Tiểu luận triết học - Nguyễn Thị Quỳnh Linh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

……..............o0o...................

 

C:\Users\User\Desktop\logo.jpg

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

(Đào tạo Cao học)

Đề tài:

Định hướng xử lý tình huống thực tiễn thiếu điều kiện khách quan

trong bài toán: Phát triển Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam sau khi Liên xô và các nước Đông Âu sụp đổ”

 

Họ và tên:  Nguyễn Thị Quỳnh Linh

Lớp:   Cao học Kế toán 22C

    Khóa:                   22 (D2 - 203 lớp buổi tối)

Mã sinh viên: CH220086

 

 

 

 

Hà Nội, tháng 12 năm 2013

 Trang 1


Tiểu luận triết học - Nguyễn Thị Quỳnh Linh

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU

PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

I. QUAN HỆ GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP

1. Khái niệm mặt đối lập

2. Tính thống nhất của các mặt đối lập.

3. Sự đấu tranh của các mặt đối lập.

II. MÂU THUẪN LÀ NGUỒN GỐC CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN

Nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nhận thức sự vật, cũng có nghĩa là nhận thức mâu thuẫn của sự vật, nhận thức được các mặt đối lập cấu thành mâu thuẫn, và do đó biết được nguồn gốc của sự vận động và phát triển của sự vật.

PHẦN II: PHÂN TÍCH ĐỊNH HƯỚNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN THIẾU ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN TRONG BÀI TOÁN PHÁT TRIỂN THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

I. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1. Chủ nghĩa xã hội là gì?

2. Nền tảng phát triển của Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

II. MÂU THUẪN GIỮA HAI LUỒNG TƯ TƯỞNG XHCN-TBCN Ở VIỆT NAM

III. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN

PHẦN 3. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO CON ĐƯỜNG XÃ HỘI

I. KINH TẾ

II. CON NGƯỜI

III. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

IV. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Trang 1


Tiểu luận triết học - Nguyễn Thị Quỳnh Linh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Trang 1


Tiểu luận triết học - Nguyễn Thị Quỳnh Linh

LỜI NÓI ĐẦU

Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Dựa trên những thành tựu khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã tìm thấy nguồn gốc của vận động và phát triển ở mâu thuẫn, ở sự đấu tranh giữa các khuynh hướng, các mặt đối lập tồn tại trong các sự vật và hiện tượng. Mâu thuẫn biện chứng cũng nằm trong quá trình phát triển do các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại, quy định lẫn nhau tạo thành. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy.  

Khi mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản của hai khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau không ngừng phát triển và đi đến sự đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, mâu thuẫn được giải quyết và mâu thuẫn mới hình thành. Sự vật cũ mất đi và sự vật mới ra đời. Các Mác viết: “Cái cấu thành bản chất của sự vận động biện chứng, chính là sự cùng nhau tồn tại của hai mặt mâu thuẫn, sự đấu tranh giữa hai mặt ấy và sự dung hợp giữa hai mặt ấy thành một phạm trù mới”. Khi chúng ta giải quyết một bài toán hay mô hình nào đó nhưng không đủ điều kiện, thiếu điều kiện khách quan thì tất yếu mâu thuẫn sẽ hình thành. Mẫu thuẫn này ngày càng lớn mạnh chỉ được giải quyết có có cái mới xuất hiện, chúng ta có thể thấy rõ điều này khi áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam từ những năm cuối của thập niên 90, phát triển theo định hướng XHCN ở Việt Nam nhất thiết cần có hai điều kiện: Liên minh công nông và sự giúp đỡ của các nước XHCN trên thế giới. Sau khi Liên Xô – Đông Âu sụp đổ thì mất đi một trong hai điều kiện tiên quyết nhất, lúc này hình thành hai xu hướng, hai tư tưởng khác nhau về con đường phát triển, một là phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, hai là đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy hình thành dẫn đễn mâu thuẫn biện chứng trong xã hội, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ xuất hiện các thành phần cản trở chống phá chủ nghĩa xã hội. Vậy, Việt Nam đã phát triển theo định hướng xã hội chủ nghia khi không được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới bằng cách nào?

