TRUNG
THỰC
Giản dị
Yêu thương con người, đoàn kết tương trợ̣
Thế nào là sống giản dị?
A. LÝ THUYẾT
1- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
Vậy sống giản dị được biểu hiện như thế nào?
Không xa hoa, lãng phí
Không cầu kì, kiểu cách.
Biểu hiện
Không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bên ngoài.
Là một học sinh, em cần làm gì để rèn luyện lối sống giản dị?
* Rèn luyện
- Quần áo gọn gàng, phù hợp với điều kiện của bản thân, gia đình
- Lời nói lịch sự, lễ phép
- Thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường
- Bảo vệ của công, không xa hoa, lãng phí
- Sống tiết kiệm
- ………

Em hiểu thế nào là trung thực?

**Gợi ý:
- Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải ; sống ngay thẳng , thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

Thế nào là người trung thực?

**Gợi ý:
- Người trung thực là người không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che giấu hoặc làm sai lệch sự thật.
2. Thế nào là trung thực?


- Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.


- Người trung thực là người không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che giấu hoặc làm sai lệch sự thật.
HÀNH ĐỘNG
LỜI NÓI
THÁI ĐỘ
BIỂU HIỆN CỦA TÍNH TRUNG THỰC
- Yêu cầu học sinh tìm những biểu hiện tính trung thực:
+ trong lời nói
+ trong thái độ
+ trong hành động
Tự học, tự làm bài, không quay cóp, không xem tài liệu, không chép bài của bạn, không cho bạn chép bài của mình.
Không nói xấu, không tranh công, không đổ lỗi, dũng cảm nhận lỗi khi có lỗi.
Bênh vực, bảo vệ chân lý, lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái, . ..
- Một số biểu hiện của tính trung thực.

Biểu hiện: qua thái độ, hành động, lời nói; thể hiện trong công việc; trong quan hệ với bản thân và với người khác.
Theo các em thế nào là tự trọng?
3.Tự trọng là biết coi trọng giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Biểu hiện:
Cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác phải nhắc nhở, chê trách.

4. Thế nào là yêu thương và đoàn kết tương trợ
Yêu thương con người, đoàn kết, tương trợ là quan tâm, thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
b .Biểu hiện

Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn, bất hạnh của người khác, dìu dắt nâng đỡ những người có lỗi lầm.
Biết hy sinh quyền lợi của bản thân cho người khác.
Luôn đoàn kết, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.


Ý nghĩa
Yêu thương con người, đoàn kết, tương trợ là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.
Người có lòng yêu thương, đoàn kết tương trợ sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng .
Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh.
- Giúp ta có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn thực hiện được mục đích của mình.

3. Luyện tập
Bài tập b) Sgk Kể lại một số việc làm thể hiện tính tự trọng hoặc thiếu tính tự trọng mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày.

3. Bài tập tình huống
Nhà Hòa rất giàu có. Mỗi ngày đi học, Hòa mặc một bộ quần áo khác nhau mà không mặc đồng phục của nhà trường. Thấy vây, bạn lớp trưởng hỏi Hòa vì sao không mặc đồng phục khi đến trường. Hòa nói: “Mặc đồng phục thì không sành điệu, con nhà giàu thì phải đổi mốt liên tục chứ!”

Em có đồng tình với suy nghĩ của Hòa không? Vì sao?
Nếu là lớp trưởng của Hòa, em sẽ xử sự như thế nào trong tình huống trên?
b) Thầy thuốc giấu không cho người bệnh biết sự thật về căn bệnh hiểm nghèo của họ. Em có suy nghĩ gì về việc làm đó của người thầy thuốc ?
Thầy thuốc làm vậy không đúng với tính trung thực.
Nhưng việc làm của Bác sĩ xuất phát từ lòng nhân đạo, lòng mong muốn bệnh nhân sống lạc quan để có nghị lực và hi vọng chiến thắng bệnh tật.
 Nên đây có thể xem là một hàng động đẹp.
Mở rộng, Vận dụng
- Tìm và sưu tầm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ, danh ngôn nói về tính tự trọng, giản dị, trung thực, yêu thương con người và đoàn kết tương trợ.


TÌM CA DAO, TỤC NGỮ VỀ TRUNG THỰC
**Gợi ý một số câu tục ngữ:
- Cây ngay không sợ chết đứng.
- Ăn ngay nói thẳng
- Thuốc đắng dã tật
Sự thật mất lòng
- Danh ngôn: “ Phải thành thật với mình mới không dối trá với người khác.”
(Sếc-xpia)
đ) Em hãy sưu tầm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ, danh ngôn nói về tính tự trọng.
Tục ngữ:
+ Đói cho sạch, rách cho thơm.
+ Giấy rách phải giữ lấy lề.
+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
+ Chết đứng còn hơn sống quỳ.
- Ca dao:
Thuyền dời nào bến có dời,
Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.
- Danh ngôn:
“Chỉ có tính tự lập và tự trọng mới có thể nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận”. - A.X.Pu-Skin-
- Thương người như thể thương thân
- Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Lá lành đùm lá rách.
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.
Chủ tịch Hồ chí Minh
Ca dao, tục ngữ
Danh ngôn
Hướng dẫn về nhà:
Học nội dung bài học và hoàn thành bài tập trong SGK, SBT.
Ôn tập giờ sau kiểm tra định kỳ ( 1 tiết)

nguon VI OLET