Nhóm GDCD Trường THPT Ngô Thì Nhậm
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THÀY CÔ GIÁO
VỀ DỰ GIỜ ÔN TẬP MÔN GDCD 12
BÀI 7:
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ ( TIẾT 1)
KIỂM TRA BÀI CŨ
Giáo viên đã giao bài tập về nhà bằng cách 4 nhóm vẽ sơ đồ tư duy
GV có thể nhắc lại hoặc chiếu lên màn hình
Dân chủ trực tiếp: là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước.
Dân chủ gián tiếp( dân chủ đại diện) là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện của mình quyết định các công việc của cộng đồng, của Nhà nước.

QUYỀN BẦU CỬ VÀ QUYỀN ỨNG CỬ VÀO CÁC CƠ QUAN ĐẠI BIỂU CỦA NHÂN DÂN:
a) Khái niệm quyền bầu cử và quyền ứng cử
Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
Trước CMT8
6/1/1946
22/05/2016
SV đi bầu cử
Người cao tuổi đi bầu cử
Người dân tộc thiểu số đi bầu cử
Người dân đi bầu cử
Hiến pháp 2013 qui định, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Những đối tượng nào không được thực hiện quyền bầu cử?
Vì sao luật lại hạn chế quyền bầu cử những trường hợp trên?
Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân:
Hiến pháp 2013 quy định: công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử:
+ Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án
+ Người đang phải chấp hành hình phạt tù
+ Người đang bị tạm giam
+ Người mất năng lực hành vi dân sự
* Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân:
Phổ thông
Bình đẳng
Bỏ phiếu kín
Trực tiếp
Cách thức thực hiện
quyền bầu cử
Nguyên tắc phổ thông là gì ?
Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm.
Thế nào là nguyên tắc bầu cử bình đẳng,trực tiếp, bỏ phiếu kín?
- Cử tri phải tự mình đi bầu cử
- Mỗi cử tri có một lá phiếu với giá trị ngang nhau, đều được tự do và độc lập thể hiện trực tiếp sự lựa chọn của mình đối với những người trong danh sách cử viên.
- Tự viết phiếu, chỗ viết kín đáo, tự bỏ phiếu vào hòm phiếu kín
Tình huống 1
Công dân A năm nay 21 tuổi. Ngày 25/03/2011 A đánh M bị thương tích nặng đến 80%. A bị tòa án phạt tù về tội cố ý gây thương tích.
Hỏi: Trong kì bầu cử vào tháng 05/2011, A có được quyền đi bầu cử không? Tại sao?
=> A không được thực hiện quyền bầu cử. Luật Bầu cử quy định người đang chấp hành hình phạt tù thì không được thực hiện quyền bầu cử.

Một tổ bầu cử khi tiến hành bầu cử đã để hòm phiếu không có nắp để cử tri bỏ phiếu cho thuận tiện. Một số cử tri thấy vậy đã phản đối.
Hỏi: Việc làm của tổ bầu cử có vi phạm nguyên tắc bầu cử không ? Vì sao ?
=> Vi phạm nguyên tắc bầu cử. Theo Luật bầu cử quy định bỏ phiếu kín.


Tình huống 2
Ông của B đã già yếu nên không tự đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân được. Ông muốn nhờ bố của B bỏ phiếu giúp có được không?
Theo Điều 69 Luật bầu cử việc bỏ phiếu phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.
Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay.
Trường hợp cử tri không thể tự viết được, cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được hoặc cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật.... thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri.
Tình huống 3
***Quyền ứng cử của công dân
Công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri đều có thể tự ứng cử hoặc được cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội giới thiệu ứng cử ( trừ các trường hợp do luật định không được ứng cử)
Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu kín.

Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
- Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.
- Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.

****Như vậy, ông của bạn do già yếu nếu không đi bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị để ông của bạn nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
nguon VI OLET