 Trang 1


Tiểu luận triết học - Nguyễn Thị Quỳnh Linh

Để biết được cách giải quyết mâu thuẫn trong trường hợp này cũng như các tình huống nan giải nói chung trên thực tiễn khi thiếu một hay một vài điều kiện khách quan, trước tiên ta cần nắm rõ được bản chất của các mặt đối lập và mối quan hệ, quy luật vận động giữa chúng. Sau đây chúng ta lần lượt tìm hiểu từ cơ sở lý luận chung đến thực tiễn để giải quyết vấn đề đặt ra trong đề tài “Định hướng xử lý tình huống thực tiễn thiếu điều kiện khách quan trong bài toán: Phát triển Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Trang 1


Tiểu luận triết học - Nguyễn Thị Quỳnh Linh

PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

I. QUAN HỆ GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP

1. Khái niệm mặt đối lập

Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới đều có cấu trúc bao gồm những mặt, những yếu tố, thuộc tính khác nhau và đối lập nhau. Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. 

2. Tính thống nhất của các mặt đối lập. 


Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau, sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, đòi hỏi phải có nhau của các mặt đối lập; sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia 
Sự thống nhất của các mặt đối lập còn được gọi là sự “đồng nhất” của các mặt đối lập, bởi vì các mặt đối lập bao giờ cũng có nhân tố giống nhau. 
Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự "tác động ngang nhau” của chúng. Song, đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển, khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập. 


3. Sự đấu tranh của các mặt đối lập. 


Các mặt đối lập trong mâu thuẫn biện chứng vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó. Tính đa dạng của hình thức đấu tranh của các mặt đối lập tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập, của mối liên hệ qua lại giữa chúng, vào điều kiện trong đó diễn ra cuộc đấu tranh của các mặt đối lập. Sự thủ tiêu lẫn nhau của các mặt đối lập chỉ là một trong những hình thức đấu tranh của các mặt đối lập. Sự thống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, tương đối, sự đấu tranh của các mặt đối lập, cũng như sự phát triển sự vận động là tuyệt đối. 

 Trang 1


Tiểu luận triết học - Nguyễn Thị Quỳnh Linh

 


II. MÂU THUẪN LÀ NGUỒN GỐC CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN

Mâu thuẩn là sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau của các mặt đối lập bên trong một sự vật, một hiện tượng. Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau.

V.I. Lênin nhấn mạnh: “ Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối 
lập”. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (gọi tắt là quy luật mâu 
thuẫn) vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển.

Sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn đến sự chuyển hóa của các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn) là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển. Nếu không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh giữa chúng. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Khi mâu thuẫn đã được giải quyết thì sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời lại bao hàm mâu thuẫn mới, mâu thuẫn mới lại được triển khai, phát triển và lại được giải quyết làm cho sự vật mới luôn luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ. Nếu mâu thuẫn không được giải quyết (các mặt đối lập không chuyển hóa) thì không có sự phát triển.

Tuy nhiên không phải bất kì sự đấu tranh nào của các mặt đối lập đều dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng. Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một trình độ nhất định, hội tụ đủ các điều kiện cần thiết mới dẫn đến sự chuyển hóa, bài trừ và phủ định lẫn nhau. Chuyển hóa các mặt đối lập chính là lúc mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời.

Như vậy, đấu tranh đưa đến sự chuyển hóa làm các mặt đối lập thay đổi dẫn đến sự vận động. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc động lực của sự vận động, xuyên

 Trang 1


Tiểu luận triết học - Nguyễn Thị Quỳnh Linh

qua quá trình vận động mà thể hiện xu hướng tiến lên.  Có thể khẳng định đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc và động lực của sự phát triển.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN


Nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nhận thức sự vật, cũng có nghĩa là nhận thức mâu thuẫn của sự vật, nhận thức được các mặt đối lập cấu thành mâu thuẫn, và do đó biết được nguồn gốc của sự vận động và phát triển của sự vật. 

