NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP
MÔN ĐỊA LÝ 9/1
GIÁO VIÊN THẠCH THỊ SƯƠNG
TRƯỜNG THCS VÕ NGUYÊN GIÁP
Tiết 42: ÔN TẬP
A. VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Lược đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ
Câu 1: Dựa vào lược đồ hãy xác định vị trí tiếp giáp vùng Đông Nam Bộ?
Lược đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ
Tiết 42: ÔN TẬP
Câu 2: Nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của Đông Nam Bộ ?

Tiết 42: ÔN TẬP
Câu 2: Thế mạnh về mặt tự nhiên:
- Địa hình tương đối bằng, bờ biển có nhiều cửa sông, bãi tắm, rừng ngập mặn, thềm lục địa nông và rộng => Mặt bằng xây dựng tốt, thuận lợi cho giao thông, cơ giới hóa, sản xuất nông nghiệp, có điều kiện phát triển kinh tế biển.
- Tài nguyên đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản, thủy năng…=> Thích hợp phát triển nông nghiệp phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới; phát triển công nghiệp khai thác, lọc hóa dầu,…
Tiết 42: ÔN TẬP
Lược đồ kinh tế ng Đông Nam Bộ
Câu 3: Dựa vào lược đồ hãy xác định cây công nghiệp chủ yếu vùng Đông Nam Bộ?
Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này?
Cây công nghiệp chủ yếu của vùng gồm: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.
Tiết 42: ÔN TẬP
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su.
+ Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Cây cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài).
+ Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.
Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này vì:
* Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải. (đồng bằng cao và đồi lượn sóng).
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động.
+ Nguồn nước: thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi lớn nhất nước ta).
Câu 4: Cho bảng số liệu giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ và cả nước ( Đơn vị: tỉ đồng)
 
a. Hãy tính tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ trong cả nước ở hai năm trên.
b. Nhận xét tỉ trọng sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ trong cả nước


a. Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ trong cả nước ( Đơn vị: %)
b. Nhận xét: Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ trong cả nước chiếm hơn1/2 giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, cho thấy đây là vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta.
Tiết 42: ÔN TẬP
B. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 1: Dựa vào lược đồ hãy xác định vị trí tiếp giáp vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Tiết 42: ÔN TẬP
B. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 2 Dựa vào lược đồ hãy nêu thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực, thực phẩm?
– Nguồn lợi thủy sản: phong phú của các vùng biển (tây nam, đông nam) và của sông Mê Công.
Câu 2: Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực, thực phẩm:

– Đất: là tài nguyên quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tương đối rộng (gần 4 triệu ha), địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm với quy mô lớn.
– Khí hậu: cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, lượng mưa nhiều, thời tiết ít biến động, thuận lợi cho việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.

– Nước: tương đối dồi dào của hệ thống sông, kênh rạch dày đặc, thuận lợi làm thủy lợi. Diện tích mặt nước rộng lớn (nội địa và ven biển), thích hợp để nuôi trồng thủy sản (nước ngọt, nước lợ và mặn).

Tiết 42: ÔN TẬP
B. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 3: Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Câu 4: Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long:
– Hai loại đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khỏang 60 % diện tích tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long), với mức độ phèn, mặn khác nhau. Hai loại đất này có giá trị trong sản xuất nông nghiệp với điều kiện phải được cải tạo.
– Đẩy mạnh cải tạo hai loại đất trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế – xã hội, chẳng những ở Đồng bằng sông Cửu Long mà còn cho cả nước (tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, góp phần phân bố dân cư và xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu.)
Tiết 42: ÔN TẬP
Câu 4: Cho bảng số liệu thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. ( Đơn vị: nghìn tấn)
 
a. Hãy tính tỉ trọng sản lượng thủy của Đồng bằng sông Cửu Long trong cả nước ở hai năm trên.
b. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản?
Tiết 42: ÔN TẬP
Câu 4:
a. Tỉ trọng sản lượng thủy của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. ( Đơn vị: %) 
Tiết 42: ÔN TẬP
b. Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản vì:
* Về điều kiện tự nhiên:
- Có diện tích vùng nước trên cạn(đồng ruộng, kênh rạch, hệ thống sông Cửu Long…) và trên biển rộng lớn, bờ biển dài nông rộng có bãi tôm, bãi cá.
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, ít thiên tai....
- Có nguồn cá tôm dồi dào (Nước mặn, nước lợ, nước ngọt)
- Có diện tích rừng ngập mặn rộng lớn, nguồn thức ăn đồi dào....
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Nguồn lao động đông, có khinh nghiệm trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Vùng có nhiều cơ sở chế biến thuỷ hải sản, sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu.
- Sản phẩn thuỷ hải sản của vùng có thị trường tiêu thụ rộng lớn: Trong nước, trong khu vực, Nhật Bản, Bắc Mĩ, EU.
Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài tập 3 sách giáo khoa trang 133.
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra một tiết: Máy tính cầm tay, thước kẻ, viết, Átlat....
- Học bài theo hệ thống câu hỏi đã ôn.
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
nguon VI OLET