Hồ Chí Minh từng nói “Khi việc gì có mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải quyết tức là có vấn đề. Khi đã có vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái gốc của mâu thuẫn là vấn đề gì. Phải điều tra, phải nghiên cứu các mâu thuẫn đó. Phải phân tách rõ ràng và có hệ thống, phải biết rõ cái nào là mâu thuẫn chính, cái nào là mâu thuẫn phụ. Phải đề ra cách giải quyết”. Như vậy, khi phân tích mâu thuẫn, phải tìm hiểu thật kỹ càng, phải xem xét toàn diện các mặt đối lập; theo dõi quá trình phát sinh, phát triển của các mặt đó; nghiên cứu sự đấu tranh của chúng qua từng giai đoạn; tìm hiểu những điều kiện cần cho sự biến đổi, đánh giá đúng vai trò của từng mặt và của cả mâu thuẫn, xem mâu thuẫn đó có gì giống và khác các mâu thuẫn khác. 
Hoạt động thực tiễn là nhằm giải quyết mâu thuẫn tạo ra sự biến đổi của sự vật. Dó đó, phải xác định đúng trạng thái chín muồi của mâu thuẫn; tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng có khả năng giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn được giải  quyết bằng con đường đấu tranh của các mặt đối lập. Đối với mâu thuẫn khác nhau có phương pháp giải quyết khác nhau và đặc thù đối với dưới trường hợp cụ thể. Như ở đề tài này, chúng ta sẽ áp dụng phương pháp luận biện chứng để giải quyết mẫu thuẫn trong trường hợp: Định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ.

 

 

 Trang 1


Tiểu luận triết học - Nguyễn Thị Quỳnh Linh

PHẦN II: PHÂN TÍCH ĐỊNH HƯỚNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN THIẾU ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN TRONG BÀI TOÁN PHÁT TRIỂN THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

I. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1. Chủ nghĩa xã hội là gì?

          Như chúng ta biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác - Lênin trong thời đại ngày nay.

Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử

Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: "Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa". Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa đang trong giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: "Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh".

 

2. Nền tảng phát triển của Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Theo Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, muốn phát triển theo con đường Xã hội Chủ nghĩa thì cần có hai điều kiện cơ bản, tiên quyết là liên minh công-nông (chưa trải qua công nghiệp hóa) và sự giúp đỡ của các nước Xã hội Chủ nghĩa ở điều kiện phát triển hơn.

Đối với Việt Nam, liên minh công nông là nền tảng của cách mạng, là sản phẩm của một quá trình tổ chức có kế hoạch và lâu dài. Tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định vai trò vô

 Trang 1


Tiểu luận triết học - Nguyễn Thị Quỳnh Linh

cùng quan trọng của lien minh công nông. Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở: Liên minh công nông là tiêu chí, là mục đích lâu dài của cách mạng. Khi chưa có chính quyền, liên minh công nông là động lực của cách mạng, khi đã có chính quyền liên minh công nông là điều kiện để thực hiện quá trình đổi mới. Tất nhiên, liên minh công nông là điều kiện cần của quá trình đổi mới – muốn có được thắng lợi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải có vai trò của Đảng, sự đóng góp đắc lực của đội ngũ trí thức, …

Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển. Hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn; nhưng đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế tiếp tục diễn ra phức tạp. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á phát triển năng động, nhưng cũng tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định. Tình hình đó tạo thời cơ phát triển, đồng thời đặt ra những thách thức gay gắt, nhất là đối với những nước đang và kém phát triển.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã đạt những thành tựu to lớn về nhiều mặt, từng là chỗ dựa cho phong trào hoà bình và cách mạng thế giới, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dưới nhiều hình thức: lương thực, vũ khí, quân trang, ruân dụng…Trong thời kỳ hòa bình, Liên Xô vừa viện trợ vừa giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng (nhà máy thủy điện, công trình giao thông…), đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ… đây chính là điều kiện căn bản để phát triển kinh tế và nâng cao trình độ văn hóa, đời sống của người dân Việt Nam thời bấy giờ.

 Trang 1


Tiểu luận triết học - Nguyễn Thị Quỳnh Linh

Từ những lập luận nêu trên, ta nhận thấy rằng Việt Nam phát triển lên Chủ nghĩa xã hội cần có liên minh công nông dựa trên sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp công nhân – Đảng Cộng Sản Việt Nam và sự giúp đã của Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa phát triển trên thế giới

 

II. MÂU THUẪN GIỮA HAI LUỒNG TƯ TƯỞNG XHCN-TBCN Ở VIỆT NAM

Chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Tuy nhiên, nó không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Khủng hoảng kinh tế - tài chính, tiếp đến là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế - xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính chất phản tiến bộ, phản nhân văn và không bền vững cả về kinh tế, xã hội và sinh thái của nó; như Mác đã từng nói, chủ nghĩa tư bản đang huỷ hoại chính ngay những nhân tố làm nên sự giàu có của nó là lao động và tài nguyên. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa.

Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, chứ không phải cạnh

 Trang 1

nguon VI OLET